Hãy nêu 1 số kinh nghiệm trong học tập vì sao em rút ra được kinh nghiệm đó

Lên đại học, chúng ta bắt đầu làm quen với mô hình đào tạo mới, đó chính là đào tạo theo hình thức tín chỉ. Với đặc điểm cơ bản là trao quyền chủ động cho SV tự đăng kí môn học, tự quyết định, tự hoạch định kế hoạch học tập cho riêng bản thân, sinh viên được tự quyết trong việc đăng kí môn học, có thể linh động hóa chương trình đào tạo theo đúng khả năng, sở thích và thời khóa biểu riêng. Đào tạo theo học chế tín chỉ cũng mang lại cho SV nhiều cơ hội chuyển đổi đơn vị môn học, học thêm văn bằng hai mà không lãng phí thời gian học lại những điều đã biết. Việc lượng hóa kiến thức môn học và qui đổi ra đơn vị tín chỉ cũng giúp cho SV có cái nhìn cụ thể hơn những kiến thức mình đang tiếp thu. Mô hình đào tạo theo học chế tín chỉ vừa giúp SV rèn luyện tính chủ động trong học tập, lao động nhưng cũng đòi hỏi tinh thần tích cực trong quá trình học tập của mình.

Học tập không phải là vấn đề mới mẻ đối với chúng ta. Học tập không phải là công việc dễ dàng, đơn giản, một sớm một chiều. Đó là một quá trình tiếp nhận tri thức lâu dài mà liên tục. Danh ngôn có câu "Sự học như con thuyền ngược nước, không tiến ắt sẽ lùi". Con đường đến với học vấn là cả một chặng đường dài đầy gian lao và thử thách. Muốn có được thành công trong học hành, thi cử, người học phải luôn kiên trì bền bỉ, nỗ lực hết mình. Nếu người học không cố gắng, không phấn đấu thì chắc chắn sẽ bị tụt lùi, chậm tiến. Chính vì vậy bí quyết đầu tiên của học tập là sự kiên trì, chăm chỉ. Kiên trì là chìa khóa của thành công và trên con đường thành công không có dấu chân của những kể lười biếng. Kiên trì là đạt ra mục tiêu cho bản thân, theo đuổi đến cùng để có được kết quả tốt nhất.. Hãy tiến những bước thật nhỏ để đi tới đích. Hãy tạo nên những bước đi vững chắc để tiến tới đỉnh vinh quang. Kiên trì và chăm chỉ là hai đức tính cần thiết cho học tập, đòi hỏi người học phải có quyết tâm, ý chí. Nếu bạn kiên trì, chăm chỉ, bạn sẽ có những kết quả đầy bất ngờ.
Sau 3 năm học tập tôi đã rút ra một số kinh nghiệm học tập cho bản thân để có thể có kết quả tốt trong học tập. Tại Đại hội ngày hôm nay tôi xin phép được chia sẻ với các bạn kinh nghiệm học tập của bản thân, bên cạnh đó, cùng trao đổi và thảo luận với tất cả các bạn, để chúng ta có thể có được thành tích tốt trong học tập. Trước hết là tốt cho bản thân chúng ta, sau đó là góp phần vào thành tích chung của Khoa.

1. Đối với các bạn sinh viên năm nhất, chúng ta nên tìm hiểu về chương trình đào tạo của ngành, khoa của mình [có thể lên trang web của khoa, hỏi thầy cô giáo hoặc tham khảo ý kiến các anh chị khóa trên ] để từ đó hoạch định kế hoạch học tập chung cho toàn quá trình học.

Trước khi đăng kí môn học ở mỗi học kỳ, SV cần xác định rõ sẽ học gì và khả năng tài chính của bản thân trong học kỳ đó để đăng kí môn học cho phù hợp. Bên cạnh đó, xác định rõ những kĩ năng, những kiến thức cần bổ sung, cần có về kỹ năng mềm, ngoại ngữ, tin học liên quan đến chuyên ngành đang học, từ đó dự tính sẽ rèn luyện tất cả những kỹ năng ấy vào học kỳ nào.

