Học sinh có trách nhiệm gì trong việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư

Với giải Sách bài tập Giáo dục công dân 8 Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư hay nhất, chi tiết sẽ giúp các em học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi và làm bài tập về nhà trong sách bài tập môn Giáo dục công dân lớp 8.

I - Câu hỏi và Bài tập

Câu 1 trang 31 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Theo em, thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ? Hãy nêu một số ví dụ về xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.

Lời giải:

Cộng đồng dân cư là toàn thể những người sinh sống trong cùng khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính gắn bó thành khối, giữa họ có sự liên kết hợp tác với nhau cùng có lợi chung.

Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là làm cho điều kiện văn hóa ngày càng lành mạnh phong phú, giữ trật tự an ninh, vệ sinh môi trường.

Ví dụ: Lao động vệ sinh đường phố, các hoạt động tập dưỡng sinh, tập thể dục, thể thao...

Câu 2 trang 31 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Vì sao phải xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ?

Lời giải:

- Điều kiện văn hóa ngày càng lành mạnh , phong phú.

- Giữ trật tự an ninh.

- Vệ sinh môi trường.

Câu 3 trang 31 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Học sinh có trách nhiệm gì trong việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ?

Lời giải:

Học sinh cần tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng dân cư như: có lối sống lành mạnh, tránh xa văn hóa phẩm đồi trụy, bảo vệ môi trường...

Câu 4 trang 31 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Hãy liên hệ bản thân xem em đã làm được những gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.

Lời giải:

Em đã góp phần xây dựng cộng đồng dân cư như:

   - Tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ.

   - Tránh xa những tệ nạn xã hội.

   - Đấu tranh vì những hệ tư tưởng mê tín dị đoan.

   - Vệ sinh đường phố.

Câu 5 trang 31 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Hành vi nào sau đây góp phần xây diừig nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư?

A. Đoàn kết giúp đỡ nhau khi khó khăn

B. Tổ chức ghi lô đề, đánh bạc

C. Phao tin đồn nhảm, gây hoang mang dư luận

D. Vứt rác bừa bãi

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 6 trang 32 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Câu thành ngữ nào dưới đây không thể hiện việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ?

A. Lá lành đùm lá rách

B. Tương thân tương ái

C. Đâm bị thóc, chọc bị gạo

D. Bán anh em xa mua láng giềng gần

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 7 trang 32 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Em không tán thành ý kiến nào sau đây về xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ?

A. Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là cần phải giúp nhau làm kinh tế, xoá đói giảm nghèo.

B. Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là phải khuyến khích tục lệ ăn uống cỗ bàn trong ma chay, cưới hỏi.

C. Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là phải xây dựng khối đại đoàn kết trong cộng đồng.

D. Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là góp phần giữ gìn trật tự an ninh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 8 trang 32 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Hành vi nào sau đây nói đầy đủ nhất về ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ?

A. Góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc.

B. Góp phần làm cho cộng đồng dân cư thêm tốt đẹp.

C. Góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc, bảo vệ và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

D. Góp phần làm cho cuộc sống no đủ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 9 trang 32 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Vừa bước vào lớp, Lan đã thấy Huyền đang khóc thút thít. Hỏi ra mới biết mấy bữa nay bố bạn ấy thua lô đề, cờ bạc nên chủ nợ kéo đến nhà đòi nợ ráo riết. Huyền còn buồn hơn khi thấy bố Huyền chuẩn bị cho chị gái mới 16 tuổi đi lấy chồng để có chút tiền trả nợ. Cả nhóm bỗng xôn xao :

- Thế là tảo hôn đấy.

- Ngày xưa mẹ tớ cũng 16 tuổi lấy chồng đấy, có sao đâu. Nhà nước cũng không cấm. Vì đấy là quyền tự do hôn nhân mà - Dũng xen vào.

Câu hỏi :

1/ Theo em, bạn Dũng nói như thế đúng hay sai ?

2/ Nếu em là người chứng kiến cuộc trò chuyện đỏ, em sẽ nói với Dũng như thế nào ?

