Giới thiếu sách Sự tích quả dưa hấu

Từ ngày còn nhỏ, mỗi người chúng ta đều được nghe, được học cũng câu chuyện cổ tích. Và sự tích quả dưa hấu để lại dấu ấn sâu đậm nhất với mỗi lứa học sinh bởi những ý nghĩa ẩn sâu trong đó. Câu chuyện kể về sự cố gắng không ngừng của chàng hoàng tử Mai An Tiêm để vượt qua được khó khăn và xây dựng cuộc sống gia đình đầy đủ và ấm no. Bài học về sự cố gắng thông qua câu chuyện được thể hiện đơn giản nhưng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả.

Tóm tắt câu chuyện sự tích quả dưa hấu

Trước khi tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của sự tích, hãy cùng theo dõi tóm tắt ngắn gọn câu chuyện về chàng trai Mai An Tiêm đầy nghị lực. Chàng hoàng tử đó đã là động lực, là nguồn gốc tạo lên những thế hệ người Việt cần cù, vượt lên trên hoàn cảnh để phát triển và sinh tồn.

Hoàng tử Mai An Tiêm là người con được vua Hùng thứ 18 hết mực yêu thương. Chàng hội tủ đầy đủ những đức tính tốt đẹp của con người: thông minh và rất mực chăm chỉ, giàu lòng yêu thương. Tuy nhiên chàng lại khá chính trực, không thích xu nịnh.

Trong một buổi yến tiệc, nhà vua cho ban thưởng của ngon vật lạ cho Mai An Tiêm nhưng chàng không nhận mà đáp lại rằng “ Của biếu là của lo, của cho là của nợ”. Câu nói của chàng đã khiến vua cha rất giận và ra lệnh đày người con mà ông yêu thương ra đảo hoang. Chàng ra đi mà không được mang theo bất cứ thứ gì ngoài con dao cùn. 

Sự tích dưa hấu - câu chuyện gắn liền với tuổi thơ mỗi người Việt

Cuộc sống trên đảo của vợ chồng hoàng tử rất vất vả nhưng vẫn tràn đầy tình yêu thương và tinh thần lạc quan. Một ngày nọ, chàng đem trồng những hạt giống do đàn chim để lại với niềm hy vọng tràn đầy. Trong tình cảnh khó khăn như vậy, vườn cây lạ chính là hy vọng, là tương lai của cả gia đình.

Sau vài tháng chăm sóc, một thức quả ngọt ngào mọng nước là sự đền đáp cho sự chăm chỉ và công sức của vợ chồng Mai An Tiêm. Chàng đặt tên cho thức quả là dưa hấu và đổi lấy gạo và muối cho cả gia đình.

Vua cha rất ngạc nhiên về tinh thần của con mình và hạ lệnh cho chàng trở về. Mai An Tiêm đem những hạt giống về đất liền và chỉ dạy muôn dân cách trồng. Từ đó, dưa hấu trở thành loại quả không thể thiếu trong những ngày lễ Tết của dân tộc với ý nghĩa của sự chăm chỉ, vượt lên số phận.

Sự tích quả dưa hấu với nhân vật đơn giản và tình tiết dễ hiểu nhưng lại mang đến thông điệp sâu sắc với mỗi người. Là một chàng hoàng tử được vua cha rất yêu thương nhưng khi đối diện với nghịch cảnh Mai An Tiêm thể hiện được tinh thần chăm chỉ và cần cù. 

Mai An Tiêm vượt lên nghịch cảnh với sự cố gắng không ngừng

Sự cố gắng của chàng trước nhất thể hiện trong việc trồng và chăm sóc thức quả lạ. Khi nhìn thấy đàn chim đang ăn một loại quả lạ, chàng đã ngồi chờ đợi đến khi chim bay đi để tích cóp những hạt giống đầu tiên. Việc làm này lặp đi lặp lại qua nhiều ngày cho đến khi vườn cây đã được phủ xanh.

Trên đảo hoang thiếu thốn mọi thứ, Mai An Tiêm và vợ chăm chỉ vườn quả lạ với sự lạc quan và cố gắng không ngừng. Và đền đáp lại sự kiên trì ấy là thức quả thơm ngon mọng nước mang tên dưa hấu. Mai An Tiêm cố gắng thay đổi và cải thiện cuộc sống khi tìm cách trao đổi dưa hấu với thương nhân để đổi lấy những thực phẩm cần thiết. 

Thông điệp về sự cố gắng được thể hiện đầy tinh tế và ý nghĩa qua sự tích

Câu chuyện về sự coi trọng nguồn gốc, gia đình từ Mai An Tiêm

Không dừng lại ở việc có cuộc sống tốt hơn trên đảo, Mai An Tiêm cũng không ngừng tìm kiếm cơ hội trở lại đất liền dù là mong manh. Nỗi nhớ quê hương, mong muốn giúp dân nghèo có thêm trái ngọt chàng đã ra sức tìm mọi cách để được trở về. 

Chàng cố gắng thả những quả dưa hấu khắc tên mình với hy vọng vua cha một ngày có thể thấy được và cho phép chàng quay về. Cuối cùng, sự cố gắng ấy đã được đền đáp khi vua cha rất cảm động về tinh thần không chịu khuất phục của chàng hoàng tử.

Chàng không những không giận vua cha mà luôn một lòng hướng về nơi ấy. Điều này cho thấy ý nghĩa của sự hiếu nghĩa mà mỗi người con Việt nên có trong cuộc sống. Dù bạn có ra sao, cha mẹ vẫn luôn là điều thiêng liêng, sự trân trọng bạn nhất định phải hướng đến.