2. Chúng ta nên chăm chỉ đi học và chú ý lắng nghe thầy cô giáo giảng bài. Việc làm này rất hữu ích đối với sinh viên:

  • Điểm chuyên cần [điểm danh] được đánh giá cao.
  • Giúp SV rút ngắn thời gian ôn tập sau này.
  • Làm bài tập nhanh chóng và dễ dàng hơn.
  • Không ngỡ ngàng khi đọc lại các đề cương học tập.
  • Nắm được trọng tâm, trọng điểm bài học.
  • Đi học chăm chỉ sẽ tạo thành một thói quen tốt, giúp chúng ta tự tin và hứng thú khi đi học.

Song khi nghe thầy cô giáo giảng bài, SV phải lưu ý:

  • Không được bỏ qua hoặc xem nhẹ thời gian đầu của tiết học.
  • Tập trung theo dõi bài giảng, nói chung chưa nên nghĩ đến việc sẽ làm gì vì điều đó sẽ phá vỡ logic của quá trình nghe giảng.
  • Tập trung nghe, hiểu vấn đề rồi ghi chép theo ý hiểu của mình. Chú ý ghi dàn bài để nhìn được khái quát cấu trúc chung của bài giảng, chú ý tới trọng tâm, mấu chốt của vấn đề.
  • Tập trung vào những nội dung chính, những điểm quan trọng nhất mà giảng viên thường nhấn mạnh qua ngữ điệu, qua việc nhắc lại nhiều lần.
  • Chú ý đến các bảng tóm tắt, các sơ đồ và các tài liệu trực quan khác mà giảng viên đã giới thiệu, vì đây là lúc người thầy hệ thống hóa, so sánh, phân tích... để nắm được trình tự tiến dần đi đến kết luận và rút ra cái mới.
  • Khi gặp chỗ khó, không hiểu hãy tạm thời gác lại và sẽ cố gắng tìm hiểu những điều đó sau để quá trình nghe giảng không bị gián đoạn.
  • Khi bài giảng dừng lại, có thể nêu câu hỏi để đào sâu kiến thức, liên hệ thực tiễn và làm rõ những chỗ chưa hiểu.
  • Nên dành vài phút để đọc lướt qua một lượt tài liệu sẽ học trước khi nghe giảng. Biết được những vấn đề khó để nhắc mình chăm chú hơn khi nghe giảng. [Lưu ý: Xem trước không thể thay thế việc nghe giảng bài].

Một điều quan trọng không kém khi đi học chính là kỹ năng ghi chép: Cần phải viết nhanh hơn, và để có thể làm điều đó, chúng ta có thể dùng nhiều ký tự viết tắt hơn miễn là bản thân mình dịch được . Không cần phải ghi tất cả những gì thầy cô nói.

Hãy dành thời gian để nghe các thầy cô giải thích kĩ hơn về định nghĩa, khái niệm, cách chứng minh… Chỉ ghi chép những gì mà chúng ta chưa biết, những điều quan trọng mà sách không có. Ngoài ra, vở của người bạn học sẽ là tài liệu hữu ích vì có thể lúc đãng trí bạn bỏ sót một chi tiết quan trọng trong bài giảng.

Khi học, ta nên tránh đi vào những vấn đề quá sâu, phức tạp và mất nhiều thời gian. Đừng nôn nóng hiểu sâu, hãy hiểu những vấn đề cơ bản trước. Các bạn nên đi học đều, trên lớp nên chăm chú nghe giảng, chú ý theo dõi các bạn khác trả lời hoặc làm bài trên bảng, xem đúng sai thế nào và các thầy cô giáo đã sửa ra sao. Đây có thể coi là tài liệu quan trọng giúp cho việc xem lại bài của các bạn dễ dàng hơn. Nên học cách ghi tốc ký để ghi lại những điều quan trọng. Tích cực phát biểu ý kiến trong giờ học nhưng cần suy nghĩ kỹ trước khi phát biểu.

3. Chuẩn bị bài vở đầy đủ trước khi đến lớp.

Công việc này bao gồm: học bài cũ, làm bài tập về nhà, đọc trước bài mới. Khi bạn đọc trước bài mới,bạn đã nắm được 30% - 40% bài học. 30% còn lại dành cho việc chăm chú nghe giảng của thầy cô giáo trên lớp. 20% nằm ở việc làm bài tập, tham khảo tài liệu. Công việc vận dụng vào thực tiễn chiếm 10% cuối cùng. Chuẩn bị bài là công việc cần thiết và quan trọng, vừa giúp người đọc chủ động trong việc tiếp thu kiến thức, vừa tiết kiệm thời gian. Để việc chuẩn bị bài đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên học trong không gian thật yên tĩnh để tập trung cao độ, tránh phân tâm.

