Học viện An ninh nhân dân thuộc lực lượng nào của Công an nhân dân

You're using a browser that isn't supported by Facebook, so we've redirected you to a simpler version to give you the best experience.

You must log in first.

Trắc nghiệm: Học viên Học viện An ninh nhân dân sẽ thuộc lực lượng nào của Công an nhân dân?

A. Lực lượng nghiệp vụ

B. Lực lượng chuyên nghiệp

C. Lực lượng An ninh

D. Lực lượng Cảnh sát

Lời giải:

Đáp án đúng: D. Lực lượng Cảnh sát

Cùng Top Tài Liệu tìm hiểu thêm về lực lượng cảnh sát để hiểu rõ hơn về câu hỏi trên nhé.

1. Khái niệm cảnh sát

Cảnh sát là cán bộ, công chức nhà nước làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Lực lượng trị an xã hội có tính chất vũ trang của nhà nước, là lực lượng nòng cốt của nhà nước trong bảo vệ trật tự, an toàn xã hội. Lực lượng cảnh sát nhân dân có nhiệm vụ phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức.

Cảnh sát  là một trong những lực lượng vũ trang của một nhà nước, là công cụ chuyên chế của chính quyền đang điều hành nhà nước đó.

Hoạt động trong khuôn khổ pháp luật với những quyền hạn thông thường rất lớn, cảnh sát có nhiệm vụ đảm bảo ổn định cho xã hội, trật tự kỉ cương, bảo vệ lợi ích của nhà nước trong xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Cảnh sát được sử dụng các biện pháp theo luật định và những biện pháp riêng có để thực thi công vụ đó.

Trên thế giới thì nhiệm vụ cụ thể phổ biến của cảnh sát thường là phòng chống tội phạm và xử lý các vi phạm pháp luật khác như: vi phạm luật giao thông, luật kinh doanh, luật hình sự…

2. Lịch sử phát triển của cảnh sát nhân dân

Lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam với tiền thân là đội “Tự vệ đỏ” ra đời từ thời điểm ác liệt của Cách mạng tháng Tám năm 1945, đã không ngừng lớn mạnh xứng đáng là lực lượng vũ trang tin cậy của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Lịch sử, truyền thống của lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam chính là những chiến công bất khuất, của lòng trung thành với cách mạng, của bản lĩnh kiên cường, tinh thần quả cảm, sẵn sàng xả thân “vì nước quên thân vì dân phục vụ”.

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến vô cùng phức tạp. Những yếu tố tiêu cực của hội nhập quốc tế, đặc biệt là những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực, cộng với những khó khăn trước mắt về kinh tế, xã hội trong nước, đã và đang tác động đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Lực lượng Cảnh sát nhân dân đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Nâng cao chất lượng công tác tham mưu với Đảng, Nhà nước về công tác đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới; các chương trình, mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm, phòng chống ma túy; phòng, chống mua bán người… gắn với các chương trình kinh tế – xã hội khác nhằm tạo sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng, chống tội phạm và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; vận động nhân dân tích cực tham gia phát hiện, tố giác tội phạm và tệ nạn xã hội; giáo dục, cảm hóa những người phạm tội và mắc tệ nạn xã hội ở cộng đồng dân cư; tạo ra thế trận toàn dân phòng, chống tội phạm vững chắc ở từng địa bàn, cơ sở.

3. Nhiệm vụ của cảnh sát nhân dân

Nhiệm vụ:

– Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội, về bảo vệ môi trường; phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật khác và kiến nghị biện pháp khắc phục; tham gia giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng theo quy định của pháp luật.

– Quản lý hộ khẩu, cấp giấy chứng minh nhân dân; quản lý con dấu; quản lý về an ninh, trật tự các nghề kinh doanh có điều kiện và dịch vụ bảo vệ; quản lý và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự công cộng; quản lý vũ khí, vật liệu nổ; quản lý, thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy; tham gia cứu hộ, cứu nạn theo quy định của pháp luật.

– Thi hành án hình sự, thi hành án không phải phạt tù, tạm giữ, tạm giam; bảo vệ, hỗ trợ tư pháp

– Là cơ quan điều tra các vụ án theo nguyên tắc tố tụng hình sự và bộ luật hình sự. Nếu cơ quan điều tra có vấn đề, thì cơ quan an ninh điều tra sẽ tiến hành điều tra cơ quan điều tra.

– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

4. Phân biệt Công an và Cảnh sát

Luật Công an nhân dân 2018 ra đời đã phần nào xóa đi những điểm khác nhau giữa công an – cảnh sát. Ngày nay người ta không phân định rạch ròi giữa công an và cảnh sát

Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa công an và cảnh sát theo luật Công an nhân dân 2014:

Công an Cảnh sát
Khái niệm Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân. Là một lược lượng thuộc Công an nhân dân.
Vai trò, nhiệm vụ Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm trong nước

Ngoài ra, phát hiện nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm và kiến nghị biện pháp khắc phục tham gia giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng theo quy định của pháp luật.

Tổ chức Bao gồm các lực lượng: An ninh nhân dân, lực lượng Cảnh sát nhân dân và Công an xã. Là lực lượng thuộc Công an nhân dân

Đối với các định nghĩa khác, xem Trường Đại học An ninh nhân dân.

Học viện An ninh nhân dân [T01][1] trực thuộc Bộ Công an có trách nhiệm đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nhân cách của người cán bộ An ninh; nghiên cứu khoa học về An ninh nhân dân phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.[2][3][4].