Có thể thấy, sự tích quả dưa hấu ẩn tàng bài học về sự cố gắng không ngừng và mang tới thông điệp dù trong hoàn cảnh khó khăn đến mấy, chỉ cần không ngừng nỗ lực thì điều tốt đẹp rồi sẽ đến. Không những vậy, sự tích quả dưa hấu còn mang đến cho bạn đọc nhiều hơn thế với những chi tiết chuyện đầy tinh tế. Câu nói “ Của biếu là của lo, của cho là của nợ” thể hiện được sự thành thực của Mai An Tiêm dù rằng đã làm phật lòng vua cha. Thời gian và sự cố gắng của chàng đã khiến vua Hùng hiểu được dụng ý thực sự của người con thông minh. Hành động mang hạt giống và dạy người dân cách trồng và chăm sóc dưa hấu mang ý nghĩa về sự sẻ chia và bao dung.

Sự tích quả dưa hấu và những bài học đắt giá

Không phải ngẫu nhiên mà sự tích quả dưa hấu xuất hiện trong lời kể của các bà các mẹ, trong cuốn sách giáo khoa với sự giảng giải tận tình của thầy cô. Ẩn tàng trong đó là những bài học đúc kết đầy tâm huyết của cha ông. Những thông điệp ấy thể hiện được truyền thống tốt đẹp và lâu đời của dân tộc Việt Nam. Mai An Tiêm đã gieo vào tâm trí chúng ta những hạt giống tốt đẹp về bài học làm người đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Thế hệ trẻ cần không ngừng cố gắng để duy trì và phát huy những truyền thống, những giá trị tốt đẹp của cha ông đi trước.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Ngày xưa, Vua Hùng Vương thứ 18 có nuôi một đứa trẻ thông minh khôi ngô, đặt tên là Mai Yển, hiệu là An Tiêm.


Lớn lên, vua cưới vợ cho An Tiêm, và tin dùng ở triều đình. Cậy nhờ ơn Vua cha, nhưng An Tiêm lại kiêu căng cho rằng tự sức mình tài giỏi mới gây dựng được sự nghiệp, chứ chẳng nhờ ai. Lời nói này đến tai vua, vua cho An Tiêm là kẻ kiêu bạc vô ơn, bèn đày An Tiêm cùng vợ con ra một hòn đảo xa, ở ngoài biển Nga Sơn [Thanh Hoá, Bắc Việt].


Người vợ là nàng Ba lo sợ sẽ phải chết ở ngoài cù lao cô quạnh, nhưng An Tiêm thì bình thản nói: "Trời đã sinh ra ta, sống chết là ở Trời và ở ta, việc gì phải lo".



Hai vợ chồng An Tiêm cùng đứa con đã sống hiu quạnh ở một bãi cát, trên hoang đảo. Họ ra sức khai khẩn, trồng trọt để kiếm sống. Một ngày kia, vào mùa hạ, có một con chim lạ từ phương tây bay đến đậu trên một gò cát. Chim nhả mấy hạt gì xuống đất. Được ít lâu, thì hạt nẩy mầm, mọc dây lá cây lan rộng.


Cây nở hoa, kết thành trái to. Rất nhiều trái vỏ xanh, ruột đỏ. An Tiêm bảo vợ: "Giống cây này tự nhiên không trồng mà có tức là vật của Trời nuôi ta đó". Rồi An Tiêm hái nếm thử, thấy vỏ xanh, ruột đỏ, hột đen, mùi vị thơm và ngon ngọt, mát dịu. An Tiêm bèn lấy hột gieo trồng khắp nơi, sau đó mọc lan ra rất nhiều.


Một ngày kia, có một chiếc tàu bị bão dạt vào cù lao. Mọi người lên bãi cát, thấy có nhiều quả lạ, ngon. Họ đua nhau đổi thực phẩm cho gia đình An Tiêm. Rồi từ đó, tiếng đồn đi là có một giống dưa rất ngon ở trên đảo. Các tàu buôn tấp nập ghé đến đổi chác đủ thứ vật dụng và thực phẩm cho gia đình An Tiêm. Nhờ đó mà gia đình bé nhỏ của An Tiêm trở nên đầy đủ, cuộc sống phong lưu.


Vì chim đã mang hột dưa đến từ phương Tây, nên An Tiêm đặt tên cho thứ trái cây này là Tây Qua. Người Tàu ăn thấy ngon, khen là "hẩu", nên về sau người ta gọi trại đi là Dưa Hấu.


Ít lâu sau, vua sai người ra cù lao ngoài biển Nga Sơn dò xét xem gia đình An Tiêm ra làm sao, sống hay chết. Sứ thần về kể lại cảnh sống sung túc và nhàn nhã của vợ chồng An Tiêm, nhà vua ngẫm nghĩ thấy thầm phục đứa con nuôi, bèn cho triệu An Tiêm về phục lại chức vị cũ trong triều đình.


An Tiêm đem về dâng cho vua giống dưa hấu mà mình may mắn có được. Rồi phân phát hột dưa cho dân chúng trồng ở những chỗ đất cát, làm giàu thêm cho xứ Việt một thứ trái cây danh tiếng. Hòn đảo mà An Tiêm ở, được gọi là Châu An Tiêm.

Video liên quan

Chủ Đề