  • Tăng cường giờ học ở nhà và thư viện. phải học cách tự đọc tài liệu. SV phải học cách tự đọc tài liệu để hiểu sâu hơn từng chương và tiến tới cả học phần. Tự triển khai những vấn đề cụ thể của học phần như giải bài tập, thiết kế, chuẩn bị câu hỏi cho các giờ thảo luận trên lớp, đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Sau khi ở lớp về nên xem lại các bài vừa học để nhớ ngay được bài học và phát hiện những chỗ chưa hiểu, chưa ghi kịp.
  • Lập kế hoạch và thời gian biểu [tháng, tuần] cụ thể và chi tiết . Dành thời gian hợp lý cho mỗi buổi học và kiên trì thực hiện.
  • Nên có nhóm học tập để cùng nhau đào sâu nghiên cứu và hỗ trợ nhau trong học tập. Tăng cường trao đổi bài theo nhóm. Người biết khi giảng cho người chưa biết sẽ càng giỏi hơn, người chưa biết hỏi người biết sẽ hiểu được vấn đề.

4. Đánh dấu, khoanh vùng trọng tâm bài học.

Hãy luôn mang theo bên mình một chiếc bút chì hoặc bút màu trong khi học. Bạn có thể sử dụng nó để đánh dấu các công thức, kiến thức trọng tâm trong bài được thầy cô nhấn mạnh hoặc những phần khó hiểu. sau đó ghi chép lại vào một cuốn vở hay trong trí nhớ của chính bạn. Đối với những chỗ còn thắc mắc, bạn hãy mạnh dạn trao đỏi với bạn bè hoặc hỏi trực tiếp thầy cô bộ môn.

Hãy lắng nghe góp ý của mọi người về khiếm khuyết của cá nhân mình. Chắc chắn bạn có thể hiểu rõ vấn đề và trau dồi thêm nhiều kiến thức mới. Mạnh dạn, tích cực học hỏi bằng cách học thầy học bạn, học qua mạng, qua sách tham khảo... khiến kiến thức được hoàn thiện hơn. Biết chọn lọc kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau, tổng hợp lại là cách thu nhận kiến thức thông minh và khoa học, thuận tiện cho việc ôn tập sau này.

5. Tạo sự hứng khởi thoải mái trong học tập.

Tương lai nằm trong tay bạn và bạn là người quyết định tương lai. Đừng gò bó, ép buộc bản thân trong khuôn khổ chật hẹp, tạo áp lực cho chính mình. Hãy thật thoải mái trong học tập. Mỗi người nên tự đề ra mục tiêu cụ thể- một mục tiêu mà bạn thực sự khao khát,ham thích. Đó là động lực lớn để bạn phấn đấu. Kết hợp giữa học và thư giãn. Tuy nhiên, chúng ta không nên sử dụng mạng xã hội hay chơi game quá nhiều vì dễ dẫn tới "nghiện game", lơ là học tập. Duy trì chế độ sinh hoạt điều độ, không thức quá khuya, không dậy quá sớm, ăn uống hợp lí. Trong thời gian tự học nên tập trung cao độ khoảng 30 phút, sau đó ngồi thư giãn 5 phút và học tiếp.

Bùi Khánh Hằng, SV K56A1T-2

Tags:

Chúng tôi sẽ kết thúc chương này bằng việc chia sẻ với bạn mười bước học tập mà tất cả học sinh giỏi đều sử dụng để đạt kết quả xuất sắc.

Nhưng trước hết hãy tìm hiểu tại sao chúng ta CẦN dạy con chúng ta CÁCH học? Trong thực tế đào tạo, mỗi khi chúng tôi hỏi các em học sinh PHƯƠNG PHÁP học thi của các em thì chúng tôi đều nhận được những câu trả lời rất khác nhau. Đó là lý do tại sao kết quả thi cử của các em lại đa dạng và có nhiều khác biệt đến thế. Dưới đây là một số câu trả lời thông thường mà chúng tôi nhận được.

Có một lý do rất rõ ràng cho biết tại sao một số em không làm bài thi tốt. KHÔNG PHẢI vì chúng KHÔNG THỂ học hiệu quả, mà là vì chúng chưa bao giờ được dạy về PHƯƠNG PHÁP HỌC.

