Hướng dẫn chế biến yến sào

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng và rất tốt với người bệnh hoặc có thể trạng yếu. Vì thế, chế biến tổ yến cho người bệnh rất quan trọng và cần kĩ lưỡng nhằm đảm bảo dinh dưỡng. Cùng Nest Art tham khảo các cách chế biến tổ yến đơn giản và đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh nhé!

1. Tổ yến

Công dụng chính của tổ yến là bồi bổ sức khỏe; tăng cường sự tiêu hóa và trao đổi chất trong cơ thể; bổ phế. Tổ yến cải thiện khả năng hô hấp; phục hồi chức năng bị suy yếu của thận. Hơn nữa, tổ yến còn cải thiện chức năng tuần hoàn của hệ tim mạch.

Giới Y học và Khoa học phát hiện trong tổ yến chứa nhiều dưỡng chất chống oxy hóa quan trọng. Những chất này có tác dụng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị người bệnh ung thư.

2. Lưu ý khi sơ chế và chưng tổ yến

Nest Art sẽ cung cấp các thông tin liên quan để quá trình sơ chế yến của bạn được kĩ lương nhé!

2.1 Lưu ý khi sơ chế tổ yến

Về việc làm sạch yến: Nếu sử dụng tổ yến tinh chế, bạn bỏ qua bước này nhé. Nếu bạn dùng yến thô thì bạn nên thực hiện đầy đủ quy trình này.

Trước hết, bạn ngâm tổ yến với nước trong khoảng 60 – 120 phút cho đến khi sợi yến dần tơi thì vớt ra để ráo nước. Tiếp đó, dùng nhíp gắp hết lông và tạp chất trong tổ yến rồi tách hẳn thành từng sợi và đặt chúng vào rây.

Tiếp đó, cho yến rây vào tô nước sạch. Dùng thìa khuấy nhẹ và nâng rây lên xuống để những sợi lông tơ còn sót theo nước ra ngoài. Quá trình này nên lặp lại vài lần nếu tổ yến vẫn chưa được làm sạch hoàn toàn. Bạn phải nhớ thay nước liên tục thì mới đảm bảo làm sạch. Cuối cùng, để cho yến ráo nước hoàn toàn, rồi chưng tổ yến hoặc bảo quản trong tủ lạnh.

Về việc ngâm yến: Đối với yến thô trước đó đã trải qua quá trình ngâm và làm sạch, bạn bỏ qua bước này. Với tổ yến tinh chế, bạn ngâm vào nước đến khi yến nở mềm và tơi thêm. Lưu ý không sử dụng nước nóng vì sẽ làm tan yến, mất chất dinh dưỡng. Nên sử dụng nước ở nhiệt độ thường hoặc nước ấm.

Thời gian ngâm tổ yến tinh chế khoảng 30 – 45 phút. Đây không phải là mức thời gian bắt buộc, tùy thuộc loại yến sử dụng thì điều chỉnh thời gian ngâm và chưng cho đúng. Kết hợp theo dõi cho đến khi yến mềm, sợi tơi ra là được.

2.2 Lưu ý khi bắt đầu chưng tổ yến

Về việc khử mùi tanh cho yến: Tổ yến thô sẽ có mùi tanh đặc trưng, gần giống mùi lòng trắng trứng gà. Để khử hết mùi tanh của yến, trong lúc chưng yến bạn nên cho thêm một vài lát gừng vào. Gừng còn có thể làm tăng hương vị hấp dẫn cho món ăn cũng như trung hòa tính hàn của tổ yến nữa đó. Nếu không muốn dùng thêm gừng, tốn thêm thời gian, công sức, bạn có thể sử dụng trực tiếp loại tổ yến tinh chế nhé.

Sau đây, Nest Art sẽ giới thiệu một số hướng dẫn chế biến tổ yến bổ dưỡng để chăm sóc sức khỏe cho người bệnh nhé.

Chế biến tổ yến với đông trùng hạ thảo

Chuẩn bị

Tổ yến: 5g yến tinh chế hoặc 20g yến thô

Đông trùng hạ thảo: 1 – 2 con

Đường phèn: 1 – 2 thìa nhỏ [tùy khẩu vị]

Cách làm

Bước 1: Sơ chế yến

– Ngâm tổ yến để yến mềm và nở ra rồi tách thành sợi, vớt ra để khô nước.

– Đông trùng hạ thảo: rửa sạch và để ráo nước.

Bước 2: Chế biến sơ bộ

– Cho khoảng 200ml nước vào nồi, cho đường phèn vào đun sôi đến khi đường tan chảy hoàn toàn

– Sau đó thêm tiếp đông trùng hạ thảo vào đun cùng đường phèn cho chín thì tắt bếp.