3/ Theo em, những ai có thể giúp cho Huyền và chị gái của Huyền thoát khói hoàn cảnh đó ?

Lời giải:

1/ Theo em, bạn Dũng đã sai khi nói như vậy.

2/ Em sẽ nói Dũng biết, suy nghĩ vậy là sai; chỉ khi nào đủ 18 tuổi trở lên, công việc ổn định mới nên lấy chồng.

3/ Gia đình có thể giúp Huyền thoát khỏi hoàn cảnh này.

Câu 10 trang 33 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Vài năm gần đây, các cửa hàng internet, game online mọc lên như nấm sau mưa trong các khu dân cư. Nhiều thanh thiếu niên suốt ngày la cà chơi điện tử dẫn đến tình trạng lười học, lười lao động, tiêu phí thời gian vô ích và còn có cả hành vi vi phạm pháp luật như trộm cắp đế có tiền chơi, thậm chí còn sa vào các tệ nạn xã hội.

Câu hỏi:

1/ Em có suy nghĩ gì về hiện tượng trên ?

2/ Theo em, các cơ quan chức năng địa phương cần làm gì để hạn chế những tệ nạn đó ?

Lời giải:

1/ Hiện tượng trên hoàn toàn không tốt đối với sự phát triển nhân cách của thanh thiếu niên.

2/ Các cơ quan chức năng nên nào cuộc, để hạn chế sự tác động tiêu cực của các cửa hàng này.

Câu 11 trang 33 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Bác Tổ trưởng dân phố đi từng nhà thông báo :

- Sáng thứ 7 tuần này mỗi gia đình cử một người tham gia dọn vệ sinh xóm ngõ nhé.

Sáng thứ 7, tất cả mọi người trong tổ mang dụng cụ lao động ra làm vệ sinh. Chi có gia đình ông Bảy là không có ai ra lao động. Ông Bảy còn báo : “Rỗi hơi, làm vệ sinh là công việc của lao công, công nhân môi trường đô thị. Các ông các bà quét làm gì ? về nhà nghỉ đi”.

Mọi người...... ???

Câu hỏi :

1 / Em có suy nghĩ gì về câu nói cứa ông Bảy ?

2/ Nếu em là bác Tổ trưởng tổ dân phố, em sẽ nói với ông Bảy như thế nào?

3/ Em hãy đề xuất một hoạt động để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư nơi em ở.

Lời giải:

1/ Câu nói của ông Bảy hoàn toàn sai, đáng phê phán.

2/ Em sẽ giải thích cho ông hiểu về trách nhiệm của mỗi cá nhân với môi trường chung.

3/ Em sẽ vận động, tổ chức các buổi tuyên truyền tập huấn về an toàn giao thông, môi trường, chất lượng dân cư, kế hoạch hóa gia đình...

Câu 12 trang 33 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Em hãy nhận xét hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở xã [phường] em. Em có tích cực tham gia các hoạt động ấy không ? Em có cảm nghĩ gì khi tham gia các hoạt động ấy?

Theo em, hoạt động đền ơn đáp nghĩa có góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư không? Vì sao?

Lời giải:

Em nghĩ hoạt động ấy là một hoạt động bổ ích. Không những có thể giúp đỡ những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn mà mọi người trong khu dân cư có thể gắn bó với nhau hơn.

Câu 13 trang 33 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Em đã làm gì và dự định sẽ làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư nơi em ở ?

Lời giải:

- Vệ sinh môi trường sạch sẽ.

- Không tụ tập, ồn ào.

- Tham gia các buổi tập huấn về phòng cháy chữ cháy.

II - Truyện đọc

Trả lời câu hỏi trang 35 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Câu hỏi:

1/ Trong câu chuyện này, em thấy bạn Loan băn khoăn, buồn rầu về vấn đề gì ? Ở địa phương em có những vấn đề tương tự như vậy không ?

2/ Theo em, nguyên nhân nào khiến những hủ tục đó vẫn tồn tại và phất triển ?

