Học sinh cần làm gì để thành công

1. Thái độ nhiệt tình Một người thực sự thành công hay không hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ của người đó. Sự khác biệt giữa người thành công và người thất bại nằm ở chỗ: người thành công luôn có những suy nghĩ tích cực, có thái độ nhiệt tình với công việc và có tinh thần lạc quan, luôn tin vào những điều tốt đẹp ở phía trước. Còn người thất bại thì hoàn toàn ngược lại. Chính thái độ quyết định sự nghiệp của chúng ta. Hãy nhớ rằng: - Chúng ta đối xử với cuộc sống thế nào thì cuộc sống sẽ đối xử với chúng ta như thế. - Chúng ta đối xử với người khác thế nào thì người ta cũng đối xử lại với chúng ta như thế. - Thái độ đối với công việc quyết định phần lớn sự thành bại sau này của công việc đó.

2. Đặt mục tiêu rõ ràng và thực hiện mục tiêu đó

Nếu bạn không đặt mục tiêu cho mình thì bạn sẽ không làm được việc gì. Mục tiêu chính là những viên gạch để xây nên “bức tường” thành công. Có mục tiêu công việc, bạn sẽ trở nên tích cực hơn. Mục tiêu công việc rõ ràng sẽ mang lại hai lợi ích: - Có động lực để làm việc - Có chiến lược để làm việc Rất nhiều người đặt ra mục tiêu cho mình nhưng không rõ ràng khiến sự tích cực trong công việc bị giảm đi đáng kể. Bạn nên chia mục tiêu lớn của mình thành các mục tiêu nhỏ. Hãy coi mục tiêu của mình như một chiếc “kim tự tháp”. Đỉnh tháp là mục tiêu cao nhất - mục tiêu của cả cuộc đời. Những mục tiêu bạn đề ra và những việc làm của bạn để thực hiện mục tiêu đó nhất thiết đều hướng về nơi đỉnh “kim tự tháp”- mục tiêu cao nhất.

3. Làm việc chăm chỉ

Có câu “có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho”. Lao động một cách chăm chỉ, bạn có thể hoàn thành tốt công việc của mình.

4. Chủ động quản lý thời gian

Thời gian là vàng. Hãy quản lý thời gian của bạn một cách hiệu quả, đừng lãng phí.

5. Coi trọng sức khoẻ

Nhiều người khi bị cuốn vào công việc thì không còn để ý đến sức khoẻ của mình nữa, điều này quả là sai lầm lớn. Sức khoẻ chính là vốn quý nhất của con người, phải chăm lo cho sức khỏe của mình thì mới đủ năng lực và tinh thần để thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra.

6. Khống chế những suy nghĩ không tích cực

Những suy nghĩ không tích cực sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần làm việc của bạn. Nên nghĩ về những điều tích cực, lạc quan để mọi việc trở nên tốt đẹp hơn. Hãy thực hiện những lời khuyên dưới đây: - Khi bạn tức giận, đừng nên chỉ im lặng và chiụ đựng. - Đừng suy nghĩ lan man trước khi làm bất kỳ một công việc nào đó. - Đừng để tình cảm khống chế lý trí.

7. Học hỏi không ngừng

Khi muốn tìm hiểu 1 thông tin hay học hỏi kiến thức mới, bạn sẽ tìm ở đâu? Một người thành công thường nắm bắt thông tin ở mọi chỗ, mọi nơi. Hãy tận dụng mọi cơ hội để học tập.

8. Tạo những mối quan hệ tốt

Không ai có thể thành công khi chỉ có một mình. Những mối quan hệ tốt sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc.

9. Luôn có lòng tin đối với sự lựa chọn của mình Nếu không có lòng tin đối với chính sự lựa chọn của mình thì không ai có thể tin bạn được. Hãy luôn tin vào chính mình.

10. Lập tức hành động Nếu đã hội đủ những yếu tố trên thì bạn còn chần chừ gì mà không bắt tay ngay vào công việc của mình?

Luyện tập 4 trang 51 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều: [4] Là học sinh, em cần làm gì để trở thành một công dân tốt?

Lời giải:

Là học sinh, để trở thành một công dân tốt em cần:

- Học tập và làm việc, học theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ vĩ đại. 

- Cố gắng học tập để nâng cao kiến thức cho bản thân.

- Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân Việt Nam.

- Rèn luyện phẩm chất đạo đức.

- Chăm thể dục thể thao để có một cơ thể khỏe mạnh…

- Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo,bảo vệ môi trường.

- Trau dồi, phát huy những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta.


Kỹ năng mềm là yếu tố quan trọng, quyết định 75% sự thành công của bạn. Vậy bạn đã sở hữu những kỹ năng gì để cải thiện cuộc sống của chính mình? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu 5 kỹ năng không thể thiếu để thành công nhé!

Tự lập và chăm sóc bản thân

“Bạn chính là người bước đi trên đôi chân của mình, chứ không phải ai khác”. Hãy mạnh dạn bước những bước đi của chính mình cho dù bạn đang ở bất kỳ nơi đâu. 