Bước 3: Chế biến tổ yến

– Chưng cách thủy tổ yến đã sơ chế trước đó trong khoảng 20 – 30 phút

– Sau đó mở nắp cho nốt hỗn hợp nước đường, đông trùng hạ thảo vào khuấy đều, chưng tiếp trong 5 phút là xong

Chế biến tổ yến với táo đỏ, hạt sen, nhãn nhục, bạch quả và đường phèn [yến chưng tứ bảo]

Chuẩn bị

Tổ yến: 5g yến tinh chế hoặc 20g yến thô

Hạt sen: 30g

Táo đỏ khô [táo tàu]: 5 – 8 quả

Nhãn nhục: 2 thìa nhỏ [khoảng 4 – 5 miếng cùi]

Bạch quả: 5g

Đường phèn: 1 – 2 thìa nhỏ [tùy theo khẩu vị của mỗi người]

Cách làm

Bước 1: Sơ chế yến

– Sơ chế tổ yến như miêu tả trên, sau đó tiếp tục chuẩn bị các nguyên liệu khác.

– Đối với nhãn nhục khô, cho ngâm nước ấm để nở đều, mềm, sau đó rửa sạch lại cùng các nguyên liệu khác.

Bước 2: Chế biến hạt sen

– Đối với hạt sen khô: ngâm với nước ấm trong 45 phút, sau đó rửa lại rồi cho vào nồi đun cùng một chút nước để hạt sen chín mềm.

– Đối với hạt sen tươi: tách vỏ, loại bỏ tim sen bằng tăm [để không có vị đắng], rửa thật sạch rồi cho vào nồi đun với lượng nước vừa đủ. Hạt sen tươi sẽ nhanh mềm hơn nên bạn chú ý điều chỉnh thời gian đun phù hợp, không để hạt sen bị nhũn.

Bước 3: Sau khi hạt sen đã có dấu hiệu mềm, bạn cho táo đỏ, nhãn nhục, bạch quả và một ít đường phèn [độ ngọt tùy chỉnh] vào đun tiếp, lưu ý khi đun bạn nên để lửa nhỏ để các loại hạt chín đều. Bạn theo dõi cho đến khi nào cảm thấy phần hạt chín, phần nước tiết ra từ hạt trong quá trình đun cũng hòa quyện với nhau thì tắt bếp.

Bước 4: Cho tổ yến vào riêng một chén/bát/thố sứ có nắp. Chưng cách thủy trong vòng khoảng 30 phút. Lưu ý, lượng nước trong nồi nên ngập khoảng 80% chén/bát/thố để đảm bảo nước không tràn vào yến trong quá trình sôi.

Bước 5: Cuối cùng, cho yến sào đã chưng vào hỗn hợp hạt sen, táo đỏ, nhãn nhục, bạch quả và đun tiếp thêm khoảng dưới 5 phút, thế là đã có ngay một chén “tổ yến chưng tứ bảo” thơm ngon dùng để bồi bổ cho người già và người bệnh.

3. Lưu ý khác khi chế biến tổ yến

– Không nên chưng tổ yến quá lâu vì làm mất dinh dưỡng, cũng như độ giòn dai vốn có của tổ yến.

– Trẻ em và người lớn tuổi chỉ nên dùng tổ yến từ 3 – 5g/ngày và 2 – 3 lần/ tuần.

– Người lớn trưởng thành có thể dùng yến từ 5 – 7g/ngày và 4 – 5 lần/ tuần.

– Phụ nữ đang trong thời kì 3 tháng đầu và 3 tháng sau của thai kì chỉ nên dùng tổ yến như lượng của em bé và người lớn tuổi.

– Người nào có thể trạng yếu hơn các sản phụ bình thường không nên dùng tổ yến, hoặc phải có sự cho phép của bác sĩ.

Chế biến yến sào như thế nào?

Mang lượng yến đã được làm sạch [liều lượng tùy theo nhu cầu] cho vào tô nước, sao cho nước ngập hết yến. Đổ nước ở mức 3,5h - 5h trong nồi điện rồi đặt bát đựng yến vào chưng trong 45 đến 90 phút. Sau 40 phút nước sẽ sôi, chỉ cần đun thêm 25-30 phút nữa là chín yến.

Yến chưng đường phèn để tủ lạnh được bao lâu?

Nếu bạn chưng yến với đường phèn hoặc không đường thì bảo quản sẽ lâu hơn. Có thể để bảo quản lạnh tối đa đến 14 ngày. Nếu chưng chung với các thành phần như: hạt sen, gừng, táo đỏ, kỷ tử,... thì tối đa không nên quá 10 ngày.

Yến chung với gì là tốt nhất?

Do đó, nguyên liệu chưng yến tốt nhất nên là các vị thuốc Đông Y bổ dưỡng như hạt sen, táo đỏ, kỷ tử, đông trùng hạ thảo, hạt chia,… Ngoài ra, dù chưng tổ yến với gì cùng đường quên thêm vài lát gừng để trung hòa tính mát trong tổ yến.

Làm sao để biết yến chưng đã chín?

” Sau khi chưng, để kiểm tra độ chín của yến chưng, bạn có thể thực hiện các bước sau: Quan sát sợi yến: Nếu sợi yến nở phồng lớn và nổi hoàn toàn trên mặt nước, đó là dấu hiệu yến đã chín đủ. Kiểm tra màu sắc: Sợi yến đã chín đủ khi có màu trắng hoàn toàn và có độ co giãn tương tự lòng trắng trứng.

Chủ Đề