Vậy thì có phải tất cả học sinh thuộc tốp đầu đều sử dụng công thức thành công này và nhờ đó chúng luôn đạt điểm tối đa không? Đúng vậy. Với kinh nghiệm hơn 15 năm đào tạo, chúng tôi rút ra kết luận rằng, bằng việc dạy bất kỳ học sinh nào Mười Bước Thành Công sau đây, ai cũng có thể đạt được điểm mười ở trường. Tất cả học sinh thành công đều làm theo “Mười Bước” này để đạt được mục tiêu học tập.

Bước 1: Niềm Tin Tích Cực

Điểm gặp gỡ đầu tiên của tất cả học sinh xuất sắc là chúng có một cơ sở niềm tin rất tích cực. Chúng tin rằng chúng CÓ THỂ và XỨNG ĐÁNG đạt được điểm tuyệt đối. Niềm tin tích cực này truyền cảm hứng mạnh mẽ cho chúng trong học tập. Nếu giả sử chúng có sơ xuất hay không đạt được những gì đề ra, chúng không bỏ cuộc mà trái lại sẽ học hỏi từ sai lầm của mình và làm lại cho đến khi thành công.

Trong phần còn lại của quyển sách [đặc biệt trong chương sáu], bạn sẽ học cách giúp con bạn tạo dựng cho mình một thái độ tốt, một tinh thần tích cực và lòng tự trọng cao.

Bước 2: Đề Ra Mục Tiêu Phấn Đấu Cụ Thể, Rõ Ràng

Yếu tố thứ hai phân biệt những học sinh giỏi này với những em còn lại là chúng hướng đến các mục tiêu cụ thể, rõ ràng và trên tất cả, chúng biết mình muốn gì trong cuộc sống. Các mục tiêu trong tương lai của chúng [ví dụ: học tại trường Harvard, trở thành triệu phú, tìm phương thuốc chữa bệnh ung thư, v.v…] mang lại cho chúng nguồn động lực lớn thúc đẩy bản thân chúng có tinh thần và thái độ học tập chăm chỉ, trong khi những em khác bị phân tán vào những việc khác ngoài chuyện học tập. Chúng đặt ra những mốc cụ thể như đạt toàn điểm mười trong kỳ thi và làm hết sức mình để đạt được điều đó. Chúng coi điểm số cao như một phương tiện giúp chúng đạt được những gì chúng muốn trong cuộc sống.

Trong khi đó, những học sinh trung bình dễ dàng bị phân tâm [ví dụ: chơi trò chơi điện tử, lướt mạng Internet, chat với bạn bè] và thiếu hẳn động lực vươn lên, đơn giản bởi vì chúng không có hướng đi cụ thể trong cuộc sống. Chúng không biết rằng mình học để làm gì. Đa số những em này học vì bị cha mẹ và thầy cô ép buộc phải học. Trả lời cho câu hỏi chúng muốn đạt kết quả như thế nào, chúng thường đáp rằng “Tôi không biết”, “Điều đó phụ thuộc vào mức độ khó của bài thi” hay “Tôi chỉ hy vọng mình thi đậu”.

Trong chương “Làm Thế Nào Giúp Con Bạn Có Động Lực Vươn Tới Thành Công”, chúng tôi sẽ chia sẻ một số phương pháp giúp bạn truyền cảm hứng cho con bạn để chúng đặt ra những mục tiêu rõ ràng trong học tập và cuộc sống. Tuy nhiên, một điều quan trọng mà bạn nên biết rõ  là: NẾU con bạn không có lòng tự trọng cao, tinh thần và thái độ tích cực, chúng sẽ không bao giờ đủ tự tin để đặt ra mục tiêu cho bản thân. Và dĩ nhiên, trong quyển sách này, chúng tôi cũng sẽ hướng dẫn bạn cách nâng cao lòng tự trọng và tự tin cho con mình.

Bước 3: Quản Lý Thời Gian

Bước cần thiết tiếp theo mà một học sinh “Điểm mười” thực hiện tốt là biết cách ưu tiên cho những việc quan trọng và quản lý thời gian tốt để hoàn thành những nhiệm vụ đề ra. Nếu không nắm được kỹ năng quản lý thời gian, chúng sẽ bối rối không biết cách phân bổ thời gian cho những yêu cầu trong học tập, hoạt động ngoại khóa, gia đình và giải trí. Chúng thường sẽ rơi vào trạng thái hoang mang không biết phải làm cái gì trước cái gì sau hoặc để nước đến chân mới nhảy. Câu cửa miệng của những em này thường là “Mình sẽ làm việc đó khi có thời gian” hay “Thôi cứ để đến mai hẵng hay”.

