Liên thông đại học Dược cần những gì

Liên thông từ Cao đẳng lên Đại học không còn xa lạ trong hệ thống giáo dục hiện nay. Chắc chắn bạn sẽ thắc mắc bộ hồ sơ liên thông đại học gồm những giấy tờ gì?

Trong bài viết này, Đào Tạo Liên Tục Gangwhoo sẽ giải đáp chủ đề hồ sơ liên thông Đại học cần những gì và hướng dẫn làm hồ sơ liên thông đại học.

Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho những bạn đang có nguyện vọng thi liên thông từ Cao đẳng lên Đại học.

Liên thông từ Cao đẳng lên Đại học là một hình thức đào tạo khá phổ biến trong hệ thống giáo dục đã được Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thực hiện tại một số trường Đại học.

Theo định nghĩa tại Khoản 1, Điều 1 Quyết định số 49/2002/QĐ-BGDĐT. Đào tạo liên thông là:

Quá trình đào tạo cho phép công nhận và chuyển đổi kết quả học tập và rèn luyện của người học từ một trình độ này tới một hay một số trình độ khác hoặc trong các ngành khác nhau của cùng một trình độ thuộc hệ thống giáo dục và đào tạo.

Có 3 hình thức đào tạo liên thông là:

  • Liên thông từ Trung cấp lên Đại học.
  • Liên thông từ Cao đẳng lên Đại học.
  • Liên thông trái ngành.
Bộ hồ sơ liên thông Đại học gồm những gì

Bộ hồ sơ đăng ký liên thông đại học gồm những loại giấy tờ gì còn tùy thuộc vào quy định của từng trường Đại học.

Tuy nhiên, nhìn chung, bộ hồ sơ liên thông Đại học sẽ bao gồm những loại giấy tờ bắt buộc sau:

  • Phiếu đăng ký theo mẫu của trường đăng ký đào tạo liên thông.
  • Bằng tốt nghiệp và bảng điểm hệ trung cấp, cao đẳng [bản sao hoặc bản photo copy có dấu xác nhận của phòng công chứng hoặc chính quyền địa phương].
  • Sơ yếu lí lịch từ thuật có dấu và xác nhận của chủ tịch UBND xã phường nơi đang sinh sống.
  • 2 bản sao học bạ THPT.
  • 2 bản sao bằng tốt nghiệp THPT.
  • 4 ảnh 4 x 6 ghi rõ tên và ngày tháng năm sinh ở mặt sau.
  • 2 bản sao chứng minh nhân dân [CMND] hoặc căn cước công dân [CCCD].
  • 2 bản sao sổ hộ khẩu.

[*] Số lượng hồ sơ liên thông Đại học cần nộp: 1 bộ hồ sơ

Dưới đây, mời bạn tham khảo một số mẫu hồ sơ đăng ký liên thông Đại học của một số trường Đại học khác nhau:

Mẫu hồ sơ thi liên thông đại học Y dược:

  • Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp, bản sao bảng điểm Cao đẳng.
  • Bản sao giấy khai sinh.
  • 04 ảnh 3×4, mặt sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh.
  • Chứng chỉ hành nghề Dược.
  • Bản sao bằng, học bạ THPT photo công chứng

Mẫu hồ sơ thi liên thông đại học Sư phạm:

  • Hồ sơ theo mẫu Hồ sơ liên thông Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh phát hành [bán ở phòng tuyển sinh]
  • 02 Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp Trung Cấp hoặc Cao Đẳng
  • 02 Bản sao công chứng bảng điểm
  • 02 Bản sao CMND công chứng
  • 08 ảnh mẫu 4×6 hoặc 3×4 [ảnh mới chụp, cùng kiểu với ảnh dán trong phiếu dự tuyển], mặt sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh

Tham khảo mẫu hồ sơ thi liên thông đại học khác:

Mẫu hồ sơ thi liên thông đại học Kinh tế

Xem hồ sơ liên thông đại học đầy đủ: TẠI ĐÂY

Mẫu hồ sơ thi liên thông đại học Lạc Hồng

Xem hồ sơ liên thông đại học đầy đủ: TẠI ĐÂY

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……., ngày … tháng … năm 20…

ĐƠN XIN DỰ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 20………

[LIÊN THÔNG TỪ CAO ĐẲNG]

Kính gửi: Trường Đại học …….

Họ và tên: …… Dân tộc: ….

Ngày sinh: …….. Nam [Nữ] …….

Nơi sinh: …….

Quê quán: ……..

Ngày vào Đảng cộng sản Việt Nam ngày ……… chính thức ………..

Địa chỉ cơ quan công tác hiện nay: …..

Điện thoại: Nhà riêng: …….. Di động: …….

Cơ quan: ………

Chuyên ngành tốt nghiệp cao đẳng: ……..

Nơi tốt nghiệp: ………..

Ngành đăng ký dự thi: ……….

Hình thức đào tạo: ……….

