Học giáo dục thường xuyên có bằng cấp 3 không

Trung tâm giáo dục thường xuyên là gì? Học trung tâm giáo dục thường xuyên được thi THPT quốc gia không? … là những thắc mắc của học sinh và phụ huynh khi lựa chọn học giáo dục thường xuyên [GDTX]. Tại TP.HCM, không ít HS từ bỏ trường công lập dù dư sức trúng tuyển, nhiều em gia đình khá giả chuyển sang trường quốc tế để giảm áp lực học hành, có thời gian phát huy sở thích và năng khiếu. Phần còn lại chọn học GDTX vì ngoài chương trình học nhẹ nhàng, ít môn [7 môn cơ bản bắt buộc gồm: toán, lý, hóa, văn, sinh, sử, địa], GDTX còn có ưu điểm không đặt nặng thành tích, người học không bị áp lực đè nặng.

Giáo dục thường xuyên là một hệ thống gồm các loại hình học tập thuộc phạm vi giáo dục tiếp tục. Do vậy, giáo dục thường xuyên không bao hàm các hình thức giáo dục chính quy trong hệ giáo dục ban đầu. Nói đến giáo dục thường xuyên, người ta hiểu rằng đó là giáo dục tiếp tục. Theo quy định của luật giáo dục 2005, giáo dục tiếp tục bao gồm mọi loại hình giáo dục không chính quy. Do tính chất bắc cầu trong quan niệm nói trên nên nói đến giáo dục thường xuyên có thể hiều là giáo dục không chính quy.
Trung tâm giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục thường xuyên của hệ thống giáo dục quốc dân. Trung tâm giáo dục thường xuyên bao gồm trung tâm giáo dục thường xuyên cấp và cấp tỉnh. Do đó, hầu như các tỉnh đều có ít nhất 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên.

Trung tâm giáo dục thường xuyên Tôn Đức Thắng TPHCM

Đối tượng học trung tâm giáo dục thường xuyên

Trước đây, đối tượng học giáo dục thường xuyên chủ yếu là người lớn, có mong muốn học tiếp khi đã bỏ lỡ việc học, những người đã quá tuổi có cơ hội đi học lần thứ hai hoặc các đối tượng muốn học bổ sung để hoàn thiện kỹ năng, kiến thức về nghề nghiệp. Nhưng hiện nay, nhiều phụ huynh muốn cho con du học cũng chọn học GDTX vì trường đại học nước ngoài chú trọng thế mạnh cá nhân hơn bảng thành tích học tập nhưng lại yếu kỹ năng. Điều này nhiều trường công lập không thể làm. Hiện tượng này đang dần trở thành xu hướng vì GDTX có những lợi thế mà trường công lập không có. Xu hướng này phát triển từ khi bằng tốt nghiệp THPT không còn phân biệt phổ thông hay GDTX.

Tổ chức nội dung chương trình học giáo dục thường xuyên

Nội dung học tại trung tâm giáo dục thường xuyên được thể hiện trong các chương trình sau:

    • Chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ.
    • Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.
    • Chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ.
    • Chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng, công nghệ thông tin – truyền thông.
    • Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.
    • Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ.
    • Chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức.
    • Công tác tại vùng dân tộc, miền núi theo kế hoạch hằng năm của địa phương.
    • Chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.

Học phí trung tâm giáo dục thường xuyên

Vì không nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân chính quy, không học các chương trình khác nhiều nên các trung tâm giáo dục thường xuyên thường có học phí khá thấp. Tùy vào các hình thức đào tạo của nó mà có học phí khác nhau. Tuy nhiên mức học phí này sẽ thấp hơn hẳn so với học phí của hệ chính quy. Vì hệ giáo dục thường xuyên, chương trình học đã lược bớt một số môn không quan trọng hoặc một số chương trình không cần thiết. Để biết chính xác học phí, xin vui lòng tham khảo trên website của các trung tâm GDTX.

Các hình thức đào tạo giáo dục thường xuyên

1. Vừa học vừa làm: là hình thức đào tạo khá phổ biến cho những người đang có một công việc nhất định nhưng lại mong muốn có thêm bằng cấp cho một lĩnh vực nào đó. Những người này sẽ vừa học vừa làm. Hình thức đào tạo từ 2 đến 3,5 năm. Chương trình đào tạo hoàn toàn giống như các ngành được đào tạo ở đại học chính quy. Sau khi tốt nghiệp thì được nhận bằng hệ vừa học vừa làm.