Trong quyển “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!”, chúng tôi dạy học sinh cách sử dụng sổ tay vào việc tổ chức, lên kế hoạch và quản lý thời gian cho những hoạt động học tập để đạt điểm tối đa trong các môn học. Chúng phải dự tính những việc cần làm trong sáu bước tiếp theo để đạt được kết quả tối đa, đó là: đọc nhanh, thu thập thông tin, ghi chú, ghi nhớ, ứng dụng và ôn bài.

—————————

Bước 4: Đọc Nhanh

Điều đầu tiên mà học sinh cần lên kế hoạch phải làm là đọc sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo khác. Trong các khóa đào tạo và những quyển sách khác của Adam Khoo, chúng tôi huấn luyện học sinh kỹ năng đọc nhanh, giúp các em không những rút ngắn thời gian đọc sách mà còn đọc hiệu quả hơn.

Trong khi một người trung bình đọc khoảng 150-240 từ một phút và hiểu được dưới 50%, những học sinh được huấn luyện khả năng đọc nhanh có thể đọc được khoảng 850-1500 từ một phút. Đọc nhanh gấp sáu lần và hiểu được từ 80% đến 100%!

a] Đọc phần tóm tắt trước

Thông thường, các em được dạy là đọc phần tóm tắt chương vào phút chót, còn chúng tôi dạy học sinh đọc phần tóm tắt trước khi vào đọc nội dung chi tiết. Với việc đọc phần tóm tắt trước, học sinh có một khái niệm rõ ràng hơn, một cái nhìn tổng quan về các ý chính và các đơn vị kiến thức. Sau đó, khi đọc vào nội dung chi tiết, chúng có thể lĩnh hội và nắm bài được tốt hơn.

b] Đọc câu hỏi trước

Tiếp theo đó cần đọc các câu hỏi [thường ở đoạn cuối chương] trước khi đọc nội dung. Khi biết câu hỏi trước, học sinh có mục tiêu rõ ràng hơn khi đọc sách và có khái niệm sơ bộ về những thông tin chính cần nắm. Một lần nữa, cách thức này sẽ tăng cường khả năng hiểu bài của người học lên đáng kể.

c] Đọc với cây bút dẫn đường

Một kỹ thuật quan trọng là đọc với một cây bút dẫn đường cho ánh mắt bạn qua từng dòng chữ. Những học sinh sử dụng vật dẫn đường sẽ đọc tập trung hơn và hiệu quả hơn trong việc nắm ý.

d] Đọc một lúc từng cụm 5-7 từ

Lý do chính khiến đa số mọi người có tốc độ đọc sách dưới tiềm năng thật sự của họ là vì ngay từ đầu họ đã nhiễm thói quen đọc từng chữ một. Khi mắt ta dừng lại và dính vào từng chữ một, tốc độ đọc của ta sẽ dừng lại ở vạch giới hạn là 240 từ một phút.

Điều mà nhiều người còn chưa nhận ra là mắt người có khả năng đọc được 5-7 từ cùng một lúc [gọi là khẩu độ mắt]. Làm cách nào học sinh của chúng tôi có thể đọc với tốc độ 1500 từ một phút? Chẳng qua là chúng tôi rèn luyện các em đọc từng cụm 5-7 từ trong mỗi lần nhìn. Kết quả là tốc độ đọc của chúng ngay lập tức tăng gấp 5-7 lần.

Bước 5: Lọc Ra Thông Tin Chính

Khi đọc sách giáo khoa, học sinh phải học một kỹ năng quan trọng, đó là xác định và thu thập những từ khóa trong một đoạn văn.

Những em học kém cố đọc và ghi nhớ tất tần tật mọi thứ trong bài. Trong khi các em học giỏi biết rằng mỗi bài trong sách giáo khoa chỉ có 20% từ khóa chứa đựng thông tin cần thiết để đạt điểm mười. Vì vậy, chúng lọc và trích ra 20% những thông tin chính yếu đó, nhờ vậy mà thời gian học và ôn bài được giảm xuống đáng kể.

