Hướng dẫn thành lập TO chức thủy lợi cơ sở

Xây dựng phương án giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi

Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các đơn vị liên quan xây dựng trình Chính phủ Nghị định quy định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và chính sách hỗ trợ của nhà nước trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi cho phù hợp với quy định của pháp luật và thực tế triển khai thực hiện của các cơ quan, đơn vị.

Cử tri tỉnh Tuyên Quang nêu đề nghị xem xét sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 3, 4 Điều 3 Nghị định số 129/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản, đáp ứng mức vốn điều lệ khi xây dựng Đề án thành lập doanh nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Luật Thủy lợi. Điều chỉnh quy trình xây dựng và phê duyệt phương án giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi theo hướng đơn giản hóa, dễ áp dụng thực hiện và phù hợp với các mô hình quản lý để tránh mất nhiều thời gian. Nghiên cứu tách riêng quy định xây dựng phương án giá với chính sách hỗ trợ của nhà nước giai đoạn 2021-2025; hoặc ban hành khung giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi của từng vùng, miền làm cơ sở để các địa phương quy định giá cụ thể thực hiện trên địa bàn. Ban hành quy định cụ thể về việc xác định nguyên giá, giá trị còn lại đối với các công trình không có hồ sơ tài liệu, các công trình bán kiên cố như đập rọ thép và các công trình tạm.

Trả lời về nội dung này, Bộ Tài chính cho biết:

Đối với kiến nghị về sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 3, 4 Điều 3 Nghị định số 129/2017/NĐ-CP

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 23 Luật Thủy lợi thì chủ thể khai thác công trình thủy lợi bao gồm: a] Doanh nghiệp; b] Tổ chức thủy lợi cơ sở; C] Cá nhân.

Theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 3 Nghị định số 129/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ thì:

+ Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy lợi [sau đây gọi là cơ quan được giao quản lý tài sản].

+ Đơn vị khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là doanh nghiệp, tổ chức thủy lợi cơ sở, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của Luật Thủy lợi được nhà nươc sgiao vận hành, khai thác và bảo vệ tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.

Tại nội dung kiến nghị của cử tri nêu trên không nêu cụ thể vướng mắc nên Bộ Tài chính không có cơ sở để có ý kiến cụ thể.

Ngoài ra, liên quan đến vướng mắc trong xây dựng Đề án thành lập doanh nghiệp để khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang [theo đề nghị tại Công văn số 1884/UBND-TH ngày 15/6/2021].

Đối với kiến nghị về giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi

Hiện nay, Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan xây dựng trình Chính phủ Nghị định quy định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong quản lý, khia thác công trình thủy lợi [thay thế Nghị định số 96/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi] cho phù hợp với quy định của pháp luật và thực tế triển khai thực hiện của các cơ quan, đơn vị.

Đối với kiến nghị về việc xác định nguyên giá

Tại điểm a khoản 3 Điều 10 Nghị định số 129/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ đã quy định cụ thể nguyên tắc xác định nguyên giá đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đang sử dụng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành chưa có thông tin về nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản; theo đó, nguyên giá được xác định theo giá quy ước do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định trên cơ sở giá trị của công trình có cấp kỹ thuật tương đương.

Tuệ Anh

Video liên quan

Chủ Đề