Học viện An ninh nhân dân [T01]Hoạt độngQuốc giaPhục vụPhân loạiChức năngQuy môBộphậncủaBộ chỉ huyTên khácLễ kỷ niệmCác tư lệnhGiám đốcTrang chủ
25/6/1946 [75năm, 259ngày]
Việt Nam
Công an nhân dân Việt Nam
Học viện
Đào tạo cán bộ An ninh trình từ trình độ trung cấp đến sau Đại học; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về An ninh Nhân dân; nghiên cứu khoa học về An ninh nhân dân phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
15.000 người
Bộ Công an
Công an nhân dân Việt Nam
125 Trần Phú, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
T01
Ngày 25 tháng 6
Trung tướng, PGS.TS Lê Văn Thắng
//hvannd.edu.vn/

Mục lục

  • 1 Lịch sử hình thành
  • 2 Tổ chức
    • 2.1 Các cơ quan chức năng
    • 2.2 Các khoa, bộ môn:
  • 3 Thành tích
  • 4 Lãnh đạo hiện nay
  • 5 Lãnh đạo qua các thời kì
    • 5.1 Giám đốc
    • 5.2 Phó Giám đốc
  • 6 Chú thích

Lịch sử hình thànhSửa đổi

Ngày 25 tháng 6 năm 1946, Trường Huấn luyện Công an được thành lập [Theo Nghị định số 215/NĐ-P2 của Bộ Nội vụ].[5]

Tên gọi qua các thời kỳ:

  • Trường Huấn luyện Công an [1946-1949][5]
  • Trường Công an Trung cấp [1949-1953][5]
  • Trường Công an Trung ương [1953-1974][5]
  • Trường Sĩ quan An ninh [1974-1981][5]
  • Trường Đại học An ninh nhân dân [1981-2001] [5]
  • Học viện An ninh Nhân dân [2001-nay].[5]

Tổ chứcSửa đổi

Các cơ quan chức năngSửa đổi

  • Văn phòng Học viện
  • Phòng Tổ chức cán bộ
  • Phòng Công tác Đảng và công tác chính trị
  • Phòng Quản lý đào tạo và Bồi dưỡng nâng cao
  • Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo
  • Phòng Quản lý học viên
  • Phòng Quản lý nghiên cứu khoa học
  • Phòng Hợp tác quốc tế
  • Phòng Hậu cần
  • Trung tâm Lưu trữ & Thư viện
  • Viện Khoa học An ninh

Các khoa, bộ môn:Sửa đổi

  • Bộ môn Lý luận chính trị, Khoa học xã hội và Nhân văn
  • Bộ môn Tâm lý
  • Bộ môn Quân sự, Võ thuật, TDTT
  • Khoa vận động cơ bản 1
  • Khoa vận động cơ bản 2
  • Khoa vận động cơ bản 3
  • Khoa vận động cơ bản 4
  • Khoa vận động cơ bản 5
  • Khoa vận động cơ bản 6
  • Khoa vận động cơ bản 7
  • Khoa Luật
  • Khoa Ngoại ngữ
  • Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học
  • Trung tâm Dạy nghề
  • Trung tâm Nghiên cứu

Thành tíchSửa đổi

Năm 1975, Huân chương Chiến công hạng Nhì;[6]

Năm 1985, Huân chương Quân công hạng Nhì;[6]

Năm 1989, Huân chương Độc lập hạng Nhì;[6]

Năm 1996, Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Quân công hạng Nhì;[6]

Năm 1998, Huân chương Lao động hạng Nhất của nước CHDCND Lào;[6]

Năm 2001, Danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới”; Huân chương Chiến công hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Ba;[6]

Năm 2005, Huân chương Hữu nghị của nước CHDCND Lào;[6]

Năm 2006, Huân chương Hồ Chí Minh [lần thứ hai];[6]

Năm 2010, Huân chương lao động hạng ba;[6]

Năm 2011, Huân chương Sao vàng;[6]

Năm 2015, Danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước"

Lãnh đạo hiện naySửa đổi

  • Giám đốc: Trung tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Ưu tú Lê Văn Thắng[7]
  • Phó Giám đốc:
  1. Thiếu tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Ưu tú Lê Ngọc An
  2. Thiếu tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Anh Vũ
  3. Thiếu tướng, Tiến sĩ Trần Kim Hải
  4. Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Trường Thọ

Lãnh đạo qua các thời kìSửa đổi

Giám đốcSửa đổi

  • Nguyễn Văn Thắng [s. 1947 - m. 2012], Trung tướng, Hiệu trưởng Đại học An ninh Nhân dân [1999-2001], Giám đốc Học viện An ninh nhân dân [2001-2007]
  • Nguyễn Ngọc Thái [s. 1952 - m. 2009], Giám đốc Học viện An ninh nhân dân [2007-2009], Thiếu tướng [2008][8]
  • Phan Đức Dư, Giám đốc, Trung tướng, PGS, TS. Nhà giáo ưu tú [2009-2012]
  • Nguyễn Văn Ngọc, Giám đốc, Trung tướng GS.TS, Nhà giáo nhân dân [từ 2012-2018]

Phó Giám đốcSửa đổi

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ “Trang chủ”.
  2. ^ “Tổng Bí thư dự Lễ khai giảng tại Học viện An ninh nhân dân”.
  3. ^ “Học viện An ninh Nhân dân nâng cao năng lực tiếng Anh của giáo viên”.
  4. ^ “Đổi mới phương pháp dạy học ở Học viện An ninh nhân dân”.
  5. ^ a b c d e f g “Phần lịch sử”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2015.
  6. ^ a b c d e f g h i j “Phần thành tích”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2015.
  7. ^ “Bộ Công an trao quyết định bổ nhiệm Đại tá, PGS.TS Lê Văn Thắng giữ chức vụ Giám đốc Học viện An ninh nhân dân”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2018.
  8. ^ “Thăng hàm cấp Tướng cho một số sỹ quan Công an nhân dân”. Chính phủ. 2008-06-05. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2019.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề