Hướng dẫn nhập thẻ trẻ em chưa có thẻ bhyt năm 2024

Mới đây, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 30/2020/TT-BYT hướng dẫn Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế. Theo đó, trẻ em sau khi sinh chưa có giấy khai sinh sẽ được cấp BHYT tạm thời.

Hướng dẫn nhập thẻ trẻ em chưa có thẻ bhyt năm 2024

Từ 01/3/2021, trẻ sau khi sinh chưa có giấy khai sinh sẽ được cấp BHYT tạm thời (Ảnh minh họa)

Cụ thể, theo quy định hiện hành, trẻ em dưới 6 tuổi đều được cấp thẻ BHYT miễn phí sau khi làm giấy khai sinh. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều trường hợp trẻ em sau khi sinh ra cần khám, chữa bệnh ngay nhưng chưa có giấy khai sinh nên chưa được cấp BHYT để hưởng các chính sách an sinh xã hội.

Do đó, tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 30/2020/TT-BYT quy định trẻ em sau khi sinh ra được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế, nhưng chưa được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp thẻ bảo hiểm y tế do chưa làm thủ tục cấp giấy khai sinh thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ghi mã thẻ bảo hiểm y tế tạm thời, gồm các nội dung:

(1) Mã đối tượng: ghi ký hiệu là TE;

(2) Mã mức hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế: ghi ký hiệu là số 1;

(3) Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: ghi theo quy định tại Quyết định 124/2004/QĐ-TTg năm 2004 nơi người mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp cư trú hoặc nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở đối với trường hợp trẻ sơ sinh không có người nhận hoặc bị bỏ rơi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

(4) Mã định danh y tế: ghi theo quy định tại Quyết định 2153/QĐ-BYT năm 2020.

Như vậy, theo quy định trên, từ ngày 01/3/2021 (ngày chính thức có hiệu lực của Thông tư 30/2020/TT-BYT), trẻ em sau khi sinh ra nhưng chưa được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp thẻ BHYT do chưa làm thủ tục cấp giấy khai sinh sẽ được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ghi mã thẻ BHYT tạm thời. Đây là quy định mới so với quy định trước đây.

Ví dụ, mã thẻ tạm cho trẻ em khám bệnh, chữa bệnh, có mẹ cư trú tại Hà Nội, được mã hóa như sau: TE101, tiếp theo là mã định danh y tế (10 chữ số).

Theo đó, việc ghi tên trong hồ sơ bệnh án để khám bệnh, chữa bệnh và trích chuyển dữ liệu điện tử phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với trẻ sơ sinh chưa có họ và tên thực hiện như sau:

- Nếu trẻ sơ sinh có mẹ hoặc cha (bố): ghi theo họ và tên của mẹ hoặc của cha (bố);

- Nếu trẻ sơ sinh không có mẹ hoặc cha (bố) nhưng có người giám hộ: ghi theo họ và tên của người giám hộ;

- Nếu trẻ sơ sinh không có người nhận hoặc bị bỏ rơi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: ghi tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đang thực hiện việc điều trị cho trẻ.

Chính vì vậy, dù trẻ dưới 6 tuổi không có thẻ BHYT thì khi khám, chữa bệnh vẫn được Nhà nước hỗ trợ chi phí khi thanh toán. Mức hỗ trợ phụ thuộc vào việc trẻ được khám, chữa bệnh đúng tuyến hay trái tuyến.

Theo quy định về bảo hiểm y tế trẻ em dưới 6 tuổi, trẻ nhỏ từ khi sinh ra đã được tham gia BHYT, được cấp thẻ BHYT miễn phí.

Thông tin về bảo hiểm y tế trẻ em dưới 6 tuổi được quan tâm đặc biệt, bởi ngay từ khi lọt lòng mẹ, các bé đã được tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí cho đến khi 6 tuổi. Đây là những nội dung mà cha mẹ cần biết.

Theo đó, căn cứ vào Khoản 7, Điều 3, Nghị định 146/2018/NĐ-CP và Khoản 6, Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 thì trẻ em dưới 6 tuổi thuộc đối tượng được hưởng bảo hiểm y tế và được cấp thẻ BHYT miễn phí (nhóm do ngân sách nhà nước đóng), cha mẹ không phải đóng phí BHYT cho con cho đến khi bé được 6 tuổi.

Thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi

Để trẻ được hưởng quyền lợi BHYT trẻ em dưới 6 tuổi, bố mẹ cần làm hồ sơ cấp thẻ BHYT cho trẻ. Sau khi được cấp thẻ BHYT, trẻ được khám chữa bệnh BHYT miễn phí tại các bệnh viện công theo quy định.

Hồ sơ cấp thẻ BHYT cho trẻ gồm có: Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh có đóng dấu công chứng; Danh sách hoặc giấy đề nghị cấp thẻ BHYT của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi trẻ cư trú.

Một điều lưu ý là căn cứ vào Khoản 2, Điều 15, Nghị định 146/2018/NĐ-CP, trong trường hợp trẻ mới sinh, chưa có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định tại Khoản 1, Điều 27, Nghị định 146/2018/NĐ-CP và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.

Sau khi hoàn tất hồ sơ đăng ký BHYT cho trẻ, bố mẹ sẽ nộp đến các cơ quan ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc bệnh viện tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế để được cấp thẻ BHYT.

Sau 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, các tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ.

Mức hưởng bảo hiểm y tế trẻ em dưới 6 tuổi

Mức hưởng BHYT trẻ em dưới 6 tuổi không giống nhau. Trẻ em dưới 6 tuổi khi đi khám tại trung tâm y tế, các bệnh viện công có mức hưởng bảo hiểm khác nhau được quy định trong từng trường hợp cụ thể.

Hướng dẫn nhập thẻ trẻ em chưa có thẻ bhyt năm 2024

Theo các quy định hiện hành về bảo hiểm y tế, việc xuất trình được thẻ BHYT hoặc chứng minh được tuổi của các bé ảnh hưởng rất nhiều đến mức hỗ trợ của BHYT.

Mức hưởng BHYT của trẻ em dưới 6 tuổi khi xuất trình được thẻ BHYT được quy định như sau:

- Được hưởng 100% chi phí và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật nếu đúng tuyến (Căn cứ vào Điểm b, Khoản 1, Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP).

- Được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh trong trường hợp trẻ đi khám thông tuyến theo quy định.

- Được hưởng 60% chi phí điều trị nội trú nếu trái tuyến tỉnh.

- Được hưởng 40% chi phí điều trị nội trú nếu trái tuyến trung ương.

Mức hưởng BHYT của trẻ em dưới 6 tuổi trong trường hợp không xuất trình được thẻ BHYT được quy định như sau:

Khoản 2, Điều 8 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế quy định: Trẻ em dưới 6 tuổi đến khám bệnh, chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ BHYT. Trường hợp không xuất trình thẻ BHYT vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia BHYT nhưng phải xuất trình giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh. Trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở y tế và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định.

Như vậy, trong trường hợp cha mẹ chưa kịp thực hiện thủ tục xin cấp thẻ bảo hiểm y tế cho con nhưng xuất trình giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của bé để chứng minh bé dưới 6 tuổi thì vẫn được hưởng quyền lợi BHYT như những trẻ có thẻ và xuất trình được thẻ BHYT.