Hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh mua sắm hàng hóa

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu 2013 thì chào hàng cạnh tranh được áp dụng cho 03 loại gói thầu sau

Điều 23. Chào hàng cạnh tranh

1. Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây: a] Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản; b] Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng; c] Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt. Điều kiện để thực hiện áp dụng chào hàng cạnh tranh khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: a] Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt; b] Có dự toán được phê duyệt theo quy định; c] Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.

Các mẫu hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh

1. Đối với chào hàng cạnh tranh không qua mạng
Các mẫu chào hàng cạnh tranh không qua mạng được hướng dẫn thực hiện theo Thông tư số 11/2015/TT-BKHĐT ngày 27/10/2015, theo đó gồm các mẫu sau:

  • Mẫu số 03 – Hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh xây lắp
  • Mẫu số 04 – Hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh mua sắm hàng hóa
  • Mẫu số 05 – Bản yêu cầu báo giá

 
2. Đối với chào hàng cạnh tranh qua mạng
Các mẫu chào hàng cạnh tranh qua mạng được hướng dẫn thực hiện theo Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15/11/2017 và lưu ý có một số khoản trong Mẫu HSMT được bổ sung, điều chỉnh theo Thông tư số 05/2020/TT-BKHĐT ban hành ngày 30/6/2020, theo đó gồm các mẫu sau:

  • Mẫu số 1 - Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu xây lắp quy mô nhỏ theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ.
  • áp dụng
  • Mẫu số 2 - Chào hàng cạnh tranh gói thầu mua sắm hàng hóa quy mô nhỏ được chào hàng cạnh tranh qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ.
  • Mẫu số 3 - Chào hàng cạnh tranh gói thầu dịch vụ phi tư vấn quy mô nhỏ được tổ chức chào hàng cạnh tranh qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ.
  • Mẫu số 7 - Chào hàng cạnh tranh qua mạng, rút gọn.

Ngoài ra chúng ta cần lưu ý các gói thầu có giá gói thầu dưới 20 tỷ [xây lắp], 10 tỷ [gói thầu khác xây lắp] có lộ trình phải thực hiện đấu thầu qua mạng, tham khảo bài viết của chúng tôi tại đây.   Trên đây là những mẫu hồ sơ chào hàng cạnh tranh mà bên mời thầu hay nhà thầu đều cần phải biết. Trong quá trình khai thác thông tin thầu hoặc chuẩn bị các hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu Quý khách hàng có thắc mắc hoặc cần giải đáp xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0904634288 hoặc email .  

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập4
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm3
  • Hôm nay1,162
  • Tháng hiện tại33,034
  • Tổng lượt truy cập497,378

Chào hàng cạnh tranh rút gọn là gì? Các trường hợp đấu thầu qua mạng? Mẫu hồ sơ gồm những gì? Mẫu hồ sơ chào hàng cạnh tranh rút gọn qua mạng mới nhất?

Chào hàng cạnh tranh rút gọn là hình thức nhanh chóng, đảm bảo quy trình trong tìm kiếm nhà thầu. Đây là một hình thức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu đảm bảo quy trình, tiêu chuẩn theo quy định. Hình thức này được áp dụng trong điều kiện cụ thể liên quan đến gói thầu được thực hiện. Do đó, hồ sơ chào hàng cũng cần đảm bảo về hình thức và nội dung theo mẫu của nhà nước. Qua đó giúp các bên liên quan đảm bảo quyền, nghĩa vụ thực hiện khi tham gia đấu thầu. Cùng tìm hiểu mẫu hồ sơ dành cho quy trình trào hàng cạnh tranh rút gọn qua mạng mới nhất.

Căn cứ pháp lý:

– Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu qua Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia.

– Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu, lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu…

– Thông tư 05/2020/TT-BKHĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT.

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Chào hàng cạnh tranh rút gọn là gì?

Chào hành cạnh tranh rút gọn là một trong những hình thức lựa chọn nhà thầu. Thể hiện sự rút gọn trong quy trình thực hiện mà vẫn đảm bảo chất lượng, tuân thủ quy định pháp luật. Trong đó bên mời thầu sẽ thực hiện gửi yêu cầu chào hàng và nhận báo giá về gói thầu từ các nhà thầu, sau đó sẽ quyết định lựa chọn nhà thầu đưa ra giá thấp nhất. Thực hiện qua mạng giúp nhiều nhà đầu tư có nhu cầu được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện. Đồng thời mang đến công bằng, công khai trong tìm kiếm nhà thầu phù hợp.

Chào hàng cạnh tranh được thực hiện theo thủ tục rút gọn đối với các gói thầu sau:

– Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng đơn giản như logistics, bảo hiểm, quảng cáo, lắp đặt, có giá trị từ 500 triệu đồng trở xuống.

– Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, có sẵn trên thị trường, đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng có giá trị không vượt quá 1 tỷ đồng.

