Hỉ mạch là gì

Mạch đập bao nhiêu lần 1 phút là có thai? Việc tính nhịp đập của mạch có cho ra kết quả chính xác về việc mang thai hay không? Cùng MarryBaby tìm câu trả lời để giải đáp những thắc mắc này nhé!

Chắc hẳn, bạn cũng đã từng một lần nghe truyền tai về những dấu hiệu mang thai từ các thế hệ đi trước như việc trễ kinh, thường xuyên nôn ói, kén ăn hay điển hình là tính mạch đập nhanh chậm…Vậy mạch đập bao nhiêu lần 1 phút là có thai?

Mạch đập bao nhiêu lần 1 phút là có thai?

Theo như kinh nghiệm dân gian, nếu bạn thấy mạch cổ nổi lên và thấy rõ mạch đập ở khu vực này thì xin chúc mừng, bạn đã có thể cảm nhận tình mẫu tử trong một thiên chức mới. Tuy nhiên, trong thực tế, dấu hiệu mang thai này chưa đủ cơ sở cũng như chưa được khoa học xác minh. Vì hiện tượng này cũng sẽ xuất hiện với những chị em sở hữu thân hình quá mảnh mai hay là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến tim mạch.

Nếu như căn cứ vào việc mạch đập bao nhiêu lần 1 phút là có thai vẫn chưa đủ cơ sở cho sự thành công của quá trình thụ thai thì nhịp tim đập nhanh hơn là dấu hiệu mang thai đã được khoa học xác minh.

Với một phụ nữ bình thường, nhịp tim của bạn sẽ đập trung bình khoảng 70 nhịp/phút. Tuy nhiên, khi mang đến tuần thứ 12, trái tim của mẹ bầu sẽ có dấu hiệu đập nhanh hơn khoảng từ 80 đến 90 nhịp/phút. Lý giải cho sự “bận rộn” của tim là do khi mang thai, cơ thể bạn phải tạo ra nhiều máu hơn để hỗ trợ cho quá trình phát triển của thiên thần nhỏ.

Ngoài tim đập nhanh hơn bình thường, những dấu hiệu sau đây cũng giúp bạn biết liệu mình có mang thai hay không.

Mạch đập bao nhiêu lần 1 phút là có thai?

Trễ kinh, mất kinh là dấu hiệu mang thai phổ biến và dễ nhận biết nhất ở phái đẹp, đặc biệt với những mẹ mang thai lần đầu. Tuy nhiên, trường hợp này cũng thường xảy ra ở một số phụ nữ do mất cân bằng hormone, phản ứng với một số loại thực phẩm, thuốc trị bệnh hay phải chịu quá nhiều áp lực và căng thẳng.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bạn sẽ cảm nhận sự thay đổi rõ rệt của ngực như việc tăng kích thước hay ngực trở nên nhạy cảm hơn. Dấu hiệu này đôi khi bị “ngó lơ” do một số phụ nữ lầm tưởng là kỳ nguyệt san đang đến. Lúc này, mẹ bầu có thể nhận thấy ngực khá nhạy cảm khi chạm vào và có cảm giác ngứa hay đau nhức lúc mặc áo ngực.

3. Tăng thân nhiệt

Một trong những dấu hiệu giúp bạn sớm phát hiện việc mang thai chính là sự thay đổi của thân nhiệt. Nhiệt độ cơ thể của mẹ bầu sẽ tăng trung bình khoảng 0,4 độ C trong suốt kỳ tam cá nguyệt đầu do nội tiết tố trong cơ thể có sự thay đổi.

Thời điểm lý tưởng nhất trong ngày để đo nhiệt độ trung bình của cơ thể là vào buổi sáng ngay khi bạn vừa thức giấc. Nếu thân nhiệt cao hơn bình thường và kéo dài trong khoảng từ 14 đến 18 ngày liên tục, rất có thể bạn đang mang trong mình một sinh linh bé bỏng.

Mạch đập bao nhiêu lần 1 phút là có thai?

Một số chị em nhận thấy bản thân đi tiểu nhiều hơn trước cả khi mất kinh trong khoảng từ 7-12 ngày sau khi trứng rụng. Trong 3 tháng đầu mang thai, do sự phát triển nhanh chóng của tử cung đã vô tình gây ra sức ép vào mặt sau của bàng quang và đẩy bộ phận này lên phía trên. Điều này dẫn đến việc bàng quang bị kích thích và tạo nên hiện tượng đi tiểu thường xuyên ở mẹ bầu.

5. Ốm nghén

Một nửa mẹ bầu cảm thấy buồn nôn, đôi khi kèm theo ói mửa trong khoảng cuối tháng đầu tiên của thai kỳ, đặc biệt là vào buổi sáng. Một số trường hợp có thể bị ốm nghén trong suốt quá trình mang thai.

