Hướng dẫn bạn muốn đi mua đồ chơi

Những ý tưởng này sẽ giúp người chăm sóc trẻ khuyến khích được bé chơi theo trí tưởng tượng, cũng như lý giải vì sao những trò chơi giả vờ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ nhỏ.

Nhắc đến chơi giả vờ, bạn có thể nghĩ đến những trò như xây pháo đài hoặc đuổi bắt quái vật. Nhưng thực chất các hoạt động giàu trí tưởng tượng không chỉ liên quan đến tưởng tượng, và ngay cả những em bé nhỏ tuổi cũng có thể tham gia chơi giả vờ. Điều quan trọng là giúp bé chơi những trò phù hợp độ tuổi và khiến bé vui vẻ. Trước khi con bạn có thể tìm niềm vui trong trò giả làm bác sĩ, cô giáo hoặc nấu ăn, bé sẽ tìm được niềm vui trong những tương tác qua lại với bố mẹ.

Dưới đây là cách bắt đầu những trò chơi giàu trí tưởng tượng ở mọi lứa tuổi và những lợi ích mang lại cho bé.

Hướng dẫn bạn muốn đi mua đồ chơi

Điều quan trọng là giúp bé chơi những trò phù hợp độ tuổi và khiến bé vui vẻ. Nguồn: Unsplash, tác giả: Mi Pham

1Chơi giả vờ là gì?

Chơi giả vờ hoặc chơi theo trí tưởng tượng là loại trò chơi cho phép trẻ thử nghiệm với các vai trò khác nhau. Nó rất đa dạng với nhiều cách chơi, từ các trò trang điểm, mặc quần áo, hay chèo thuyền trên con tàu làm bằng bìa cứng, nấu một bữa ăn tưởng tượng hoặc mặc quần áo của người lớn và “đi làm”.

Những đồ chơi như đồ chơi nấu ăn, xe cộ hoặc bộ đồng phục chỉnh tề giúp bé tiến hành trò chơi giả vờ. Nhưng không nhất thiết phải có những món đồ chơi cầu kỳ, đắt đỏ. Thực tế, việc tận dụng những món đồ đơn giản có sẵn buộc trẻ phải suy nghĩ sáng tạo hơn để ứng dụng chúng vào một trò chơi nào đó. Một cái xô đựng đầy lá có thể là một cái vạc nấu súp; một giỏ đựng quần áo có thể là một chiếc máy bay; một đống gối có thể là một ngọn núi…

Hơn nữa, trò chơi giả vờ còn là loại hình khám phá xã hội khi đứa trẻ bay bổng của bạn có thể tưởng tượng mình là một giáo viên hoặc một ngôi sao bóng đá. Chỉ cần trò chuyện nhiều hơn với bé, bạn sẽ tạo cơ hội cho trẻ sơ sinh thử sức với các vai trò xã hội khác nhau.

Hướng dẫn bạn muốn đi mua đồ chơi

Chơi giả vờ là một loại hình khám phá xã hội. Nguồn: Unsplash, tác giả: Carlos Magno

2Lợi ích của việc chơi theo trí tưởng tượng

Trò chơi giả vờ thúc đẩy sự sáng tạo và tính tò mò của các bé. Trên thực tế, trò giả vờ còn giúp ích được hơn thế, đặc biệt là ở lứa tuổi chập chững biết đi trở lên, trò chơi giàu trí tưởng tượng rất quan trọng để giúp trẻ trau dồi các kỹ năng sống.

Thúc đẩy kỹ năng kiểm soát bản thân. Khi chơi trò giả vờ, người chơi phải làm việc cùng nhau để thống nhất các kịch bản tưởng tượng và quyết định xem ai sẽ đóng vai trò gì. Điều đó đôi khi có thể tạo ra cảm giác bực bội và trẻ phải tìm cách thích nghi với cảm giác đó.

Xây dựng các mối quan hệ. Trò này tạo ra một thế giới mới mang người chơi đến gần nhau hơn và giúp họ tìm hiểu về nhau. Đặc biệt khi cha mẹ tham gia chơi cùng con giúp khuyến khích tương tác cho và nhận, giúp tăng cường mối quan hệ với bé.

Dạy về những cảm giác khó khăn. Trò chơi giả mang lại cho trẻ cơ hội khám phá và làm việc thông qua các tình huống khó khăn hoặc đáng sợ (với bé), như đi khám bác sĩ hoặc bắt đầu đi nhà trẻ, trường mầm non.

Khuyến khích phát triển ngôn ngữ và giao tiếp. Đưa ra các kịch bản và thương lượng các quy tắc là cơ hội để trẻ sử dụng từ ngữ và ý tưởng phức tạp hơn những giao tiếp hằng ngảy.

