Hạ đường huyết là bị bệnh gì năm 2024

Hạ đường huyết là vấn đề thường gặp trên bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị. Hạ đường huyết có thể dẫn tới hôn mê và để lại hậu quả nặng nề, thâm chí tử vong. Tuy nhiên nếu được cấp cứu và xử trí kịp thời thường đem lại kết quả tốt.

Nguyên nhân hạ đường huyết

Thường gặp khi bệnh nhân đái tháo đường đang được điều trị tích cực bằng Insulin hay thuốc uống nhóm sulfonylureas, có thể xảy ra do những nguyên nhân sau: Ăn quá ít, ăn muộn hay bỏ bữa, tiêm quá liều Insulin, những thuốc hạ đường huyết uống: như nhóm sulfonylureas (Diamicron, Amaryl,…) và meglitinides, tăng hoạt động hay tập thể dục quá mức, uống quá nhiều rượu, suy thận,…

Nguyên nhân khác: do nghiện rượu, hạ đường huyết trong bệnh lý gan, thận; Insulinoma, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng,…

Triệu chứng hạ đường huyết

+ Có biểu hiện lâm sàng của hạ đường huyết:

- Rối loạn thần kinh thực vật: cảm giác đói, lo lắng, bồn chồn, vã mồ hôi, run tay chân, hồi hộp, tim đập nhanh, buồn nôn, nôn.

- Rối loạn thần kinh trung ương: đau đầu, mờ mắt, nhìn đôi, lú lẫn, hành vi bất thường, giảm trí nhớ, co giật, hôn mê.

+ Đo đường huyết: Nồng độ Glucose máu < 70mg/dl.

+ Các triệu chứng lâm sàng được cải thiện sau khi được bổ sung Glucose.

Điều trị

+ Mục tiêu điều trị hạ đường huyết là phát hiện sớm và điều trị hạ đường huyết ngay lập tức, bằng cách làm tăng đường huyết nhanh nhất tới mức an toàn nhằm giảm các biến chứng và cải thiện triệu chứng. Cũng cần tránh điều trị quá mức vì có thể làm tăng đường huyết và tăng cân.

+ Xử trí hạ đường huyết nên tuân theo “qui tắc 15/15″:

- Đo đường huyết, nếu đường huyết < 70 mg/ dl, ăn hay uống thực phẩm chứa 15g Carbohydarte và đợi 15 phút, sau đó đo lại đường huyết. Nếu đường huyết vẫn < 70 mg/dl, lập lại qui trình trên cho đến khi đường huyết > 100 mg/dl.

- Vì đường huyết có thể sẽ tiếp tục hạ trở lại sau khi đã uống hay ăn thực phẩm chứa carbohydrate, do vậy nên kiểm tra lại đường huyết mỗi 60 phút sau khi điều trị.

Thức ăn tương đương 15g Glucose

- 2 hay 3 viên đường

- 1/2 ly nước trái cây bất kỳ nào

- 1/2 ly nước ngọt

- 1 ly sữa

- 5 hay 6 viên kẹo

- 15ml hay 1 thìa canh đường hay mật ong

Nếu hạ đường huyết gây lú lẫn, co giật, hôn mê

+ Xử trí tại nhà:

- Tuyệt đối không được mở miệng bệnh nhân để đổ nước đường vào miệng, vì khi bệnh nhân hôn mê, việc này có thể làm dung dịch đường vào đường hô hấp và gây nguy hiểm, thậm chí tử vong.

+ Tại bệnh viện:

- Khởi đầu tiêm hoặc truyền 10-25g Glucose (20-50 mL Dextrose 50%) qua đường tĩnh mạch, sau đó duy trì bằng Dextrose 5% hay 10% nhằm giữ đường huyết trên 100mg/dl.

- Khi hạ đường huyết đã được giải quyết, để phòng ngừa hạ đường huyết tái phát bệnh nhân nên ăn uống đầy đủ, nếu bữa ăn cách nhau hơn một giờ bệnh nhân nên ăn một gói snack để phòng ngừa hạ đường huyết.

Hạ đường huyết là bị bệnh gì năm 2024

Phòng ngừa hạ đường huyết

- Thuốc điều trị đái tháo đường: Tiêm insulin và uống thuốc hạ đường huyết đúng liều lượng và đúng thời điểm.

- Bữa ăn: không bỏ bữa ăn, thời điểm tiêm insulin phải phù hợp với bữa ăn.