3/ Em có thể làm gì để góp phần xoá bỏ những hủ tục đó ?

Lời giải:

1/ Khi ông nội Loan vừa mất, cả nhà đã lo làm cỗ tưng bừng, Một bên thì buồn rầu, một bên thì lo đi ăn cỗ như trẩy hội. Hai hoàn cảnh đối lập nhau. Đó là hủ tục khiến Loan suy nghĩ.

2/ Do thiếu hiểu biết, sự cổ súy và tư tưởng lạc hậu.

3/ Em có thể lên án, báo cáo tình hình này cho chính quyền, thuyết phục và giải thích cho mọi người hiểu.

Câu 1: Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là trách nhiệm của ai?

  • A. Học sinh.
  • C. Tổ trưởng tổ dân phố.
  • D. Trưởng thôn.

Câu 2: Một cộng đồng dân cư có những đặc điểm nào sau đây?

  1. Gồm những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ.
  2. Gồm những người cùng sinh sống trong một đơn vị hành chính.
  3. Các thành viên trong một cộng đồng gắn bó thành một khối.
  4. Các thành viên phải cùng được sinh ra ở một nơi.
  5. Giữa các thành viên có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.
  6. Gồm những người sống trong những khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính khác nhau.
  • A. 1, 2, 3, 4.
  • B. 1, 3, 4, 6.
  • C. 1, 2, 5, 6.

Câu 3: Trách nhiệm của công dân để xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là:

  • A. Thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn hóa của cộng đồng.
  • B. Tuyên truyền tên gọi người xung quanh cùng thực hiện
  • C. Vận động gia đình mình cùng thực hiện.

Câu 4: Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là làm cho...........ở khu dân cư ngày càng lành mạnh, phong phú.

  • A. Đời sống chính trị xã hội
  • C. Đời sông nhân dân

Câu 5: Xây dựng nếp sống văn hóa nơi cộng đồng dân cư sẽ mang lại cho cộng đồng những lợi ích nào đây?

  1. Thu nhập cao.
  2. Có một cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
  3. Xây dựng được các quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp.
  4. Tạo môi trường xã hội thân thiện, văn minh.
  5. Tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của mỗi gia đình, mỗi cá nhân.
  6. Bảo vệ và phát huy được những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
  7. Hạn chế được những tác hại của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng.
  8. Giúp cộng đồng phát triển bền vững.
  • A. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
  • B. 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8.
  • D. 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8.

Câu 6: Em không tán thành với ý kiến nào sau đây khi nói về xây dựng nếp sống văn hoá?

  • A. Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là mọi người cùng giúp nhau phát triển kinh tế.
  • B. Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là mọi người đoàn kết với nhau.
  • C. Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là mọi người cùng giữ gìn môi trường sạch sẽ.

Câu 7: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về trách nhiệm xây dựng nếp sống văn hóa?

  • A. Trẻ em còn nhỏ nên chỉ có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa.
  • B. Trẻ em thì chỉ có trách nhiệm xây dựng trường học văn hóa.
  • C. Trẻ em chỉ có trách nhiệm xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

Câu 8: Những biểu hiện nào sau đây thể hiện một cộng đồng dân cư không làm tốt nhiệm vụ xây dựng nếp sống văn hóa?

  1. Còn một vài gia đình duy trì phong tục tảo hôn.
  2. Tất cả các vụ vi phạm pháp luật đều bị phát hiện và xử lí.
  3. Vẫn còn nhiều gia đình tổ chức cưới xin, ma chay linh đình.
  4. Một số cặp vợ chồng cưới nhau nhưng chưa đăng kí kết hôn.
  5. Chỉ còn một vài gia đình sinh con thứ ba.
  6. Xảy ra những vụ trộm cắp nhỏ, không có vụ án nghiêm trọng.
  7.  Có một số tệ nạn xã hội hoạt động lén lút nhưng chưa bị phát hiện.
  8. Chấp hành tốt chủ trương và đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
  • A. 1, 2, 3, 4, 5, 6.
  • B. 1, 2, 4, 5, 6, 8.
  • C. 1, 3, 4, 5, 6, 8.