Hướng dẫn bạn muốn đi mua đồ chơi

Lợi ích của việc chơi theo trí tưởng tượng. Nguồn: Unsplash, tác giả: Fabian Centeno

Bài viết liên quan: Gợi ý những trò chơi bổ ích cho trẻ tự chơi một mình

3Khi nào nên bắt đầu chơi trò giả vờ với trẻ?

Không bao giờ là quá sớm để mời bé sử dụng trí tưởng tượng của mình. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cho biết: Mặc dù thời gian bắt đầu chơi trò giả vờ thường được đề cập cho trẻ sau tuổi biết đi, nhưng thật ra trẻ nhỏ đã sẵn sàng để bắt đầu khám phá các vai trò xã hội khác nhau với ba mẹ từ khi mới sinh. Những hoạt động đơn giản như quan sát bố mẹ mỉm cười, nhìn ngắm khuôn mặt hoặc cuộc trò chuyện qua lại khi mẹ lặp lại hoặc trả lời bé bằng cách mô phỏng âm thanh của bé.

Hướng dẫn bạn muốn đi mua đồ chơi

Có thể bắt đầu trò chơi giả vờ cho trẻ từ rất sớm. Nguồn: Unsplash, tác giả: Tanaphong Toochinda

4Cách khuyến khích trẻ chơi theo trí tưởng tượng ở từng độ tuổi

Hãy sẵn sàng để chơi giả vờ cùng con để bé linh hoạt trí tưởng tượng từ ngay sau khi bé chào đời, tiếp tục đến lớp mầm non và hơn thế nữa.

Độ tuổi 0-24 tháng

Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có thể chưa có khả năng tưởng tượng mình là khủng long hoặc bác sĩ. Nhưng bé vẫn có thể tham gia vào các trò chơi xã hội và thực hành đảm nhận các vai trò khác nhau.

Với trẻ sơ sinh, hãy trò chuyện và cùng bé khám phá các đồ vật khác nhau trong môi trường xung quanh. Khi trẻ bước sang ngày sinh nhật đầu tiên, hãy chuyển trọng tâm sang việc làm mẫu các hành động và cách cư xử mà trẻ sẽ học khi mới biết đi - như giới thiệu bản thân với những người mới và chia sẻ đồ chơi.

Trò chuyện với bé. Bắt chước âm thanh mà bé tạo ra hoặc trò chuyện với bé và cho bé cơ hội trả lời. Bé có thể đáp lại bằng cách kêu lên, thủ thỉ, cử động tay hoặc chân và cuối cùng là mỉm cười!

Khuyến khích sự tìm tòi. Đưa cho bé những đồ vật phù hợp với lứa tuổi với nhiều kích cỡ, màu sắc và kết cấu khác nhau để bé khám phá một cách an toàn. Trẻ sơ sinh chưa biết vận động có thể nằm sấp, trẻ lớn hơn một chút có thể bò hoặc di chuyển qua các đồ vật khác nhau.

Hát các bài hát hành động. Các bài hát như tập đếm, tập thể dục… và cùng làm theo tương ứng, bé sẽ thích thú khi xem bạn thực hiện các động tác từ khi còn rất nhỏ và khi lớn hơn, bé sẽ tham gia cùng bố mẹ.

Làm người mẫu. Bắt đầu từ khoảng 12 tháng, bố mẹ có thể thực hiện mẫu các hành vi xã hội mà bạn muốn con mình bắt chước. Ví dụ: khi gặp một người bạn mới tại sân chơi, bố mẹ có thể giới thiệu con mình bằng cách nói: “Xin chào, mình là bé A. Chúng mình cùng chơi con búp bê này nhé? ”

Thay phiên nhau. Chơi các trò chơi theo lượt giúp trẻ học cách chia sẻ. Ví dụ: thay phiên tạo kiểu tóc cho nhau, thay phiên là người bán thức ăn và người đi mua…

Gọi điện thoại. Sử dụng điện thoại đồ chơi để “nói chuyện” với các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè và mời con bạn chơi chung. (Bạn sẽ ngạc nhiên khi bé nói chuyện điện thoại ngay sau đó).

Hướng dẫn bạn muốn đi mua đồ chơi

Chơi với trẻ sơ sinh bằng cách bắt chước âm thanh bé tạo ra. Nguồn: Unsplash, tác giả: Michal Bar Haim

Độ tuổi 2-3 tuổi

Đến 2 tuổi, khả năng chơi theo trí tưởng tượng của con bạn bắt đầu phát triển. Nhưng bé vẫn cần được hướng dẫn khi bắt đầu. Bố mẹ hãy đưa ra ý tưởng, nhưng khi bé đang hứng thú, hãy để bé “làm chủ” trò chơi.

Cung cấp quần áo chỉnh tề và đạo cụ. Mũ, găng tay, áo sơ mi hoặc áo khoác cũ là điểm khởi đầu hoàn hảo cho trò chơi tưởng tượng cho trẻ. Sẽ còn tốt hơn nếu có thêm một chiếc gương, bé của bạn sẽ thích ngắm mình trong bộ trang phục mới.