Chuyên ngành tốt nghiệp trung cấp: ……..

Nơi tốt nghiệp: ……..

Năm cấp chứng chỉ đào tạo Bổ túc ngành dự thi: ……..

Nơi cấp chứng chỉ: ……….

Vào biên chế nhà nước ngày tháng năm ……

Ký hợp đồng dài hạn ngày tháng năm …….

Khi cần báo tin cho: ………….

Tôi xin đảm bảo những điều ghi trong đơn là đúng sự thật, tự nguyện đăng ký dự thi tuyển sinh đại học liên thông hệ vừa làm vừa học và cam kết thực hiện đúng quy chế đào tạo của nhà nước và Bộ Giáo Dục & Đào tạo, các quy định của nhà trường sau khi được công nhận trúng tuyển.

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN

Người dự tuyển

[Ký tên và ghi rõ họ tên]

– Phần kính gửi: ghi rõ tên trường Đại học bạn muốn đăng ký đào tạo liên thông.

– Ghi rõ thông tin cá nhân của người làm đơn gồm các thông tin:

  • Họ và tên
  • Dân tộc
  • Ngày tháng năm sinh
  • Giới tính
  • Nơi sinh
  • Quê quán
  • Ngày vào Đảng [nếu có]
  • Địa chỉ cơ quan đang làm việc [nếu có]
  • Số điện nhà riêng và di động
  • Chuyên ngành tốt nghiệp
  • Trường tốt nghiệp
  • Năm cấp và nơi cấp chứng chỉ đào tạo Bổ túc ngành dự thi liên thông Đại học.
  • Và một vài thông tin khác.

[*] Lưu ý: Người làm đơn phải đảm bảo những điều ghi trong đơn là đúng sự thật, tự nguyện đăng ký dự thi tuyển sinh đại học liên thông hệ vừa làm vừa học và cam kết thực hiện đúng quy chế đào tạo của nhà nước và Bộ Giáo Dục & Đào tạo, các quy định của nhà trường sau khi được công nhận trúng tuyển.

– Cuối cùng, ký tên và ghi rõ họ tên của người làm đơn [thí sinh dự thi].

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 1, uyết định số 49/2002/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều kiện để đăng ký xét tuyển hồ sơ liên thông bao gồm:

  • Những người đã tốt nghiệp hệ chính quy các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp và cao đẳng có nhu cầu học tập nâng cao.
  • Những người đã tốt nghiệp những khoá đào tạo chính quy tại nước ngoài với trình độ tương đương dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng của Việt Nam và phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo thừa nhận.

Trên đây, Đào Tạo Liên Tục Gangwhoo đã cung cấp những thông tin có liên quan đến bộ Hồ sơ liên thông Đại học. Đồng thời cũng hướng dẫn cách ghi hồ sơ liên thông Đại học đúng chuẩn. Mong rằng thông tin cung cấp đã giúp bạn trong quá trình chuẩn bị hồ sơ liên thông đại học.

Liên thông đại học là một hình thức học nâng cao trình độ, dành cho những người đã tốt nghiệp hệ trung cấp chuyên nghiệp hoặc cao đẳng. Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, người học sẽ được cấp bằng đại học.

Liên thông đại học sẽ giúp bồi dưỡng thêm kiến thức, trao dồi thêm kỹ năng mà bậc học trước đó chưa được đào tạo, nhằm đáp ứng được yêu cầu công việc như mở rộng cơ hội thăng tiến cho nhiều người.
 

2. Cần điều kiện gì để học liên thông?

Theo Điều 4 Quyết định 18/2017/QĐ-TTg, người tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng có thể học tiếp các chương trình đào tạo trình độ đại học theo hướng chuyên môn phù hợp, hoặc theo hướng chuyên môn khác nếu đáp ứng được các điều kiện của chương trình đào tạo.

Trong đó, người dự tuyển liên thông phải bảo đảm các điều kiện theo quy định hiện hành về tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và có một trong các văn bằng dưới đây:

- Bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng do các cơ sở đào tạo trong nước cấp.

Người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng do các cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Đối với đào tạo liên thông khối ngành sức khỏe, người đăng ký dự tuyển phải có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng khối ngành sức khỏe.

Người có bằng tốt nghiệp Y sĩ được đăng ký dự tuyển liên thông lên trình độ đại học các ngành Y đa khoa, Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Răng Hàm Mặt; người có bằng trung cấp Dược hoặc cao đẳng Dược đăng ký dự tuyển liên thông lên trình độ đại học ngành Dược.

3. Có những phương thức tuyển sinh liên thông đại học nào?

Hiện nay, có 02 phương thức để các trường đại học lựa chọn tuyển sinh liên thông đó là: Thi tuyển và Xét tuyển.+ Đối với phương thức thi tuyển: Thí sinh sẽ nộp hồ sơ đăng ký dự thi liên thông tại Văn phòng tuyển sinh, khi số lượng hồ sơ đủ nhà trường sẽ tổ chức kỳ thi tuyển.