- Hoạt động hàng ngày: Nếu hoạt động nhiều hơn hàng ngày hay tập thể dục nhiều hơn bệnh nhân nên ăn nhẹ trước khi hoạt động

- Điều trị đái tháo đường: Điều trị đái tháo đường tích cực. Giữ đường huyết gần bình thường để tránh các biến chứng lâu dài, có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết.

- Bệnh nhân phải để ý nhận biết những dấu hiệu hạ đường huyết để có thể xử trí sớm.

- Khám bệnh định kỳ tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị các bệnh lý gây hạ đường huyết.

Hạ đường huyết hoặc tụt đường huyết là tình trạng lượng đường glucose trong máu quá thấp. Tình trạng này rất hay gặp ở những người đang trong quá trình điều trị đái tháo đường. Nếu không được xử lý và cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể bị mất ý thức, ngất xỉu hoặc co giật…

Hạ đường huyết hoặc tụt đường huyết là tình trạng lượng đường glucose trong máu quá thấp. Tình trạng này rất hay gặp ở những người đang trong quá trình điều trị đái tháo đường. Nếu không được xử lý và cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể bị mất ý thức, ngất xỉu hoặc co giật…

1. Hạ đường huyết là gì?

Như chúng ta đã biết, cơ thể hấp thụ đường qua các loại thực phẩm có nhiều carbohydrate: gạo, khoai tây, bánh mì, ngũ cốc, sữa, trái cây và đồ ngọt… Đường sẽ tích trữ trong gan và mô dưới dạng glycogen và sẽ được phân ly thành glucose để tạo năng lượng nuôi dưỡng cơ thể. Hạ đường huyết hoặc tụt đường huyết là tình trạng lượng đường glucose trong máu quá thấp

Vậy những bệnh nhân bị đái tháo đường có bị hạ đường huyết không?

Thông thường hạ đường huyết không phổ biến ở người không mắc đái tháo đường mà thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường đang được điều trị bằng tiêm insulin hay uống các thuốc đặc trị bệnh.

Tình trạng này cũng có thể xảy ra do tác dụng phụ của thuốc điều trị các bệnh khác hoặc do thiếu hormone; Có khối u trong cơ thể…

Hạ đường huyết là bị bệnh gì năm 2024

Cần theo dõi đường huyết thường xuyên đối với bệnh nhân đái tháo đường.

2. Những dấu hiệu hạ đường huyết

Các triệu chứng gây ra hạ đường huyết thường:

· Run rẩy hoặc bồn chồn;

· Chóng mặt, lâng lâng;

· Cảm thấy đau đầu;

· Thường xuyên đổ mồ hôi và cảm thấy đói;

· Cảm giác nhìn mờ;

· Tim đập nhanh;

· Da tái xanh;

· Ngứa ran hoặc tê môi, lưỡi và má…

Những dấu hiệu trên có thể xảy ra khi người bệnh bị đói do nhịn, ăn trễ, bỏ bữa ăn hoặc có khi xảy ra vào ban đêm rất nguy hiểm, nhất là đối với những bệnh nhân bị đái tháo đường.

Trong nhiều trường hợp đường huyết giảm nghiêm trọng sẽ làm người bệnh lú lẫn, mất ý thức, ngất xỉu hoặc co giật, hôn mê.

3. Cần gặp bác sĩ khi nào?

Cần đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu trong tình trạng:

· Bị hạ đường huyết thường xuyên và nhận thấy các dấu hiệu hạ đường huyết dù không bị đái tháo đường;

· Bị đái tháo đường và bị chóng mặt hoặc ngất;

· Đã được điều trị nhưng triệu chứng tụt đường huyết vẫn xảy ra.

Chú ý cần báo cho người thân trong gia đình biết về bệnh đái tháo đường và tình trạng hay bị tụt đường huyết để có thể được theo dõi và cấp cứu kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm gây mất ý thức hoặc co giật.

4. Nguyên nhân gây hạ đường huyết

Đối với người bình thường không bị đái tháo đường bị hạ đường huyết có thể do các nguyên nhân:

- Thuốc uống: Nếu vô tình uống nhầm thuốc điều trị đái tháo đường có thể bị hạ đường huyết. Một số thuốc khác: quinine dùng trong điều trị sốt rét cũng có khả năng gây hạ đường huyết.

- Do cơ thể mắc một số bệnh: viêm gan nặng hoặc xơ gan, suy thận... có thể gây tụt đường huyết.