Câu 9: Những biểu hiện nào sau đây một cộng đồng dân cư làm tốt nhiệm vụ xây dựng nếp sống văn hóa?

  1. Không có các trường hợp vi phạm pháp luật.
  2. Mỗi gia đình đều có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi ở.
  3. Phát hiện và xử lí được nhiều vụ trọng án.
  4. Đường làng, ngõ phố xanh, sạch, đẹp.
  5. Không còn các phong tục lạc hậu, mê tín dị đoan.
  6. Không có tệ nạn xã hội.
  7. Các đám cưới xin, ma chay được tổ chức linh đinh, chu đáo.
  8. Xóm giềng giúp đỡ lẫn nhau.
  • A. 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8.
  • C. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.2
  • D. , 3, 4, 5, 6, 7, 8.

Câu 10: Làm cho đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú như giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở; bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp; xây dựng tình đoàn kết xóm giềng và bài trừ phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan và các tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội là nội dung của:

  • B. Xây dựng tình yêu trong sáng, lành mạnh.
  • C. Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh.
  • D. Xây dựng gia đình hạnh phúc

Câu 11: Để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư, các em cần tránh những việc làm nào sau đây?

  1. Phá hoại cây xanh.
  2. Nói tục, chửi bậy.
  3.  Vô lễ với cha mẹ, thầy cô, người lớn.
  4. Lười học.
  5. Giúp cha mẹ làm việc nhà.
  6. Đặt điều nói xấu người khác.
  7. Bỏ rác không đúng nơi quy định.
  8. Cảnh giác và tránh xa các tệ nạn xã hội.
  • B. 1, 2, 3, 4, 5, 6.
  • C. 1, 2, 3, 5, 6, 7.
  • D. 1, 2, 3, 4, 5, 7.

Câu 12: Để xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư yêu cầu mỗi người dân phải:

  • B. Tham gia rất tệ nạn xã hội.
  • C. Nghe theo các tin đồn nhảm.
  • D. Lối sống mất đoàn kết

Câu 13: Bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là mục đích của:

  • A. Mê tín dị đoan.
  • B. Tệ nạn xã hội.
  • D. Hủ tục lạc hậu.

Câu 14: K mới là học sinh lớp 8 nhưng đầu, tóc lúc nào cũng xanh, đỏ, tím, vàng… Em có nhận xét gì về việc làm của K?

  • A. Thiếu tôn trọng văn hóa Việt Nam.
  • B. Bạn là người giản dị.
  • C. Thiếu tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

Câu 15: Những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nào sau đây thể hiện cách ứng xử phù hợp với nếp sống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng?

  1.  Lá lành đùm lá rách.
  2. Tương thân tương ái.
  3. Bán anh em xa mua láng giềng gần.
  4. Đèn ai nhà ấy rạng.
  5. Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau.
  6. Thương người như thể thương thân.
  7.  Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy cùng khác giống nhưng chung một giàn.
  8.  Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
  • A. 1, 2, 4, 5, 6, 7.
  • C. 1, 2, 3, 5, 6, 8.
  • D. 1, 2, 3, 4, 6, 7.

Câu 16: Chỉ biết đến bản thân, không hỗ trợ giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn là biểu hiện của lối sống

  • A. tự chủ.
  • C. trung thực.
  • D. khiêm tốn

Câu 17: Góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc là mục đích của:

  • A. Mê tín dị đoan.
  • B. Tệ nạn xã hội.
  • D. Hủ tục lạc hậu.

Câu 18: Trong lúc ăn sáng tại căntin của trường, U vứt giấy lau vương vãi khắp nền nhà dù có sọt rác, nên K nhắc nhở U bỏ rác đúng nơi quy định. Theo em

  • A. Vứt rác xuống nền nhà cũng được vì không ai cấm.
  • B. Vứt rác xuống nền nhà cũng được vì chủ quán sẽ dọn.
  • D. Vứt rác ở đâu cũng được vì đó là căntin chứ không phải lớp học

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề