Học sinh thiếu kỹ năng sống

  • Tâm sự

Chủ nhật, 24/4/2022, 14:00 [GMT+7]

Sắp tới có đợt thực tập nhưng giờ tôi mất niềm tin vào bản thân, không biết giải quyết tình trạng này như thế nào.

Tôi 23 tuổi, sinh viên năm cuối một trường đại học ở Hà Nội. Tuổi khá trẻ nhưng không còn có thể vô tư như hồi học cấp ba hay mới bước chân vào đại học nữa. Mọi người ở độ tuổi này đều đi làm, độc lập về kinh tế, không còn dựa dẫm vào gia đình nữa. Người ta thường coi việc bước chân ra khỏi cánh cổng trường đại học là cột mốc để đánh dấu sự tự lập, trưởng thành. Tôi thì khác.

Gia đình tôi không khá giả, lắm lúc còn khó khăn nhưng mẹ rất chiều tôi, hầu như tôi không phải làm gì. Tôi trở thành kẻ lười biếng, thiếu kỹ năng sống. Tôi không trách mẹ vì biết bà chỉ muốn tốt cho tôi. Thiếu kỹ năng sống cộng thêm việc khá nhút nhát nên thời gian học đại học tôi chỉ chơi được với một vài người bạn, cũng chỉ ở mức độ xã giao chứ không thân. Nhiều khi đi chơi với lớp, tôi cố gắng giao lưu với các bạn nhưng hầu như không ai chú ý đến tôi. Khi làm việc nhóm, mỗi khi tôi đóng góp ý kiến chẳng ai quan tâm lắm. Tôi đã thử đi tiếp xúc với nhiều người, lúc mới gặp họ rất niềm nở, nói chuyện vui vẻ. Sau một thời gian hầu như không ai muốn nói chuyện với tôi nữa.

>> Tôi ngại giao tiếp cả với người trong gia đình

Tôi biết lỗi không phải do người ta mà do mình nhưng không hiểu lý do tại sao, càng về sau tôi càng ít tiếp xúc với người khác, nhiều người đánh giá tôi trầm tư. Tôi cũng ít đi làm thêm, chỉ khi nào khó khăn mới kiếm việc để làm, đa số là công việc chân tay nên kỹ năng gần như không được cải thiện. Tôi hậu đậu, chậm chạp nên bị người ta mắng rất nhiều, đó cũng là lý do bản thân ít đi làm thêm. Tôi cũng không muốn vì mình mà làm người ta khó chịu. Mong các bạn cho tôi lời khuyên.

Minh

Độc giả gọi vào số 024 7300 8899 [máy lẻ 4529] trong giờ hành chính để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc

Tại sao trong những năm trở lại đây, tỷ lệ trẻ em phạm tội, trẻ em dính vào các tệ nạn xã hội và bỏ nhà, hư hỏng ngày càng nhiều? 
Tại sao nhiều bạn học sinh không dám rời xa gia đinh, và gặp khó khăn khi hòa đồng cùng tập thể?

Suy cho cùng, những vấn đề trên đều là do các em thiếu kỹ năng sống một cách trầm trọng.

Bố mẹ nào cũng muốn con ngoan ngoãn, nên người. Nhưng giáo dục con cái không hề đơn giản. Người làm cha, làm mẹ cần tinh tế và kiên trì thì mới theo kịp sự phát triển của con cái trong thời đại hiện nay. Không chỉ cho con học kiến thức, các bậc phụ huynh cần đặc biết quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho con.

Vậy thiếu kỹ năng sống sẽ gây nên những hậu quả gì cho học sinh? Hãy cùng Green City Academy phân tích nhé.

 


1. Thiếu kỹ năng sống: Dễ sa vào lối sống buông thả và hư hỏng


Không chỉ có học sinh cấp 3 hư hỏng, và bỏ bê việc học. Độ tuổi trẻ em hư dường như đang ngày càng trẻ hóa. Đó là một thực trạng đáng buồn hiện nay khi mà chúng ta chứng kiến các em học sinh cấp 2 cũng đánh nhau, bắt bạn quỳ xuống chỉ vì lỗi nhỏ. Khi cha mẹ, thầy cô nhắc nhở thì các em lập tức thể hiện thái độ căng thẳng, chống đối.


Trong số các trường cấp 2, cấp 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội, có không ít các em học sinh nam hút thuốc khi vừa ra khỏi cổng trường, bỏ tiết ... Học sinh nữ đi học nhưng lại nhuộm tóc, ăn mặc sai đồng phục. Đặc biệt là việc chửi bậy. Có lẽ các phụ huynh đã quá quen khi đi ngang qua cổng trường, thấy các em cả nam, cả nữ văng tục, chửi bậy. Cứ trung bình 1 câu nói thì lại có vài từ chửi bậy tục tĩu. Mấy hôm trước trên một trang báo mạng, chúng ta bàng hoàng khi nghe con cái của mình là học sinh cấp 2 nói : "Teen quan hệ sớm, ai cũng biết chỉ phụ huynh không biết". Hoặc  các em coi đây là chuyện hết sức bình thường.


Rõ ràng hiện nay quan niệm của một bộ phận học sinh đang rất sai lệch. Dẫu biết rằng đó chỉ là một số nhỏ, tuy nhiên điều đó cũng cho thấy học sinh bây giờ đang thiếu kỹ năng sống rất nhiều.

Kỹ năng sống không phải là một vài kỹ năng chúng ta thường nghe mà bao gồm rất nhiều các kỹ năng cần trang bị cho con cái. Học kỹ năng sống đã được đưa vào các cấp học khác nhau, theo từng độ tuổi, từng cấp học.

2. Thiếu kỹ năng sống- Các em dễ ứng xử thiếu văn hóa


Học sinh ngày càng có nhiều mối quan hệ ở trường, lớp và cả bạn bè bên ngoài. Những mâu thuẫn nhỏ xảy ra trong cuộc sống hàng ngày khiến các em dễ dàng bị kích động. Có những trường hợp học sinh trung học đánh hội đồng một bạn cùng lớp. Các em tỏ ra nghĩa khí khi giúp bạn đánh người khác, dù người đó chưa từng có hiềm khích gì với mình… Tháng nào trên các trang mạng xã hội chúng ta cũng chứng kiến các em học sinh vẫn mặc đồng phục trên người mà nhảy vào đánh, đấm, tát và lăng mạ bạn của mình bằng những lời lẽ thiếu văn hóa. Bố mẹ có con đi học; con càng lớn bố mẹ càng phải đối mặt với nhiều lỗi lo. Có phụ huynh còn tâm sự "định chuyển trường cho con, vì con làm lớp trưởng, bị học sinh cá biệt trong lớp dọa đánh, dọa chăn đường…" Liệu rằng chuyển trường có phải là giải pháp tốt? Lại có em cãi bố mẹ, vùng vằng bỏ nhà đi, ép bố mẹ phải cho tiền, mua thứ này thứ kia…

Tất cả những hiện tượng trên đều do các em đang thiếu kỹ năng sống một cách trầm trọng. Thiếu kỹ năng làm chủ bản thân, cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bảo vệ bản thân khỏi những tác hại tiêu cực, kỹ năng ứng xử…

3. Thiếu kỹ năng sống: ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai


Trẻ em được trang bị kỹ năng sống càng sớm thì càng vững vàng và dễ hoàn thiện bản thân. Những trẻ em từ nhỏ không được trang bị các bài học thiết thực từ bé, hoặc thường xuyên nghe cha mẹ cãi vã nhau, hoặc cha mẹ không có phương pháp giáo dục tối ưu… thì thường sai lệch trong suy nghĩ và lối sống. Đặc biệt trong môi trường xã hội hiện nay, có rất nhiều những hiện tượng tiêu cực tác động vào khiến nếu như không tự làm chủ được bản thân, các em dễ dàng hư hỏng.

Chủ Đề