Thực hành các kịch bản mới. Đóng vai vào các sự kiện sắp tới sẽ làm bé khó chịu, không thích thú. Ví dụ: đóng vai bác sĩ để chuẩn bị cho cuộc kiểm tra sức khỏe hoặc giả vờ bạn là một người bạn ở trường muốn giành lấy món đồ chơi mà bé đang chơi cùng.

Tổ chức tiệc trà thú bông. Sắp xếp đồ đạc thành một vòng tròn và mời bé phục vụ đồ uống giải khát cho bố mẹ và những người khách.

Sử dụng các vật dụng theo những cách không ngờ tới. Sử dụng một chiếc lược làm micrô, một cặp cuộn giấy vệ sinh được dán lại với nhau làm ống nhòm… - và xem diễn biến tiếp theo.

Một bữa tiệc khiêu vũ động vật. Bật giai điệu yêu thích của bạn và bắt đầu di chuyển. Nhưng thay vì nhảy múa, hãy khuyến khích bé di chuyển như những con vật khác nhau.

Hướng dẫn bạn muốn đi mua đồ chơi

Sử dụng những vật dụng hàng ngày để chơi cùng bé. Nguồn: Unsplash, tác giả: Scott Webb

Độ tuổi từ 3-5 tuổi

Vào khoảng sinh nhật lên ba của bé, trò chơi trí tưởng tượng thực sự bắt đầu được tận dụng nhiều hơn. Giờ đây, bộ não của bé đã đủ phát triển để nghĩ ra những câu chuyện khó tin, bé sẽ bắt đầu khám phá các vai trò và tình huống mới mà ít cần bố mẹ gợi ý. Tất cả những gì bố mẹ cần làm là tham gia vào thế giới của trẻ.

Hưởng ứng các trò chơi. Nếu bé nói rằng bé đang bay hoặc là bé đang bước đi qua dung nham (thực sự chỉ là một tấm chăn màu đỏ), bố mẹ đừng sửa con nhé. Chỉ cần hòa cùng và chấp nhận trò chơi của trẻ.

Đảo ngược vai trò. Chơi trò gia đình, nhưng hãy để bé đóng vai bố mẹ trong khi bố mẹ lại đóng vai con trẻ. Và bố mẹ đừng quên làm theo bất cứ điều gì “bố mẹ” nhí yêu cầu.

Làm đầu bếp. Trẻ ở tuổi mẫu giáo đã có thể hỗ trợ các công việc nấu ăn đơn giản như đổ nguyên liệu vào bát, rắc muối, đập vỏ trứng… Hãy “nhờ” bé giúp việc nhà bếp và giả vờ như hai mẹ con đang điều hành một nhà hàng.

Phòng khám thú y. Cho bé đóng vai bác sĩ kiểm tra tất cả các con thú nhồi bông. Bố mẹ hãy là trợ lý đắc lực, mang những bệnh nhân mới đến bàn khám hoặc giúp đỡ các công việc bác sĩ yêu cầu.

Người đưa thư. Những chiếc bìa cũ có thể được tận dụng, hãy đặt chúng rải rác trong các phòng khác nhau. Đưa cho bé chiếc túi chứa đầy thư và khuyến khích bé đi giao thư.

5Đôi lời từ AVAKids

Trí tưởng tượng của trẻ sẽ phát triển nhanh chóng trong vài năm đầu đời, và những trò chơi giả vờ có giá trị ở mọi lứa tuổi và giai đoạn. Hãy bắt đầu tập trẻ chơi các trò này từ sớm để thúc đẩy khả năng vui chơi, học các hành vi xã hội và tạo niềm tin của trẻ.

Xem thêm:

  • Bí kíp giúp trẻ yêu đọc sách ngay từ khi còn bé
  • Cha mẹ cần biết về phương pháp giáo dục nổi tiếng Montessori
  • Trẻ ăn uống thiếu chất. Đọc ngay bí quyết cải thiện

Châu Chấu tổng hợp từ Whattoexpect

1. What to Expect the First Year, 3rd edition, Heidi Murkoff

2. What to Expect the Second Year, Heidi Murkoff

3. WhatToExpect.com, How to Play with Your Baby Safely, December 2020

4. American Academy of Pediatrics, Developmental Milestones: 3 to 4 Year Olds, November 2009

5. American Academy of Pediatrics, Ignore the Flashing Screens: The Best Toys Go Back to the Basics, December 2018

6. American Academy of Pediatrics, Playing is How Toddlers Learn, April 2021

7. American Academy of Pediatrics, The Power of Play – How Fun and Games Help Children Thrive, November 2019

8. American Academy of Pediatrics, Pediatrics, The Power of Play: A Pediatric Role in Enhancing Developme