Hai mũi vắc xin astrazeneca cách nhau bao lâu

Tại công văn này, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu CDC, Phòng Y tế, Trung tâm Y tế các quận/huyện/thị xã; các cơ sở khám, chữa bệnh trong và ngoài công lập đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine COVID-19 cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm đủ liều cơ bản cho các đối tượng từ 50 tuổi trở lên, người có bệnh nền.

Ngoài ra, các đơn vị trên cần thực hiện rà soát đối tượng tiêm chủng, lập kế hoạch tiêm theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế tại văn bản số 10722/BYT-DP ngày 17/12. Cụ thể: 

Tiêm liều bổ sung vaccine COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên và đảm bảo bao phủ cho toàn bộ người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản [tiêm 1 hoặc 2 hoặc 3 mũi tùy theo loại vaccine] với khoảng cách sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng bao gồm: người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người ghép tạng, ung thư, HIV;… người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine của hãng Sinopharm hoặc vaccine Sputnik V.  Loại vaccine tiêm bổ sung cùng loại với liều cơ bản hoặc vaccine mRNA.

Tiêm liều nhắc lại vaccine COVID-19 cho đối tượng người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung với khoảng cách sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 3 tháng.

Liều cơ bản là liều vaccine tiêm theo liệu trình quy định của nhà sản xuất. Trong các loại vaccine được Bộ Y tế phê duyệt và được tiêm ở Việt Nam, chủ yếu là các loại vaccine liệu trình hai liều [thường gọi là mũi một, mũi hai], như vaccine của AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sinopharm..., mỗi liều tiêm cách nhau tối thiểu 3-8 tuần tùy loại.

Liều bổ sung là liều tiêm sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày.

Liều nhắc lại, còn gọi là liều tăng cường, tiêm sau mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung ít nhất 3 tháng.

Sở Y tế cũng yêu cầu đảm bảo bao phủ cho toàn bộ người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, nhân viên y tế. 

Về loại vaccine: Nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vaccine mRNA [như vaccine Pfizer, Moderna...]; nếu trước đó đã tiêm các loại vaccine khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vaccine mRNA. 

Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vaccine Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vaccine mRNA hoặc vaccine AstraZeneca [vaccine vector virus].

Đối với những người đã mắc COVID-19 tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành cách ly y tế theo đúng quy định.

Trước đó, ngày 17/12, UBND TP Hà Nội ban hành Chỉ thị 25, trong đó chính quyền Hà Nội yêu cầu việc tiêm vaccine phải thực hiện "thần tốc" theo kế hoạch để phấn đấu hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên, chậm nhất hoàn thành trước 31/12; hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 12-17 tuổi trước 31/1/2022; hoàn thành tiêm mũi bổ sung cho người từ 18 tuổi trở lên trước ngày 31/1/2022.

Tới hết ngày 20/12, Hà Nội đã tiêm được hơn 14,1 triệu mũi tiêm vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên. Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều trên địa bàn thành phố là gần 95%; tỷ lệ người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ 2 liều là hơn 94%.

Với nhóm dân số từ 12-17 tuổi, từ 23/11 đến nay đã có hơn 816.800 mũi được tiêm, trong đó có gần 660.000 mũi 1 [đạt hơn 97% tổng số trẻ trong lứa tuổi này], hơn 157.000 mũi 2 [đạt hơn 23%], theo Sở Y tế.

Nguồn: SKĐS

Ngày 19/11, Bộ Y  tế đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước về  khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vaccine phòng COVID-19.

Bộ Y tế cho biết trong thời gian qua, Bộ Y tế tiếp tục nhận được công văn của một số tỉnh, thành phố về rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 đối với người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca. 

Theo Bộ Y tế nếu đơn vị, địa phương nào không thực hiện báo cáo UBND tỉnh, thành xem xét, phê duyệt về thời gian tiêm vaccine mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca, làm ảnh hưởng đến tiến độ tiêm chủng "phải chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế, UBND"

Để kịp thời triển khai tiêm chủng, Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố căn cứ theo nội dung Công văn số 7820/BYT-DP ngày 20/9/2021 của Bộ Y tế khẩn trương báo cáo Ủy ban nhân nhân tỉnh, thành xem xét, phê duyệt về thời gian tiêm vaccine mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca.

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố khẩn trương thực hiện. "Nếu đơn vị, địa phương nào không thực hiện, ảnh hưởng đến tiến độ tiêm chủng phải chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế, UBND tỉnh, thành phố"- Công văn do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký nêu rõ.

Tại công văn số 7820, Bộ Y tế đã chỉ đạo các Sở Y tế các tỉnh, thành phố  về khoảng cách tiêm mũi 2 vaccine phòng COVID-19, trong đó đề nghị Sở Y tế căn cứ Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, hướng dẫn của nhà sản xuất và hướng dẫn của Bộ Y tế về tiến độ tiêm chủng, hiệu lực của việc bảo vệ khi tiêm mũi 2 để tham mưu cho Ủy ban nhân nhân tỉnh, thành phố về thời gian tiêm vaccine mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca.

Cũng theo Bộ Y tế thời gian tối thiểu giữa hai mũi vaccine phải đảm bảo tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất và phù hợp với tình hình dịch bệnh, đáp ứng được công tác phòng chống dịch.

Theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vaccine Astrazeneca, sau khi tiêm mũi 1, từ ngày thứ 22 hiệu lực bảo vệ của vaccine đạt 69,2%; sau khi tiêm mũi 2 dưới 6 tuần đạt 55,1%, sau từ 6-8 tuần đạt 59,7% và sau 12 tuần đạt 80%.