– Gói thầu xây lắp công trình đơn giản, có bản vẽ thi công đã được phê duyệt có giá trị dưới 1 tỷ đồng.

Xem thêm: Chào hàng cạnh tranh là gì? Quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường?

– Gói thầu mua sắm thường xuyên có giá trị từ 200 triệu đồng trở xuống.

Như vậy xét về giá trị của gói thầu được xác định không quá lớn. Trong tất cả gói thầu được liệt kê, giá trị gói thầu đều không quá 1 tỷ. Như vậy mới được xem xét thực hiện qua mạng, trong tính chất rút gọn. Các thủ tục này nhanh chóng tiến hành, tìm được nhà thầu phù hợp và tiết kiệm thời gian, kinh phí.

Chào hàng cạnh tranh chỉ được thực hiện khi đáp ứng được các điều kiện:

+ Đã có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt.

+ Dự toán được phê duyệt.

+ Được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.

Qua đó đảm bảo ý nghĩa, chất lượng và hiệu quả trong quá trình thực hiện. Cũng như đặc điểm, tính chất của gói thầu đã được xác định cụ thể.

Quy trình thực hiện:

Xem thêm: Điều kiện và quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn mới nhất năm 2022

Chào hàng cạnh tranh rút gọn được thực hiện theo quy trình:

[1] Bên mời thầu chuẩn bị và gửi yêu cầu báo giá đến các nhà thầu.

[2] Nhà thầu nộp báo giá và bên mời thầu tiếp nhận báo giá từ nhà thầu.

[3] Bên mời thầu thực hiện đánh giá các báo giá, trình, thẩm định, phê dượt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.

[4] Thực hiện ký kết hợp đồng.

Theo đó, trình tự được rút gọn để thực hiện các giai đoạn chính. Từ đó đảm bảo trong nhu cầu lựa chọn nhà thầu phù hợp. Các bên đảm bảo tiêu chí được đối phương đưa ra, đồng thời được đảm bảo các quyền và lợi ích mong muốn. Khi đó, các thủ tục được tiến hành thông qua mạng.

2. Các trường hợp phải thực hiện đấu thầu qua mạng:

Mục đích đấu thầu qua mạng:

Lộ trình đấu thầu qua mạng theo định hướng của Chính phủ là yêu cầu bắt buộc. Thực hiện đúng với quy trình cũng như tính công khai, tiếp cận và thực hiện các nhu cầu đầu tư hiệu quả. Các bên trong quan hệ cân đối quyền lợi ích, cũng như đảm bảo mang đến quyền lợi tốt nhất cho đối phương sẽ được lựa chọn. Hướng tới tăng cường đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch.

Xem thêm: Mẫu hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh mua sắm hàng hóa

Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT được ban hành quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu, lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng và quản lý, sử dụng giá trị bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả. Từ đó mang đến cơ sở tiếp cận và triển khai các nhu cầu đấu thầu theo đúng quy định pháp luật. Thông tư này bắt đầu có hiệu lực từ 01/02/2020.

Quy định pháp luật:

Điểm a Khoản 1 Điều 29 Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT quy định các gói thầu bắt buộc phải đấu thầu qua mạng:

“Các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng, trừ trường hợp đối với các gói thầu chưa thể tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng hoặc các gói thầu có tính đặc thù”.

Các mẫu chào hàng cạnh tranh qua mạng được hướng dẫn thực hiện theo Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15/11/2017 và bổ sung, điều chỉnh theo Thông tư số 05/2020/TT-BKHĐT. Theo đó gồm các mẫu sau:

Gói thầu được tổ chức chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng Mẫu số 7. Xác định mẫu quy trình, thủ tục được hướng dẫn thực hiện trong trường hợp cụ thể này.

Như vậy chúng ta thấy cơ bản các gói thầu quy mô nhỏ [5-10 tỷ đồng] gần như là bắt buộc đấu thầu qua mạng. Hồ sơ, quy trình thực hiện được cơ quan nhà nước hướng dẫn cụ thể. Qua đó giúp các chủ thể xác định được phương thức thực hiện phù hợp, hiệu quả và tiết kiệm.

3. Mẫu hồ sơ gồm những gì?

Mẫu hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh rút gọn được quy định theo mẫu số 07 tại Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT quy định về lựa chọn nhà thầu qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Một số quy định khác được xác định trong nội dung Thông tư 11/2015/TT-BKHĐT, quy định về lập hồ sơ yêu cầu đối với chào hàng cạnh tranh. Các Thông tư này mang đến thông tin, dữ liệu để chủ thể liên quan có thể xác định được công việc phải thực hiện. Qua đó triển khai đúng hình thức, đảm bảo chất lượng đấu thầu.

Theo đó mẫu hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh rút gọn sẽ bao gồm những nội dung như sau:

Xem thêm: Giá trị gói thầu áp dụng, cách áp dụng hình thức chào hàng cạnh trạnh

– Yêu cầu các nhà thầu nộp báo giá.

Yêu cầu này được thực hiện bởi bên mời thầu. Căn cứ vào báo giá để lựa chọn nhà thầu mang đến quyền và lợi ích tốt nhất cho họ. Đây là hoạt động cạnh tranh công bằng giữa các nhà thầu, khi họ mong muốn nhận về các lợi ích tiềm năng qua gói thầu.

Trong đó sẽ có các nội dung thể hiện trong đặc điểm, nhu cầu quyền lợi các bên trao cho nhau. Cùng với đó, phải đảm bảo thu hút được nhà thầu, tìm kiếm các nhà thầu đủ điều kiện lựa chọn. Như vậy, các yêu cầu được đưa ra thể hiện về:

+ Điều kiện về tư cách của nhà thầu.

+ Các nhà thầu ghi đơn giá chào hàng, biểu giá cụ thể, báo giá do nhà thầu chuẩn bị.

+ Điều kiện xét nhà thầu trúng thầu,

+ Công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.

+ Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, cách thức giải quyết kiến nghị.

Xem thêm: Mẫu hồ sơ đề xuất chào hàng cạnh tranh mới nhất năm 2022

– Mẫu mời thầu và dự thầu.

Đối với mỗi gói thầu sẽ có một biểu mẫu riêng đối với các gói thầu khác nhau. Thực hiện trong các khả năng và nhu cầu tiếp cận khác nhau trong hoạt động đấu thầu. Bao gồm gói thầu mua sắp hàng hóa, gói thầu xây lắp, gói thầu dịch vụ phi tư vấn. Khi đó, các biểu mẫu được sử dụng phù hợp, đảm bảo với nhu cầu được xác định. Cũng như mang đến nội dung đề cập, tiếp cận trong tính chất công việc đấu thầu.

– Dự thảo hợp đồng.

Mỗi gói thầu cũng có quy định một mẫu riêng cho dự thảo hợp đồng. Qua đó xác định bản chất, nội dung bám sát và phù hợp với từn gói thầu đang thực hiện.

Nhưng nhìn chung một mẫu dự thảo hợp đồng sẽ bao gồm những thông tin sau:

+ Thông tin về chủ đầu tư, nhà thầu bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, tài khoản, mã số thuế, người đại diện, chức vụ. Đây là các thông tin bắt buộc, không thể thiếu được các bên cung cấp. Từ đó xác định cho chủ thể, cho tổ chức thực hiện. Cũng như xác định các thông tin về đối tác tương lai trong nhu cầu đầu tư của các bên.

+ Đối tượng của hợp đồng được liệt kê về danh mục hàng hóa dịch vụ cần thực hiện, cung cấp. Đây là nội dung được triển khai trong hoạt động tham gia gói thầu. Các đối tượng xác định trong khả năng tiếp cận, điểm mạnh của các chủ thể. Cũng qua đó xác định các công việc cần thực hiện khi trúng thầu.

+ Thành phần hợp đồng. Bao gồm:

Xem thêm: Các bước đăng tải thông báo mời chào hàng, thông báo mời thầu

1] Biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.

2] Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

3] Bản yêu cầu báo giá và các tài liệu sửa đổi, làm rõ.

4] Bản chào giá của nhà thầu,…

Qua đó cung cấp các tài liệu liên quan, cần cung cấp trong nội dung giao kết của các bên. Qua đó cũng cung cấp các dữ liệu minh bạch, chính xác trong hoạt động của các bên tham gia. Quyền lợi đảm bảo của nhà thầu, bên trúng thầu để đi đến thực hiện công việc.

+ Trách nhiệm của các bên chủ đầu tư và nhà thầu tham gia hợp đồng. Xác định nghĩa vụ các bên cần thực hiện để đảm bảo công việc. Cũng như quyền và lợi ích của bên này sẽ được đảm bảo thực hiện thông qua nghĩa vụ của bên còn lại. Điều này có ý nghĩa trong mục đích, hiệu quả thực hiện gói thầu.

+ Giá cả và phương thức thanh toán hợp đồng. Bao gồm giá ghi bằng số, bằng chữ, thời hạn thanh toán, số lần thanh toán. Các bên nhận được lợi ích bên cạnh công việc phải thực hiện.

+ Thời gian, tiến độ thực hiện hợp đồng.

Xem thêm: Chào hàng là gì? Chào hàng và chấp nhận chào hàng trong thương mại quốc tế?

+ Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà đầu tư.

+ Trường hợp chấm dứt hợp đồng.

+ Giải quyết tranh chấp phát sinh.

+ Hiệu lực của hợp đồng.

Tất cả các nội dung này đảm bảo cho thỏa thuận ràng buộc quyền, nghĩa vụ của các bên. Từ đó mà có căn cứ thực hiện tốt gói thầu tham gia.

Video liên quan

Chủ Đề