Hình ánh hạt cát trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá có ý nghĩa gì

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Một người nuôi trai lấy ngọc hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Một người nuôi trai lấy ngọc đầy đủ nhất.

Đọc hiểu Một người nuôi trai lấy ngọc - Đề số 1

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu ở phía dưới:

Một người nuôi trai lấy ngọc luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên ngọc trai tốt nhất, đẹp nhất trên đời. Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát. Để chọn được một hạt cát theo ý muốn, ông đã hỏi từng hạt cát có muốn biến thành ngọc trai không. Các hạt cát lắc đầu nguầy nguậy khiến ông sắp tuyệt vọng.

Đang lúc đó có một hạt cát đồng ý. Các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui đầu vào trong vỏ trai, xa lánh người thân, bạn bè, không thấy ánh sáng mặt trời trăng sao, gió mát, thậm chí thiếu cả không khí, chỉ có bóng tối ướt lạnh, cô đơn, rất đau khổ, thử hỏi có đáng không? Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán than. Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá, còn những bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát..

[Qùa tặng cuộc sống]

Câu 1. Câu chuyện có ý nghĩa gì?

Câu 2. Phương thức biểu đạt nào được dùng trong câu chuyện trên?

Câu 3. Anh/chị hãy viết một đoạn văn [khoảng 10 câu] trình bày suy nghĩ của mình về kết thúc của câu chuyện.

Trả lời:

Câu 1:

Ý nghĩa của câu chuyện: Muốn trở thành co người hữu ích thì phải bản thân mỗi chúng ta phải tôi luyện qua những khổ đau, cay đắng của cuộc đời.

Câu 2:

Phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên là tự sự

Câu 3:

Từ một hạt cát tầm thường trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá. Còn những hạt cát sợ cái khổ, vào mãi ở trong sự an toàn vẫn mãi chỉ là hạt cát. Vì vậy, con người phải trải qua những gian nan, thử thách thì mới trở nên thành công. Những con người không chịu cố gắng vươn lên thì vẫn mãi chỉ là những hạt cát bé nhỏ, dần mờ nhạt trong xã hội. Trong những hoàn cảnh khó khăn cũng không được chùn bước, ta vẫn vẫn giữ vững ý chí mà vươn lên, sẵn sàng chấp nhận lấy khó khăn gian khổ trong cuộc sống. Dũng cảm chịu dập trong khuôn khổ, hay kiên trì biến thất bại, thử thách thành cơ hội cho thành công để chạm tới vinh quang. Đó chính là cốt lõi của sự thành công.

Đọc hiểu Một người nuôi trai lấy ngọc - Đề số 2

Đọc đoạn trích sau:

Một người nuôi trai lấy ngọc luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên ngọc trai tốt nhất, đẹp nhất trên đời. Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát và hỏi từng hạt cát có muốn biến thành ngọc trai không. Các hạt cát đều lắc đầu nguầy nguậy khiến ông sắp tuyệt vọng. Đúng lúc đó có một hạt cát đồng ý, các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui đầu vào trong vỏ trai, xa lánh người thân, bạn bè, không thấy ánh mặt trời, trăng sao, gió mát, thậm chí thiếu cả không khí, chỉ có bóng tối, ướt lạnh, cô đơn, rất đau buồn, thử hỏi có đáng không? Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán thán. Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá, còn những bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát”.

Trả lời câu hỏi sau:

Câu 1: Tìm và chỉ ra tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ nghệ thuật

Câu 2: Đặt nhan đề khác cho văn bản này.

Câu 3: Bài học thông điệp rút ra từ đoạn trích.

Trả lời:

Câu 1: Biện pháp tu từ: nhân hóa "hạt cát đều lắc đầu nguầy nguậy", " một hạt cát đồng ý, các hạt cát khác đều giễu nó ngốc”

Tác dụng: Khiến cho hạt cát trở nên gần gũi với người đọc, góp phần giúp câu chuyện trở nên sinh động, gần gũi hơn.