- Do sản xuất thừa insulin: khối u ở tuyến tụy có thể khiến cơ thể sản xuất quá nhiều insulin và từ đó gây tụt đường huyết.

- Do uống rượu bia quá nhiều: Uống rượu bia mà không ăn đủ chất có thể cản trở gan giải phóng glucose dự trữ trong máu khiến đường huyết bị giảm.

Hạ đường huyết là bị bệnh gì năm 2024

Cần bổ sung nước ngọt ngay để hạn chế những biến chứng của hạ đường huyết.

Đối với bệnh đái tháo đường, nguyên nhân gây hạ đường huyết: Do lượng hormone insulin và glucagon điều tiết trong máu bị mất cân bằng và tác nhân gây ra sự mất cân bằng có thể là:

· Bệnh nhân sử dụng quá nhiều insulin hoặc thuốc đái tháo đường khác.

· Người bệnh không ăn đủ, thiếu chất, ăn trễ hoặc bỏ bữa.

· Do người bệnh tập thể dục mà chưa ăn đủ lượng thức ăn cần thiết.

· Người bệnh không ăn đủ lượng đường bột cần thiết hàng ngày.

· Ăn kiêng quá khắt khe và không hợp lý.

· Uống nhiều rượu bia.

5. Ai có nguy cơ mắc bệnh?

Ai cũng có thể bị tụt đường huyết nếu có một trong những yếu tố:

· Đang dùng thuốc trị đái tháo đường (đặc biệt là insulin và nhóm sulfonylureas);

· Nghiện rượu bia;

· Đang điều trị viêm gan hoặc bệnh về thận;

· Có khối u làm tăng tiết insulin;

· Mắc các bệnh rối loạn nội tiết như suy tuyến yên, suy tuyến thượng thận…

6. Xử trí khi bị hạ đường huyết

Khi bị hạ đường huyết, để lượng đường trong máu trở lại mức bình thường cần nhanh chóng bổ sung đường cho cơ thể bằng cách: Uống ngay lập tức viên đường glucose; Uống ngay nước trái cây; Hoặc đơn giản là ăn kẹo, mật ong hoặc nước ngọt.

Sau khoảng 15 đến 20 phút, nếu lượng đường vẫn chưa bình thường và cảm thấy không thấy đỡ hơn, nên bổ sung đường thêm một lần nữa.

Cần lưu ý rằng đường huyết có nguy cơ tụt lại sau khi đã được xử trí ăn hoặc uống thực phẩm có chứa đường, cacbohydrate. Vì vậy cần kiểm tra đường huyết lại và theo dõi sau đó. Trong trường hợp bị ngất hoặc co giật do tụt đường huyết, không nên bổ sung glucose đường miệng vì dễ gây sặc, mà ngay lập tức cần đến bệnh viện để được tiêm

Hạ đường huyết là triệu chứng của bệnh gì?

Hạ đường huyết là tình trạng xảy ra khi lượng đường trong máu dưới ngưỡng bình thường. Nó thường xảy ra ở những người đang điều trị bệnh tiểu đường, nhưng cũng có thể gặp ở những người do quá đói hay bệnh lý khác. Tùy theo mức hạ đường huyết mà các triệu chứng tụt đường huyết có thể khác nhau từ nhẹ tới nặng.

Hạ đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm?

Đường huyết giảm, còn được gọi là hạ đường huyết, xảy ra khi đường huyết giảm xuống dưới 70 mg/dL (3,9 mmol/L). Hạ đường huyết nghiêm trọng xảy ra khi đường huyết giảm xuống dưới 54 mg/dL.

Làm thế nào để không bị hạ đường huyết?

Để phòng tránh hạ đường huyết, người bệnh cần uống thuốc theo đơn của bác sĩ, có chế độ luyện tập, ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, không nên luyện tập quá nhiều so với lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Khi ra ngoài, người bệnh nên mang theo bánh ngọt, đường, kẹo, nước ngọt... ăn uống ngay khi thấy hoa mắt, chóng mặt.

Ăn gì để không bị hạ đường huyết?

Bánh ngọt, bánh nướng, bánh quy, bánh ngọt và bánh nướng..

Trà ngọt và cà phê có hương vị.

Kem và sữa chua đông lạnh..

Cục kẹo..

Thạch và mứt..

Xi-rô phong, xi-rô ngô và siro bánh kếp..