Sự thay đổi của lượng hormone trong khi mang thai là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng này. Chứng ốm nghén sẽ trở nặng hơn nếu bạn phải chịu nhiều áp lực, căng thẳng hay do một số thực phẩm không phù hợp như những món giàu chất béo, có vị cay nồng… Chính vì vậy, để hạn chế việc ốm nghén, mẹ bầu có thể ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, đồng thời bổ sung những thực phẩm giàu chất đạm và hidrat-cacbon tổng hợp vào thực đơn mỗi ngày.

Mục đích

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt

[ngày]

Số ngày hành kinh

[ngày]

MarryBaby hy vọng đã giúp các mẹ tìm được câu trả lời về việc mạch đập bao nhiêu lần 1 phút là có thai. Nếu muốn có được kết quả chính xác nhất, tốt nhất bạn nên đến các bệnh viện phụ sản để kiểm tra và tiến hành xét nghiệm.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ chuyên khoa Sản – Thẩm mỹ TẠ TRUNG KIÊN

  • Quá trình học tâp: tốt nghiệp bác sĩ đa khoa tại ĐH Y DƯỢC TP HCM , học phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ tại Y PHẠM NGỌC THẠCH
  • Thâm niên công tác: Khoa sản bệnh viện Đa Khoa tỉnh Đồng Nai 3 năm
  • Hiện đang cố vấn chuyên môn của phòng khám Sản nhi, cố vấn chuyên môn cho chuỗi phòng khám G-link về các bệnh đường tình dục và công tác tại phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ Thẩm mỹ viện Keangnam Korea TP.HCM.

Nhật Lãm

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bài viết bởi Bác sĩ Nội tim mạch - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Nhịp tim của bạn, hoặc mạch, là số lần tim bạn đập mỗi phút. Nhịp tim bình thường khác nhau ở mỗi người và cùng một người khác nhau ở mỗi độ tuổi. Sự hiểu biết về nhịp tim có thể xem là một thước đo sức khỏe quan trọng về tim mạch. Tuỳ theo độ tuổi, tần số và tính đều đặn của nhịp tim có thể thay đổi.

Ngay cả khi bạn không phải là một vận động viên, kiến ​​thức về nhịp tim của bạn có thể giúp bạn theo dõi mức độ tập luyện của mình và có thể giúp bạn phát hiện các vấn đề về sức khỏe.

Những vị trí tốt nhất để đếm nhịp tim thông qua bắt mạch của bạn là: cổ tay, phía trong khuỷu tay, hai bên cổ, đỉnh của mu bàn chân, chính giữa nếp lằn bẹn.

Dùng 2 ngón: ngón trỏ và ngón giữa của bạn bắt mạch ở tay còn lại tại vị trí cổ tay mặt lòng giao với ngón tay cái. Để có được kết quả chính xác nhất, hãy đếm số nhịp trong 60 giây. Hoặc bạn có thể đếm mạch của bạn trong 10 giây và nhân với 6 để tìm nhịp đập của bạn mỗi phút. Thông thường tần số mạch sẽ bằng với tần số tim.

Đánh giá nhịp tim lúc nào là chính xác? Đó là nhịp tim được đo lúc nghỉ ngơi, tức là khi bạn ngồi hoặc nằm và khi bạn bình tĩnh, thoải mái và không bị bệnh. Nhịp tim lúc nghỉ ngơi còn được gọi là “nhịp tim lúc nghỉ”.

Cách kiểm tra nhịp tim

Tần số nhịp tim bình thường lúc nghỉ của bạn dao động từ 60 – 100 nhịp mỗi phút. Nhưng tần số tim thấp hơn 60 không nghĩa là bạn có vấn đề về sức khỏe. Nó có thể là kết quả của việc dùng thuốc như thuốc chẹn beta. Nhịp tim thấp hơn cũng phổ biến đối với những người hoạt động thể chất nhiều hoặc vận động viên. Những người năng động thường có nhịp tim khi nghỉ ngơi thấp hơn [thấp đến 40] vì cơ tim của họ ở trong tình trạng tốt hơn và cơ tim không cần phải làm việc nhiều để duy trì nhịp đập ổn định. Hoạt động thể chất thấp hoặc vừa phải thường không làm thay đổi nhịp tim lúc nghỉ nhiều.

Tần số nhịp tim bình thường lúc nghỉ

Nhiệt độ không khí: Khi nhiệt độ, độ ẩm tăng cao, tim sẽ bơm máu nhiều hơn một chút, do đó nhịp tim của bạn có thể tăng, nhưng thường không quá 5 đến 10 nhịp mỗi phút.

Tư thế: Nghỉ ngơi, ngồi hoặc đứng, mạch của bạn thường giống nhau. Đôi khi khi bạn đứng trong 15 đến 20 giây đầu tiên, mạch của bạn có thể tăng lên một chút, nhưng sau một vài phút, nó sẽ ổn định.