2. Học từ xa: là hình thức đào tạo cho những người có nhu cầu học tập nhưng lại không cần phải đến cơ sở giáo dục. Bằng công nghệ internet hiện đại, người ta có thể học một cách trực tuyến. Chương trình học của hình thức này cũng rất đặc thù. Có thể là các lớp online một trò một thầy hoặc nhiều học viên nhưng lại không quá đông. Ngoài ra còn có các khóa học tự ghi lại bài giảng cho phép học viên mua quyền truy cập để học. Tại một số cơ sở và các trường đại học có mở thêm hình thức này giúp học viên có thể linh hoạt học tập. Do vậy không cần mất thời gian đến học nhưng vẫn được cấp bằng có giá trị.

3. Tự học có hướng dẫn: là hình thức học viên học tập có sự giám sát, hướng dẫn từ người có chuyên môn khác. Mục đích chính là giúp định hướng quá trình học tập cho học viên. Người hướng dẫn không can thiệp quá sâu mà chỉ đưa ra cái sườn cho người học tự học. Người học trong quá trình tự tìm hiểu có thắc mắc thì cần đến sự giúp đỡ của người hướng dẫn.

Trung tâm giáo dục thường xuyên là hệ thống giáo dục mở: giáo dục thường xuyên chính là một cấu trúc giáo dục mở trong cấu trúc lớn là xã hội học tập. Mô hình giáo dục mở được thể hiện qua các phương diện sau:

– Mở về đối tượng học tập: Những người không học ở hệ thống giáo dục ban đầu đều được hệ thống giáo dục tiếp nhận, không loại trừ một ai.

– Mở về địa điểm học tập: Mỗi người sẽ mở dần việc lựa chọn địa điểm học tập như học tại Trung tâm Học tập cộng đồng, Trung tâm giáo dục thường xuyên, thư viện, nhà văn hóa, câu lạc bộ, cơ quan, công sở và tại nhà…

– Mở về thời gian học tập: Việc học không chỉ đóng khung theo khung thời gian cố định, mà học mọi lúc có thể.

– Mở về phương pháp học tập: Với người lớn, các phương pháp học tập có thể theo phương pháp truyền thống, chẳng hạn tới lớp nghe giảng viên trình bày tài liệu, song cũng có thể học theo nhóm có sự hướng dẫn, học dưới hình thức trao đổi, chia sẻ tri thức, kinh nghiệm và phương pháp cơ bản là tự học có hướng dẫn và tự học độc lập.

– Mở về phương tiện học tập: Ngoài phương tiện học tập như tài liệu được in ấn thường thấy, việc sử dụng các công nghệ học tập ngày càng được ứng dụng như vô tuyến truyền hình, máy tính bàn, máy tính bảng, điện thoại di động.

– Mở về ý tưởng học tập: Những ý tưởng cần được đặt ra cho người lớn đi học đang cần chú ý là mở rộng nghề, phát triển dịch vụ xã hội, lập nghiệp, khởi nghiệp, chuyển đổi lao động nghề nghiệp…

– Mở về nội dung học tập: Phát triển các chương trình giáo dục khởi nghiệp; Tăng các chương trình chuyển giao công nghệ sản xuất; Mở rộng các chương trình mở mang nghề ở địa phương; Đa dạng hóa chương trình xóa mù chữ chức năng; Tiến hành đưa nội dung giáo dục phát triển bền vững vào Trung tâm giáo dục thường xuyên và Trung tâm Học tập cộng đồng.

Trung tâm giáo dục thường xuyên quận Thủ Đức

Học giáo dục thường xuyên đem lại lợi ích gì?

  • Chương trình Giáo dục thường xuyên sử dụng loạt sách giáo khoa theo chương trình cơ bản của phổ thông, tuy nhiên trong quá trình học sẽ bỏ bớt một số nội dung để phù hợp với sức của người học.
  • Tiết kiệm chi phí học tập.
  • Học xong chương trình lớp 12, sẽ được tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và được cấp bằng tốt nghiệp THPT.
  • Trường hợp trượt tốt nghiệp THPT hệ Giáo dục thường xuyên thì các môn thi đạt điểm 5 trở lên sẽ được bảo lưu lại ở năm thi sau không phải thi lại, chỉ thi lại những môn dưới 5 điểm.
  • Trường hợp đậu tốt nghiệp THPT, được đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp… ở bất cứ ngành học nào hoặc trường nào trong phạm vi cả nước.
  • Được cập nhật những tri thức và kỹ năng cần cho việc làm và cần cho đời sống cá nhân để không bị mù chữ hành dụng, tức là mù những kỹ năng mà cuộc sống của họ đòi hỏi.
  • Hệ Giáo dục thường xuyên còn giúp người học từng bước thoát nghèo đa chiều, trước hết là xóa nghèo tri thức, tiếp sau đó là nhờ sự giàu có từng bước về tri thức mà họ xóa nghèo nhân văn và nghèo thu nhập.
  • Được phát huy những năng lực còn tiềm ẩn mà giáo dục ban đầu chưa giúp họ bộc lộ được những năng lực đó.

Vì sao nên tham khảo hình thức giáo dục thường xuyên?

Với nhiều ưu điểm như thế nhưng vì sao học sinh không hào hứng, phụ huynh vẫn không mặn mà với hệ đào tạo này? Có lẽ bắt nguồn đầu tiên từ hai chữ “bổ túc” nên khá nhiều người có suy nghĩ và cái nhìn thiếu thiện cảm với loại hình đào tạo này. Trong mắt của không ít người phải học “bổ túc văn hóa” là những người học dốt vì “không thể thi đỗ vào trường công lập nào”. Và tấm bằng tốt nghiệp với dòng chữ “hệ bổ túc” cũng luôn là sự kỳ thị với nhiều người.

Trước đây, đã từng có trường đại học trong phần tuyển sinh từ chối nhận những học sinh có bằng tốt nghiệp hệ bổ túc. Hệ bổ túc còn bị mang tiếng về cách dạy và cách học của nhiều năm về trước do kỉ luật học tập nơi đây khá lỏng lẻo. Nhiều giáo viên đã du di cho học sinh vắng học cả tuần. Khi lên lớp, các em muốn học hay chơi thầy cô giáo cũng chỉ nhắc nhở qua loa. Sinh hoạt chuyên môn để nâng cao chất lượng từng giờ dạy của giáo viên cũng hạn chế. Trò đã không muốn học, thầy cũng chẳng muốn dạy. Vì thế, chất lượng thật sự của hệ này khá thấp.

Trong tiềm thức của mỗi người luôn nghĩ rằng chất lượng giáo dục của Trung tâm giáo dục thường xuyên không tốt, không thể nào bằng được so với chương trình học của các trường Trung học, Phổ thông, Đại học,… Tuy nhiên, chất lượng giáo dục của Trung tâm giáo dục thường xuyên hiện nay đang dần được cải thiện với đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn sâu rộng đến từ các trường Đại học uy tín, hệ thống giáo trình ngày càng được nâng cao, cập nhật thường xuyên… Ngoài ra, cơ sở vật chất cũng được cải thiện phục vụ tốt nhu cầu của người học. Thời gian học của các chương trình cũng ngắn hơn so với các hệ khác giúp người học có thêm nhiều thời gian cho các hoạt động như tình nguyện, làm thêm,… tích lũy các kỹ năng cần thiết cho con đường tương lai sau này.

Như vậy, nhiều giáo viên đã đưa ra lời khuyên những em nào không được tuyển vào lớp 10 tại các trường trung học phổ thông công lập, thì con đường vào học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục thường xuyên là tốt nhất. Đây là cách lựa chọn hoàn toàn đúng đắn. Việc lựa chọn này không chỉ phù hợp với sức học còn phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình các em.

Các trung tâm giáo dục thường xuyên ở TP.HCM

Trung tâm GDTX Tôn Đức Thắng

Đây là trung tâm giáo dục thường xuyên nổi tiếng tại TPHCM. Với chương trình đào tạo đa dạng như: Đào tạo bổ túc văn hóa [Từ lớp 6 đến lớp 12]; Đại học mở TPHCM [Khoa đào tạo từ xa]: gồm các chương trình ngành Quản trị kinh doanh; Luật kinh tế; Ngành Kế toán; Tài chính ngân hàng; Ngành Tiếng Anh; Đào tạo Chứng chỉ [Ngoại ngữ và tin học]

Thông tin liên hệ Địa chỉ: 37/3 – 37/5 Ngô Tất Tố – Phường 21 – Quận Bình Thạnh – Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại: [08] 38.407119 – [08] 38.406 959 – [08] 38.408 320

Email:

Video liên quan

Chủ Đề