Kỹ năng sống tự lập là khả năng tự suy nghĩ và ra quyết định, hay đơn giản đó là khả năng tự chăm sóc bản thân từ ăn ở, đi lại, tự duy trì lối sống lành mạnh cho đến chủ động trong việc học tập, cải thiện bản thân về mọi mặt. Tự lập không chỉ giúp chúng ta tin tưởng vào bản thân mà còn là “lá chắn” vững chắc nhất của bạn trước mọi khó khăn trong cuộc đời. Les Brown – nhà diễn thuyết nổi tiếng người Mỹ, thành viên Hạ viện Ohio đã từng nói: “Hãy có trách nhiệm với cuộc đời mình. Hãy biết rằng chính bạn là người sẽ đưa bạn tới nơi bạn muốn đến chứ không phải ai khác”.

Kỹ năng giao tiếp – “chìa khóa của thành công”

Kỹ năng giao tiếp luôn được xem là yếu tố cốt lõi đối với sự phát triển toàn diện của một cá nhân. Theo Từ điển Tiếng Việt, kỹ năng giao tiếp là quá trình sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để định hướng, điều chỉnh và điều khiển quá trình giao tiếp đạt tới mục đích nhất định. Giao tiếp hiệu quả không đồng nghĩa với nói nhiều, “thao thao bất tuyệt” mà là sử dụng nghệ thuật giao tiếp để truyền tải thông điệp một cách cô đọng nhất, nhẹ nhàng nhất để mọi người có thể hiểu và nắm bắt đầy đủ thông tin.

Không chỉ vậy, nghệ thuật giao tiếp còn giúp bạn nhận được sự yêu quý, tin tưởng trong công việc và các mối quan hệ xã hội. Kỹ năng này có thể tự rèn luyện qua những trải nghiệm trong cuộc sống. Và để giao tiếp hiệu quả và khéo léo hơn bạn cần: tích cực quan sát, học hỏi, hiểu rõ quan điểm bản thân, sử dụng linh hoạt giọng điệu, ngữ điệu kết hợp ngôn ngữ cơ thể…

Kỹ năng quản lý thời gian

“Thời gian là vàng” nhưng chẳng ai có thể níu giữ hoặc kéo dài thời gian của mình. Vì vậy việc quản lý thời gian là vô cùng quan trọng để chúng ta có thể sử dụng thời gian một cách hiệu quả và tối ưu. Tuy nhiên, nó luôn đòi hỏi sự cố gắng kiên trì để có thể làm chủ thời gian, hoàn thành mục tiêu đề ra. Một vài tips dưới đây hy vọng có thể giúp các bạn quản lý thời gian hiệu quả hơn: 

  • Xác định mục tiêu, kế hoạch một cách rõ ràng
  • Liệt kê các việc cần làm theo thứ tự ưu tiên
  • Sắp xếp nơi làm việc khoa học
  • Giữ tinh thần tập trung cũng như luôn đảm bảo tự giác và kỉ luật

Quản lý tài chính cá nhân – con đường ngắn nhất dẫn đến tự do tài chính

Nhiều người đánh đồng quản lý tài chính cá nhân với việc “tằn tiện” và không tận hưởng cuộc sống nhưng sự thật có phải như vậy? 

Quản lý tài chính cá nhân được hiểu đơn giản là xây dựng kế hoạch thu, chi, tiết kiệm các nguồn tiền theo thời gian, có tính đến các rủi ro tài chính và các sự kiện trong tương lai. Đây không phải là công việc đơn giản có thể thành công trong ngày một ngày hai. Tuy nhiên, bạn có thể bắt đầu rèn luyện cho mình thói quen quản lý tài chính cá nhân từ những việc đơn giản như: xác định ngân sách, thu nhập, chi phí, lựa chọn ưu tiên trong chi tiêu hay thậm chí là tiết kiệm và đầu tư thông minh. Đặc biệt, để việc này trở lên dễ dàng hơn, hãy tham khảo một vài ứng dụng quản lý tài chính cá nhân miễn phí: PocketGuard, HomeBudget, Money Lover, My Expenses…

Học hỏi và tìm tòi những thứ mới lạ

UNESCO – Tổ chức Giáo dục – Khoa học – Văn hóa của Liên hiệp quốc đã đưa ra đề xướng: “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” như một định hướng cho việc học tập của mọi người. Bởi lẽ, thế giới vô cùng rộng lớn và không ngừng thay đổi, những gì chúng ta biết chỉ là hạt cát trong đại dương bao la. Chỉ những ai biết cách học hỏi, tìm tòi và nắm bắt kiến thức mới có thể chạm tay đến thành công. Kiến thức ở đây không chỉ là kiến thức chuyên môn trong sách vở mà còn là vốn kiến thức xã hội được tích lũy từ những trải nghiệm trong cuộc sống. Hay cụ thể đó là khả năng ngoại ngữ, kỹ năng tin học, công nghệ, khả năng tự học, tìm tòi, xử lý thông tin và sử dụng thông tin một cách chọn lọc. 

Tạm kết

Trên đây là 5 kỹ năng người cần có để chạm tay đến thành công. Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng những thông tin trên là hữu ích với bạn đọc. Chúc các bạn thành công!

Giang Giang

>> Xem thêm: 

  • 7 Nguyên tắc khi làm việc tại công sở

Video liên quan

Chủ Đề