Gio lam viec trung tâm hành chính công bình định năm 2024

Bình Định là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Tỉnh lỵ của Bình Định là thành phố cảng Quy Nhơn nằm cách thủ đô Hà Nội 1.070 km về phía nam, cách thành phố Đà Nẵng 323 km về phía nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 652 km về phía bắc theo đường Quốc lộ 1A. Tại Bình Định các cơ quan hành chính Nhà nước luôn được người dân quan tâm tìm kiếm trong đó nhiều độc giả hiện chưa nắm được các thông tin về giờ làm việc, địa chỉ, số điện thoại trung tâm hành chính công tỉnh Bình Định.

Giờ làm việc, địa chỉ, số điện thoại trung tâm hành chính công tỉnh Bình Định

Hiện giờ làm việc, địa chỉ, số điện thoại trung tâm hành chính công tỉnh Bình Định đã được quy định rất rõ ràng.

Trung tâm hành chính công tỉnh Bình Định là một cơ quan nhà nước, hoạt động theo chế độ theo quy định và có thời gian làm việc theo giờ hành chính. Thời gian làm việc cụ thể từ thứ hai đến thứ sáu như sau:

+ Buổi sáng từ 08h00 – 12h00

+ Buổi chiều từ 13h30 – 17h00.

Trụ sở làm việc của trung tâm hành chính công tỉnh Bình Định tại số 127 đường Hai Bà Trưng, phường Trần Phú, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định; Địa chỉ email: ttpvhcc@binhdinh.gov.vn.

Số điện thoại liên hệ là 0256.3811544

Các dịch vụ công tại hành chính Bình Định

Theo Nghị định số 43/2011/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định 44/2019/QĐ-UBND Quy chế quản lý Cổng dịch vụ công trực tuyến Bình Định được UBND tỉnh ban hành ngày 23/08/2019 thì dịch vụ công trực tuyến tại Bình Dương thường sẽ ở các mức độ như sau

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: là dịch vụ bảo đảm cung cấp đầy đủ các thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản có liên quan quy định về thủ tục hành chính đó.

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán phí, lệ phí [nếu có] và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ hoặc qua dịch vụ bưu chính.

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán phí, lệ phí [nếu có] được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.

Chức năng của trung tâm hành chính công tỉnh Bình Định

Trung tâm hành chính công thực hiện chức năng hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết hoặc chuyển hồ sơ giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính và theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị đối với tổ chức, cá nhân tại Trung tâm; Trung tâm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC.

Theo thông tin chúng tôi tìm hiểu thì đến tháng 5/2022 trung tâm hành chính công tỉnh Bình Định đã tiếp nhận 197.143 hồ sơ trong đó số hồ sơ đã giải quyết 194.542 hồ sơ.

Cơ cấu tổ chức trung tâm hành chính công Bình Định

Hiện nay tại trung tâm hành chính công Bình Định có cơ cấu tổ chức gồm bộ phận hoạt động dịch vụ và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ trung tâm hành chính công Bình Định. Cụ thể:

Bộ phận hoạt động dịch vụ của trung tâm hành chính công Bình Định do Giám đốc Trung tâm quyết định [nếu có] trực thuộc Phòng Tiếp nhận và Giải quyết thủ tục hành chính.

Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ trung tâm hành chính công Bình Định gồm có: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp; Phòng Hành chính – Quản trị; Phòng Kiểm tra – Giám sát; Phòng Tiếp nhận và Giải quyết thủ tục hành chính;

Giám đốc trung tâm hành chính công Bình Định có trách nhiệm ban hành Quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng trực thuộc và mối liên hệ công tác giữa các phòng chuyên môn trực thuộc Trung tâm.

Trên đây là tư vấn của Luật Hoàng Phi về vấn Giờ làm việc, địa chỉ, số điện thoại trung tâm hành chính công tỉnh Bình Định. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Giờ hành chính là thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan hành chính Nhà nước cũng như doanh nghiệp.

Tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc như sau:

“Điều 105. Thời giờ làm việc bình thường

1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.”

Theo cách hiểu hiện nay thì giờ hành chính được tính 08 giờ/ngày. Giờ hành chính này sẽ không kể thời gian nghỉ trưa.

Thông thường, giờ hành chính trong các cơ quan, doanh nghiệp thường chia thành 2 buổi sáng, chiều:

- Buổi sáng: Bắt đầu từ 7 giờ 30 đến 12 giờ.

- Buổi chiều: bắt đầu từ 13 giờ 30 đến 17 giờ.

- Trong một tuần, thời gian làm việc thường kéo dài từ thứ Hai đến thứ Sáu và nghỉ vào 2 ngày cuối tuần [hoặc làm việc đến thứ bảy và nghỉ ngày chủ nhật].

Tuy nhiên, giờ hành chính áp dụng với từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sẽ có sự chênh lệch khác nhau hoặc chênh lệch theo mùa nhưng đảm bảo tối đa 8 giờ/ngày.

2. Quy định về giờ hành chính nhà nước

Nhìn chung, giờ hành chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước cũng tương tự giờ làm việc với đa phần các doanh nghiệp là tối đa 08 tiếng/ngày. Tuy nhiên, các cơ quan nhà nước có khung giờ làm việc cố định riêng.

Đơn cử tại TPHCM, quy định về giờ hành chính nhà nước được đề cập tại Quyết định 67/2017/QĐ-UBND, cụ thể:

- Giờ hành chính nhà nước buổi sáng bắt đầu từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.

- Giờ hành chính nhà nước buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.

Giờ làm việc hành chính này có thể điều chỉnh phù hợp với đặc thù, yêu cầu công tác của từng cơ quan, đơn vị và theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố nhưng phải đảm bảo đủ 08 giờ làm việc/01 ngày làm việc.

Lưu ý: Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ tình hình thực tế bố trí thời gian làm việc phù hợp, đảm bảo đúng quy định của Bộ Luật Lao động.

Đối với cơ quan, đơn vị được quy định phải tổ chức làm việc buổi sáng ngày thứ bảy hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo Quyết định 32/2010/QĐ-UBND thì giờ hành chính nhà nước bắt đầu từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.

3. Thời gian làm thêm giờ ngoài giờ hành chính

Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường [giờ hành chính] theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

Số giờ làm thêm với người lao động năm 2023 thực hiện theo Điều 107 Bộ luật Lao động 2019.

Trong đó, số giờ làm thêm với người lao động không quá 40 giờ/tháng và không quá 200 giờ/năm [trừ một số trường hợp được làm thêm không quá 300 giờ năm].

\>>Xem thêm: Quy định làm thêm giờ theo luật lao động mới nhất

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Chủ Đề