Cảm xúc: Nếu bạn đang căng thẳng, lo lắng, vui vẻ hoặc buồn bã thì cảm xúc của bạn có thể làm tăng nhịp tim của bạn.

Kích thước cơ thể: Kích thước cơ thể thường không thay đổi nhịp tim. Nếu bạn thừa cân, bạn có thể thấy nhịp nghỉ cao hơn bình thường, nhưng thường không quá 100.

Sử dụng thuốc: Thuốc ức chế adrenaline [thuốc chẹn beta] có xu hướng làm chậm nhịp tim của bạn.

Nếu nhịp tim của bạn quá cao, bạn đang căng thẳng. Vì vậy, hãy bình tĩnh lại. Nếu nhịp tim quá thấp thì bạn cần thúc đẩy bản thân luyện tập chăm chỉ hơn một chút.

Cảm xúc là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim

Để có sức khỏe tốt bạn cần phải tập thể dục đều độ. Cường độ tập luyện cũng như hoạt động thể chất hằng ngày sẽ làm thay đổi tần số tim của bạn. Để có trái tim khỏe mạnh thì bạn phải điều chỉnh cường độ hoạt động sao cho tần số tim của bạn thay đổi trong phạm vi nhất định, trong phạm vi đó, trái tim bạn sẽ có thời gian thích nghi, hoạt động hiệu quả nhất. Phạm vi tần số tim đó được gọi là “tần số tim đích”.

Trong vài tuần đầu tiên tập luyện, hãy nhắm đến tần số tim đích ở mức thấp nhất [tương đương 50% nhịp tim tối đa của bạn] và dần dần tăng hoạt động thể chất để tần số tim của bạn chuyển sang phạm vi cao hơn [tương đương 85% nhịp tim tối đa của bạn]. Sau sáu tháng trở lên, bạn có thể tập thể dục thoải mái với 85% nhịp tim tối đa đó.

Bảng này cho thấy nhịp tim đích ước tính cho các độ tuổi khác nhau. Nhịp tim tối đa của bạn là khoảng 220 trừ số tuổi của bạn. Trong độ tuổi gần nhất với tuổi của bạn, hãy tìm nhịp tim đích của bạn.

Các số liệu này là giá trị trung bình, có thể sử dụng làm hướng dẫn chung:

Nếu bạn đang dùng thuốc chẹn beta để giảm nhịp tim [và hạ huyết áp] hoặc kiểm soát nhịp bất thường [rối loạn nhịp tim], bác sĩ có thể yêu cầu bạn theo dõi và ghi lại nhịp tim. Chú thích tên thuốc trên bảng nhịp tim ghi chép của bạn để giúp bác sĩ xác định liều lượng hoặc phải chuyển sang một loại thuốc khác.

Nếu mạch của bạn rất thấp hoặc nếu bạn thường xuyên bị nhịp tim nhanh không giải thích được, đặc biệt là nếu chúng khiến bạn cảm thấy yếu hoặc chóng mặt hoặc ngất xỉu, hãy gọi cho bác sĩ của bạn, bác sĩ sẽ trả lời bạn có cần đến gặp trực tiếp không. Mạch hoặc nhịp tim của bạn là một công cụ quan trọng dự đoán sức khỏe của bạn.

Lưu ý quan trọng: Một vài loại thuốc hạ huyết áp làm giảm nhịp tim tối đa và do đó làm giảm nhịp tim đích. Nếu bạn đang dùng thuốc như vậy, hãy gọi bác sĩ của bạn để tìm hiểu xem bạn có cần sử dụng nhịp tim đích thấp hơn không.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, giàu kinh nghiệm ở trong và ngoài nước về lĩnh vực Tim mạch cũng như như các lĩnh vực khác như: tiêu hóa, tiết niệu,... với sự hỗ trợ và phối hợp thường xuyên của các chuyên gia, bác sĩ trong toàn Hệ thống Vinmec. Bên cạnh đó, các chuyên gia, bác sĩ tại bệnh viện còn được thường xuyên cử đi tham dự các khóa đào tạo trong nước và Quốc tế, nhằm cập nhật các kỹ thuật ngoại khoa trên thế giới, các chương trình trao đổi, hợp tác với các bác sĩ nước ngoài nhằm nâng cao tay nghề.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc, Quý Khách có thể liên hệ theo địa chỉ: Bãi Dài, Giành Dấu, Phú Quốc, Gành Dầu, Phú Quốc.

Hotline: 0297 3985 588 hoặc đăng ký Trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết tham khảo nguồn: Heart.org; Uptodate.com

Nhịp tim bình thường đập bao nhiêu lần mỗi phút?

8 dấu hiệu rối loạn nhịp tim

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề