Hình ảnh ước lệ là gì

Những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân? Qua những hình tượng ấy, em cảm nhận Thúy vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế nào?

Khi gợi tả nhan sắc Thúy Kiều, tác giả cũng sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, theo em, có những điểm nào giống và khác so với tà Thúy Vân?

Bài 5: Chiếc cầu - dải yếm là một hình ảnh nghệ thuật chỉ có trong ca dao, nói lên ước muốn mãnh liệt của người bình dân trong tình yêu. Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp độc đáo của hình ảnh nghệ thuật này.

Thế nào là nghệ thuật tương phản? Nêu cách thể hiện thủ pháp nghệ thuật trong truyện Sống chết mặc bay và tác dụng của nó

Ước lệ nghệ thuật là một thuộc tính bản chất nhằm phân biệt sự miêu tả nghệ thuật với khách thể mà nó tái hiện. Mỹ học hiện đại phân biệt hai thứ ước lệ.

Tính không đồng nhất giữa hình tượng nghệ thuật với thực tại đời sống. Với ý nghĩa này, tất cả mọi yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật như không gian, thời gian, người trần thuật, lời đối thoại,… đều mang tính ước lệ. Tuy nhiên, thông thường, những người có cùng một trình độ văn hóa nghệ thuật, với sáng tác nào đó, không xem tính đồng nhất ấy là ước lệ. Chỉ khi có một trình độ nghệ thuật mới xuất hiện thì người ta mới nhận ra tính ước lệ trong văn học giai đoạn trước.

Ước lệ theo nghĩa thứ hai [hoặc ước lệ trong quan niệm hiện đại và trong cách dùng phổ biến] là sự phá vỡ cố ý và lộ liễu tính giống thực trong phong cách tác phẩm. Có nhiều ngọn nguồn và kiểu dạng thể hiện. Ước lệ này phát sinh do chuyển hóa của ước lệ theo nghĩa thứ nhất, khi được dùng như những thủ pháp công nhiên vạch trần ảo giác nghệ thuật [ví dụ: nguyên tắc kịch tự sự của B.Brếch] hoặc khi sử dụng hình tượng huyền thoại, truyền thuyết, cổ tích,… vào những mục đích nghệ thuật mới [ví dụ: Gác-găng-chuya và Păng-ta-gruy-en của Ra-bơ-le, Phao-xtơ của Gớt, Nghệ nhân và Mác-ga-ri-ta của M. Bun-ga-cốp,Xăng-tôn của Ấp-đai-cơ,…]. Việc phá vỡ các tỉ lệ, việc phối hợp và nhấn mạnh những thành tố nào đó của thế giới nghệ thuật, làm cho hư cấu của tác giả trở nên lộ liễu – tạo nên những thủ pháp phong cách chứng tỏ “trò chơi có ý thức” của tác giả đối với ước lệ coi nó như một phương thức thẩm mỹ nhằm làm biến dạng thực tại [Gu-li-vơ du ký của Xuýp-tơ, Cái mũi của Gô-gôn,Lịch sử một thành phố của Xan-tư-cốp – Sê-đơ-rin…].

Các kiểu hình tượng ước lệ lộ liễu là: ảo tưởng nghịch dị; các kiểu ghép nối và phóng đại [hyperbol], tượng trưng, phúng dụ [chúng có thể là ước lệ viễn tưởng như Ca tụng sự điên rồ của E-ra-xmux Rốt-te-ro-đa-mux, Con quỷ của Léc-man-tốp, chúng cũng có thể giống thực, như các biểu tượng hải âu [Vườn anh đào của Sê-khốp,…]. Văn học thế kỷ XX sử dụng rộng rãi các kiểu ước lệ, nhất là kiểu hình tượng huyền thoại, đồng thời cũng tạo ra các “huyền thoại” mới [Ph. Cáp-ca, A. Ca-muy, E. I-ô-nét-xcô] bằng các hình thức ước lệ.

Có những thể tài văn học xây dựng hoàn toàn bằng kiểu hình tượng ước lệ như truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích, truyện viễn tưởng khoa học.

Tham khảoSửa đổi

là phép mà tgia lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để so sánh vs vẻ đẹp của con người

* Ước lệ: Là biện pháp diễn đạt bằng hình ảnh có tính chất qui ước thường được dùng trong văn chương cổ. Ví dụ: dùng hình ảnh “tuyết rơi” để tả mùa đông, “lá vàng rụng” để chỉ mùa thu, “giọt châu” để chỉ giọt nước mắt, “làn thu thuỷ” để chỉ ánh mắt của người con gái. * Tượng trưng: Là biện pháp diễn đạt cái trừu tượng bằng một hình ảnh cụ thể thường lấy từ cây cỏ, chim muông. Ví dụ: Hình ảnh cây trúc tượng trưng cho người quân tử, cây tùng tượng trưng cho nhân cách cứng cỏi, vững vàng, tuyết tượng trưng cho tâm hồn trong sáng,... Ước lệ tượng trưng : là một đặc điểm của nghệ thuật thơ văn cổ. Đó là cách diễn đạt theo qui ước, khuôn mẫu có sẵn làm cho lời thơ, lời văn thêm tao nhã, thâm thuý. Các nhà thơ cổ đặc biệt là Nguyễn Du là người đã có nhiều sáng tạo trong thủ pháp này.


Nguồn: vn.answers.yahoo.com

Reactions: Hanh157 and Thiên Thuận

Thế nào là phép tượng trưng ước lệ?
Giúp mình với ạ! Cảm ơn!

Là phép nghệ thuật nhà văn, nhà thơ lấy đăc điểm của thiên nhiên để so sánh với đặc điểm của con người đó bạn [ mình nhớ là như vậy] Lấy ví dụ đơn giản như thế này nhé bạn! Trong Truyện Kiều [ Nguyễn Du] với đoạn trích " Chị em Thúy Kiều " có câu : " Hoa cười ngọc thốt đoan trang"

-> Cười tươi như hoa, lời nói thì như ngỗc.

Reactions: Hanh157

là sự so sánh giữa con người vs thiên nhiên. Ví dụ: Truyện Kiều của Nguyễn Du [ CHị em THúy KIều - SGK 9 tập 1 trang 81]: Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da .... Làn thu thủy, nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

Video liên quan

Chủ Đề