Câu 2: Nhan đề khác: Hạt cát và viên ngọc trai, Gía trị của sựu khổ luyện

Câu 3: Bài học thông điệp: Khó khăn, gian khổ cũng chính là điều kiện, là cơ hội để thử thách và tôi luyện ý chí con người. Vượt qua nó, con người sẽ trưởng thành, tự khẳng định được mình, sống có ý nghĩa hơn và đóng góp cho cuộc đời nhiều hơn.

Đọc hiểu Một người nuôi trai lấy ngọc - Đề số 3

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Một người nuôi trai lấy ngọc luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên ngọc trai tốt nhất, đẹp nhất trên đời. Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát và hỏi từng hạt cát có muốn biến thành ngọc trai không. Các hạt cát đều lắc đầu nguầy nguậy khiến ông sắp tuyệt vọng.

Đúng lúc đó có một hạt cát đồng ý, các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui đầu vào trong vỏ trai, xa lánh người thân, bạn bè, không thấy ánh mặt trời, trăng sao, gió mát, thậm chí thiếu cả không khí, chỉ có bóng tối, ướt lạnh, cô đơn, rất đau buồn, thử hỏi có đáng không? Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán thán.

Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá, còn những bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát”.

[Quà tặng cuộc sống]

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2: Đâu là thành ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 3: Biện pháp tu từ nào được sử dụng khi khắc họa những hạt cát.

Câu 4: Xét theo mục đích nói, câu văn Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán than thuộc kiểu câu gì?

Câu 5: Đoạn trích gợi đến suy nghĩ về?

Trả lời:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 2:

Thành ngữ được sử dụng trong đoạn trích là: Bật đổi sao dời.

Câu 3:

Biện pháp tu từ được sử dụng k

Xét theo mục đích nói, câu văn Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán than thuộc kiểu câu trần thuật.

Câu 5:

Suy nghĩ về đoạn trích: Chính những khổ đau, cay đắng của cuộc đời là điều kiện tôi luyện con người trở thành người hữu ích.

Tuyển tập Đọc hiểu Từ hạt cát đến ngọc trai hay nhất thi THPT Quốc gia. Trả lời các câu hỏi Đọc hiểu Từ hạt cát đến ngọc trai chi tiết nhất.

Đọc hiểu Từ hạt cát đến ngọc trai số 1

Chẳng ai vừa sinh ra đã là một viên ngọc trai, bất cứ ai muốn trở thành ngọc trai cũng đều phải trải qua rất nhiều nỗ lực, thậm chí là đánh đổi bằng mồ hôi và nước mắt nữa. Khi bạn chưa được người khác xem như một viên ngọc trai, thì hãy coi mình như một hạt cát. Đừng than vãn cuộc đời không công bằng, thay vào đó hãy nhìn nhận một cách đúng đắn những lời chỉ trích, phê bình của người khác, cố gắng thầm lặng để từng bước, từng bước một làm tốt mọi chuyện. Cứ như vậy, rồi sẽ có một ngày, người khác cũng sẽ nhận ra bạn là viên ngọc trai vô giá.

[Từ hạt cát đến hạt ngọc trai - 85 triết lý sống tích cực của Marcus Aurelius Trầm Linh

Hạ Dịch Ân [biên soạn, Nguyễn Lệ Thu [dịch], NXB Thanh Niên 2016. tr, 23]

Câu 1:Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích [0,5 điểm].

Câu 2:Xác định một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích [0,5 điểm].

Câu 3:Anh chị hiểu thế nào về câu nói của tác giả: Khi bạn chưa được người khác xem như một viên ngọc trai thì hãy coi mình như một hạt cát [1,0 điểm].

Câu 4:Theo tác giả, bất cứ ai muốn trở thành ngọc trai cũng đều trải qua rất nhiều nỗ lực, thậm chí là đánh đổi bằng mồ hôi và nước mắt. Vậy theo anh/chị để thành công thì chúng ta cần phải làm gì [1,0 điểm].

Lời giải

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.