Thông thường, thí sinh đã tốt nghiệp hệ Trung cấp thì sẽ phải thi 03 môn gồm: 02 môn cơ bản + 01 môn cơ sở ngành. Thí sinh đã tốt nghiệp hệ Cao đẳng thì sẽ thi 02 môn gồm: Môn cơ sở ngành và môn kiến thức ngành.

+ Đối với phương thức xét tuyển: Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi [có bảng điểm và bản sao bằng tốt nghiệp Cao đẳng hoặc Trung cấp] tại phòng tuyển sinh. Căn cứ vào kết quả học tập của thí sinh nhà trường sẽ thông báo kết quả xét tuyển cho thí sinh.

Hiện nay, không có quy định cụ thể về thời gian học liên thông. Tuỳ vào chương trình đào tạo mà mỗi trường sẽ có thời gian học liên thông khác nhau. Trung bình thường rơi vào từ 1,5 - 03 năm.

5. Sau khi học xong liên thông sẽ được cấp bằng gì?

Sau khi hoàn thành chương trình học liên thông, người học có thể được cấp 01 trong 03 loại bằng cấp đó là : Bằng chính quy [giống với thí sinh học đại học chính quy] hoặc Bằng vừa làm vừa học [Tại chức, dùng cho những người vừa làm vừa học] hoặc Bằng đào tạo từ xa [dành cho những người trực tuyến].

6. Học liên thông đại học ở đâu?

6.1. Các trường phía Bắc

- Đại học Mỏ-Địa Chất đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học các ngành Kỹ thuật Mỏ, Kỹ thuật Địa chất, Kỹ thuật Trắc Địa, Công nghệ kỹ thuật Điện, Công nghệ Tự động.

- Đại học Công Đoàn liên thông từ trung cấp lên đại học ngành Kế toán và Tài chính Ngân hàng.

- Đại học Xây dựng có ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng liên thông từ cao đẳng lên đại học.

- Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội liên thông từ cao đẳng lên đại học các ngành Quản trị Kinh doanh, Kế toán, Tin học ứng dụng.

- Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Tây liên thông từ cao đẳng lên đại học ngành Giáo dục thể chất.

- Viện đại học mở Hà Nội được đào tạo liên thông ngành Kế toán và Quản trị kinh doanh từ trung cấp lên đại học.

- Học viện Ngân hàng liên thông từ bậc cao đẳng lên đại học ngành Tài chính – Ngân hàng.

- Đại học Hồng Đức liên thông lên đại học ngành Giáo dục Mầm non.

Đại học Lao động Xã hội đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học ở các ngành Công tác Xã hội, Kế toán, Quản trị nhân lực.

- Đại học Công nghiệp Hà Nội:

+ Liên thông từ trung cấp lên đại học ở các ngành Kế toán, Công nghệ kỹ thuật điện tử, kỹ thuật Điện, Khoa học máy tính, Công nghệ kỹ thuật Cơ khí.

+ Liên thông cao đẳng lên đại học ở các ngành Khoa học máy tính, Công nghệ kỹ thuật Ô tô, Công nghệ kỹ thuật Hóa học, Công nghệ kỹ thuật Cơ khí, Kế toán, Công nghệ kỹ thuật Điện tử và Công nghệ kỹ thuật Điện.

6.2. Các trường phía Nam

- Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo liên thông cao đẳng lên đại học ngành Văn hóa học và Thư viện thông tin học.

- Đại học Khoa học Nhân Văn [Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh]: Đào tạo liên thông cao đẳng lên đại học ngành Ngữ văn Anh văn.

- Đại học Hoa sen: Đào tạo liên thông cao đẳng lên đại học ngành Kế toán, Quản trị KD và Công nghệ thông tin.

- Đại học Hồng Bàng liên thông từ trung cấp lên đại học các ngành Kế toán, Tin học ứng dụng, Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, Mỹ thuật công nghiệp.

- Đại học dân lập Lạc Hồng đào tạo liên thông trung cấp, cao đẳng lên đại học các ngành Kế toán, Tin học ứng dụng.

- Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh tuyển sinh và đào tạo liên thông khối K các ngành: Kỹ thuật điện-điện tử, Điện khí hóa và cung cấp điện, Cơ khí chế tạo máy, Cơ khí động lực, Công nghệ cắt may, công nghệ Nhiệt - Điện lạnh.

Và các trường đại học khác ở các tỉnh phía Nam cũng có chương trình đào tạo liên thông như: Đại học Thủy sản Khánh Hòa, đại học Cần Thơ, đại học Đà Nẵng… với rất nhiều ngành học.

Trên đây là các thông tin liên quan đến liên thông đại học là gì? Nếu có thắc mắc khác, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192  để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

>> Có thể bạn chưa biết: Đại học và trường đại học khác nhau!

Video liên quan

Chủ Đề