Bước 6: Ghi Chú Bằng Cả Não Bộ

Việc tiếp theo mà tất cả học sinh giỏi đều làm là chúng dùng cả não bộ vào việc sắp xếp các từ khóa và thông tin vào bảng ghi chú để ôn bài và ghi nhớ nhanh chóng. Bằng việc sử dụng cách ghi chú bằng cả não bộ [ví dụ: Sơ Đồ Tư Duy, Đồ Thị Phát Triển, Sơ Đồ Khái Niệm, v.v…], chúng tiết kiệm được nhiều thời gian ôn bài và ghi nhớ bài [nhờ vào việc dùng cả hai bán cầu não]. Trong thực tế, kết quả học tập của một học sinh phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng ghi chú của học sinh đó.

Liên hiệp Nga & Liên Xô cũ

1917 – 1941

Lược đồ thời gian

Bước 7: Kỹ Thuật Ghi Nhớ

Lời biện minh và cũng là lời than phiền thường gặp nhất của những đứa trẻ học yếu là vì chúng có trí nhớ kém. Trong khi các em học giỏi biết rằng không có chuyện trí nhớ tốt hay kém, mà chỉ có việc trí nhớ đó có được rèn luyện hay không.

Bằng việc sử dụng các kỹ thuật trí nhớ siêu đẳng đã được đề cập chi tiết trong sách “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!”, học sinh có thể ghi nhớ đầy đủ và sau đó nhớ lại tất cả sự kiện và con số trong ghi chú một cách dễ dàng.

Bước 8: Ứng Dụng Kiến Thức Lý Thuyết Để Giải Các Dạng Bài Tập, Câu Hỏi

Hiếm khi nào những câu hỏi và đề thi ra giống hệt trong sách hoặc chỉ cần bê nguyên si những kiến thức trong bài học vào làm là đúng chính xác. Vì thế mới có chuyện những người học vẹt hiếm có cơ hội đạt điểm tuyệt đối. Sau khi lưu tất cả sự kiện và thông tin vào bộ nhớ, học sinh phải biết cách ứng dụng và tổng hợp những gì vừa học vào trả lời các dạng câu hỏi và giải các bài tập khác nhau thường ra trong đề thi.

Sở dĩ các em học sinh xuất sắc đạt nhiều điểm mười là bởi vì chúng biết cách ứng dụng linh hoạt kiến thức vào những dạng câu hỏi và đề bài cụ thể. Chúng cũng biết rằng mỗi đơn vị kiến thức có một số dạng câu hỏi và bài tập nhất định. Chúng sẽ làm quen với tất cả các dạng câu hỏi có thể ra thi [từ các đề thi cũ] và học các bước để đưa câu trả lời tốt nhất có thể.

Bước 9: Ôn Bài

Các nghiên cứu khoa học cho thấy não bộ con người có khuynh hướng quên đi 80% những gì được học trong vòng 24 giờ. Các học sinh giỏi biết rằng chúng phải liên tục ôn bài từ các ghi chú bằng cả não bộ. Có như vậy kiến thức mới không bị lu mờ và có thể mở sẵn một “cổng vào” để khi cần chỉ cần nhấp vào đó, khối kiến thức sẽ được đánh thức dậy. Chúng ta làm điều đó như thế nào? Chỉ có một cách: bao giờ cũng ôn lại những gì đã học trong vòng 24 tiếng.

Bước 10: Kỹ Năng Thi

Bước cuối cùng là học và áp dụng các kỹ năng thi cử khi làm bài thi. Những người học hành hiệu quả biết cách thư giãn trước giờ thi, khi vào phòng thi rồi thì biết cách trình bày bài ngắn gọn, súc tích và quản lý thời gian hiệu quả để hoàn thành bài thi tốt nhất trong ngày quan trọng này.

Bạn đọc thân mến, thế là tôi đã mách bạn bí quyết giúp những học sinh đứng đầu đạt được các kết quả tuyệt đối. Như bạn đã thấy, để học tập hiệu quả đâu phải chỉ đơn giản cầm sách giáo khoa lên và đọc thuộc lòng như cháo chảy là đạt điểm cao. Cần phải thấm nhuần Mười Bước Học Tập Hiệu Quả và kiên trì áp dụng tất cả những bước đó.

Video liên quan

Chủ Đề