Theo hướng dẫn của nhà sản xuất mũi 2 nên được tiêm trong khoảng từ 4-12 tuần sau mũi 1;

Theo Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo khoảng cách giữa 2 mũi vaccine này từ 8 đến 12 tuần;

Bộ Y tế đã hướng dẫn tiêm mũi 2 vaccine AstraZeneca hoặc vaccine do hãng Pfizer sản xuất cho người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca là sau 8-12 tuần kể từ ngày được tiêm mũi 1 [tại Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26/7/2021 và Công văn số 6030/BYT-DP ngày 27/7/2021 của Bộ Y tế].

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Trước đó, Bộ Y tế đã nhận được Công văn số 8758/UBND-VHXH ngày 3/9/2021 của UBND tỉnh Long An và Công văn số 6530/SYT-NVY ngày 12/9/2021 của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đề xuất việc rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 đối với người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca.

Theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vắc xin AstraZeneca, sau khi tiêm mũi 1, từ ngày thứ 22, hiệu lực bảo vệ của vắc xin đạt 69,2%; sau khi tiêm mũi 2 dưới 6 tuần đạt 55,1%, sau từ 6-8 tuần đạt 59,7% và sau 12 tuần đạt 80%. Mũi 2 nên được tiêm trong khoảng từ 4-12 tuần sau mũi 1.

Theo Tổ chức Y tế thế giới [WHO] khuyến cáo, khoảng cách giữa 2 mũi vắc xin này từ 8 đến 12 tuần. Trong tháng 7/2021, Bộ Y tế đã hướng dẫn tiêm mũi 2 vắc xin AstraZeneca hoặc vắc xin do hãng Pfizer sản xuất cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca sau 8-12 tuần kể từ ngày được tiêm mũi 1.

Bộ Y tế đề nghị sở y tế tỉnh, thành phố căn cứ khuyến cáo của WHO, hướng dẫn của nhà sản xuất và hướng dẫn của Bộ Y tế để tham mưu UBND tỉnh, thành phố về thời gian tiêm vắc xin mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca. Thời gian tối thiểu giữa hai mũi vắc xin phải bảo đảm tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, khuyến cáo của WHO và phù hợp với tình hình dịch bệnh, đáp ứng được công tác phòng, chống dịch.

Sau khi được UBND tỉnh, thành phố chấp thuận rút ngắn thời gian khoảng cách giữa 2 mũi tiêm, sở y tế hướng dẫn các cơ sở tiêm chủng lập kế hoạch, lên danh sách đối tượng tiêm và thông tin đầy đủ cho các đối tượng tiêm trước khi tiến hành tiêm chủng về hiệu quả, tính an toàn của việc rút ngắn thời gian để người dân biết và tham gia nếu được đối tượng tiêm đồng thuận.

Đồng thời, chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn thực hiện tiêm chủng và báo cáo kết quả về Bộ Y tế [qua Cục Y tế dự phòng] theo quy định. Bộ Y tế đề nghị sở y tế tỉnh, thành phố khẩn trương báo cáo UBND tỉnh, thành phố và tổ chức triển khai thực hiện.

Duy Tuân

Tạ Duy Tuân

Cập nhật: 11:31 - 24/09/2021 | Lần xem: 381259

Sáng ngày 24/9/2021, UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành công văn khẩn số 7190/VP-VX về khoảng cách giữa 2 mũi tiêm đối với vắc xin AstraZeneca. Trong công văn, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Dương Anh Đức đã có ý kiến chỉ đạo, thống nhất đề xuất của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh tại Công văn số 6791/SYT-NVY ngày 21/9/2021 về khoảng cách giữa 02 mũi tiêm đối với vắc xin AstraZeneca.

Như vậy, trong tình hình diễn biến phức tạp hiện nay của dịch bệnh COVID-19 tại Thành phố, nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, việc đẩy nhanh tiến độ bao phủ mũi 2 vắc xin phòng COVID-19 cho người dân nhằm tăng cường sự bảo vệ chống lại dịch bệnh. Đồng thời căn cứ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vắc xin AstraZeneca mũi 2 nên được tiêm trong khoảng từ 4-12 tuần sau mũi 1, Thành phố sẽ cho phép người tiêm mũi 1 bằng loại vắc xin AstraZeneca, sẽ tiếp tục tiêm mũi 2 bằng vắc xin AstraZeneca hoặc Pfizer sau thời gian tối thiểu là 06 tuần.

Phó Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Hưng cho biết sẽ chỉ đạo các đơn vị tiêm chủng khi thực hiện tiêm vắc xin mũi 2 cho các trường hợp như nêu trên phải thông tin đầy đủ, giải thích rõ hiệu lực bảo vệ theo các thời điểm tiêm mũi 2, tính an toàn về khoảng cách tiêm mùi 2 để người dân biết và đồng thuận tham gia.

Trước đó, Bộ Y tế cũng có ý kiến về việc việc rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 đối với người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca. Theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vắc xin Astrazeneca, sau khi tiêm mũi 1, từ ngày thứ 22 hiệu lực bảo vệ của vắc xin đạt 69,2%; sau khi tiêm mũi 2 dưới 6 tuần đạt 55,1%, sau từ 6-8 tuần đạt 59,7% và sau 12 tuần đạt 80%. Theo hướng dẫn của nhà sản xuất mũi 2 nên được tiêm trong khoảng từ 4-12 tuần sau mũi 1.

tải file tại đây

Yến Thư – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố [HCDC]

Video liên quan

Chủ Đề