Câu 2:

Biện pháp tu từ:

- Điệp ngữ:"ngọc trai"

→Nhấn mạnh: vẻ đẹp của sự nỗ lực và phấn đấu trong cuộc sống.

- So sánh :"như một viên ngọc trai" và" như một hạt cát"

→Nhấn mạnh: làm nổi bật của bản thân phải biết kiên trì và nhẫn nại thì mới đến sự thành công và xúng đáng vô giá.

Câu 3:

- Tác giả muốn nói là dù mình làm việc gì cũng chưa đủ để người ta tôn trọng mình thì hãy coi mình một vật nhỏ từ từ rồi sẽ thành công với tất cả những nỗ lực của chính mình.

Câu 4:

- Muốn thành công chúng ta cần phải làm là :

+Hãy suy nghĩ và nhìn nhận những cái đúng đắn, phê bình của người khác.

+Không được nản lòng với những chỉ trích của người khác.

+Cố gắng bản lĩnh vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Đọc hiểu Từ hạt cát đến ngọc trai số 2

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Bị người khác bàn luận là chuyện khó tránh khỏi, chẳng khác gì việc chúng ta bàn luận vềngười khác vậy.[…] Nhiều khi chúng ta cảm thấy phiền muộn, không biết phải làm sao,chính là vì ta đã quá để tâm đến ý kiến của người khác. Có lúc người khác nói ta khônglàm được, ta liền thất vọng, chán nản mà bỏ cuộc. Nếu đó là quy luật tự nhiên thì thế giớinày sao lại có được những phát minh như của Edison, càng không có tàu hỏa củaStephenson, cũng chẳng thể sản sinh ra những kì tích khiến bao người kinh ngạc được. Cóthể thấy rằng những gì người khác nói không quan trọng, bất kể người ấy có ý tốt hay xấu,chúng ta cũng đều phải giữ vững mục tiêu của mình, chỉ có vậy mới đạt được thành công.

[Từ hạt cát đến ngọc trai, NXB Thanh niên, 2016, trang 58-59]

Câu 1. Văn bản trên thuộc dạng nghị luận về một tư tưởng đạo lí hay nghị luận về mộthiện tượng đời sống? [0.5 điểm]

Câu 2. Trình bày ngắn gọn các luận cứ người viết sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm. [1.0điểm]

Câu 3. Anh chị có đồng ý với quan điểm: Những gì người khác nói không quan trọng, bấtkể người ấy có ý tốt hay xấu, chúng ta cũng đều phải giữ vững mục tiêu của mình, chỉ cóvậy mới đạt được thành công? Vì sao? [1.0 điểm]

Câu 4. Nêu nội dung chính của văn bản. [0.5 điểm]

Lời giải

Câu 1. Văn bản trên thuộc dạng nghị luận về một tư tưởng đạo lí. 0.5

Câu 2. Nội dung chính của văn bản: Thành công không phụ thuộc vào ý kiến của người khácmà nhờ chính vào sự nỗ lực của bản thân mỗi người. 0.5

Câu 3. Luận cứ người viết sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm: 1.0

- Lí lẽ: Bị người khác bàn luận là chuyện khó tránh khỏi; không nên thất vọng, chán nảnmà bỏ cuộc; phải giữ vững mục tiêu của mình

- Dẫn chứng: thành công của Edison, Stephenson.

Câu 4. Những gì người khác nói không quan trọng, bất kể người ấy có ý tốt hay xấu, chúng ta cũng đều phải giữ vững mục tiêu của mình, chỉ có vậy mới đạt được thành công.

- Thí sinh có thể đồng ý, hoặc có ý kiến bổ sung: cần giữ vững mục tiêu của mình, nhưngcũng phải biết lắng nghe, tiếp thu những góp ý tích cực, có tính xây dựng từ người khác.0.5

- Thí sinh đưa ra lí giải cho ý kiến lựa chọn, cần ngắn gọn, hợp lí, thuyết phục, giáo viênlinh hoạt trong đánh giá. 0.5

Video liên quan

Chủ Đề