Huốt có nghĩa là gì

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trịnh Thị Thanh Huyền - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Khi thấy đã qua ngày dự sinh 2 -5 ngày, tốt nhất thai phụ nên đến gặp ngay bác sĩ để được khám và theo dõi kỹ càng, bởi thai quá ngày chưa chuyển dạ sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cho cả thai phụ và thai nhi.

Thời gian mang thai trung bình là 280 ngày [tức 40 tuần], thời gian này được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của thai phụ. Ngày dự sinh là ngày bác sĩ ước đoán thai nhi được khoảng 40 tuần tuổi kể từ khi bắt đầu kỳ kinh cuối trước khi có bầu của thai phụ. Tuy nhiên ngày dự sinh chỉ mang tính tương đối chứ không nhất định là ngày em bé sẽ chào đời, vì thai kỳ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Theo thống kê, có khoảng 80% em bé không chào đời đúng ngày dự sinh mà thường là sớm hơn hoặc lâu hơn. Do vậy, khi em bé ra đời chậm hơn một tuần so với ngày dự sinh, tức từ 41 tuần đến 41 tuần 6 ngày, bác sĩ gọi là thai quá ngày dự sinh. Với thai kỳ kéo dài hơn 42 tuần tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng thì gọi là thai già tháng.

Ngày dự sinh trung bình là ước tính thai nhi được 40 tuần tuổi

Hiện vẫn chưa có nguyên nhân xác định vì sao em bé chào đời chậm hơn ngày dự sinh. Thay vào đó, một số nguy cơ thai đến ngày dự sinh mà chưa chào đời có thể là do:

  • Mẹ sinh con so [tức con đầu của một bà mẹ].
  • Thai nhi có giới tính nam.
  • Mẹ đã từng có thai kỳ quá ngày.
  • Mẹ béo phì.

Vậy khi thai nhi quá ngày dự sinh 2 ngày có sao không? Theo đó, khi thấy ngày dự sinh đã qua 2 -5 ngày. Tốt nhất thai phụ nên thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để được khám và theo dõi kỹ càng.

Nếu là lỗi sai do tính ngày dự kiến sinh thì sẽ không sao nhưng nếu thực sự là quá ngày thì thai phụ sẽ được chỉ định nhập viện để quan sát tình trạng và có thể phải mổ đẻ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Khi nhập viện, bác sĩ sẽ theo dõi chỉ số nước ối, nếu thiếu ối hoặc dư ối thì nguy cơ suy thai và thai tử vong là rất cao, nên cần bắt buộc phải tiến hành mổ lấy thai gấp.

Bên cạnh đó, thai quá ngày chưa chuyển dạ sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cho cả thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên, vấn đề này thường sẽ chỉ xảy ra ở một số ít trường hợp thai quá ngày dự sinh. Cụ thể, một số rủi ro được cho có liên quan đến tình trạng thai quá ngày dự kiến sinh gồm:

  • Thai bị chết lưu.
  • Thai nhi quá lớn nên khó sinh qua ngả âm đạo
  • Thai nhi hít phải nước ối có phân su, khiến cho thai nhi gặp phải tình trạng khó thở nghiêm trọng sau sinh.
  • Lượng nước ối giảm nghiêm trọng sẽ khiến dây rốn bị chèn ép và hạn chế lượng oxy cung cấp cho thai nhi.

Khi đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì thì thai phụ sẽ lo lắng và thắc mắc đến ngày dự sinh mà chưa sinh phải làm sao?

Theo đó, đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì thì thai phụ cần đi khám thai để được theo dõi tình trạng sức khỏe sát sao.

Quá trình khám thai, bác sĩ sẽ theo dõi tim thai, đánh giá lượng nước ối nhiều hay ít, bánh rau có bị xơ hóa hay không. Nếu phát hiện các vấn đề bất thường thì thai phụ sẽ được chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.

Nếu đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu gì thì thai phụ cần tới bệnh viện kiểm tra

Thai phụ đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì nếu không được đánh giá đúng mức độ và xử lý kịp thời thì sẽ khiến cho bánh nhau bị thoái hóa, thai nhi không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng nên dẫn đến suy thai và tử vong trong bụng mẹ.

Một số trường hợp khác, thai nhi dù quá ngày nhưng nhau thai vẫn hoạt động tốt, em bé vẫn phát triển nhưng quá nặng cân khiến quá trình sinh nở của mẹ bầu trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra nếu quá ngày dự kiến sinh nhưng cổ tử cung thuận lợi, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa trên tuổi của thai nhi, đánh giá những nguy cơ và lợi ích, nguyện vọng của thai phụ để tiếp tục theo dõi chờ chuyển dạ tự nhiên hay sẽ dùng phương pháp kích thích chuyển dạ tạo điều kiện để bà mẹ sinh thường qua ngả âm đạo.

Hiện nay, đa số thai phụ đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ thường muốn sinh con bằng hình thức mổ đẻ nhiều hơn so với việc áp dụng phương pháp khởi phát chuyển dạ để đẻ thường.

Thực tế, thai quá ngày dự sinh không hẳn là thai già tháng, do vậy thai phụ cần có kiến thức nhất định về các vấn đề thai sản để đưa ra nhận định thay vì lo lắng thái quá. Bác sĩ chuyên khoa sẽ theo dõi tình trạng thai nhi thông qua việc thăm khám lâm sàng và đánh giá các chỉ số siêu âm. Nếu kết quả cho thấy thai nhi vẫn an toàn và không bị suy thì mẹ bầu vẫn nên kiên nhẫn chờ chuyển dạ hoặc áp dụng phương pháp gây chuyển dạ.

  • Để chủ động phòng tránh hiện tượng thai quá ngày dự sinh, chị em cần xác định rõ ngày đầu xuất hiện kinh nguyệt của kỳ kinh cuối để tính được ngày dự sinh chính xác nhất.
  • Bên cạnh đó, thai phụ cần tuân thủ theo lịch khám thai thường xuyên và những khuyến cáo từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe của thai phụ và em bé.
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng cân bằng, tuân thủ lịch sinh hoạt khoa học, điều độ để giữ mức ổn định về cân nặng cho cả thai phụ và thai nhi trong suốt thai kỳ.
  • Trường hợp quá ngày dự kiến sinh, thai phụ cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và xử lý kịp thời, tránh những rủi ro đáng tiếc cho cả mẹ và thai nhi.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:

  • Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn
  • Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
  • Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
  • Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện

Thạc sĩ. Bác sĩ Trịnh Thị Thanh Huyền được đào tạo chuyên sâu về siêu âm sản khoa, phẫu thuật nội soi và nội soi tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và có hơn 13 năm kinh nghiệm công tác tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng.

Hiện bác sĩ đang là Bác sĩ Sản phụ khoa tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Lợi ích của phương pháp da kề da sau sinh

XEM THÊM:

Nước ta trải dài hơn 2.000km, qua nhiều vùng miền khác nhau, phong thổ, tập quán sinh hoạt khác nhau, giọng nói và từ ngữ giao tiếp hàng ngày mỗi vùng, miền cũng khác nên mới có giọng Hà Nội, giọng Nghệ, giọng Huế, giọng Quảng, giọng miền Nam mà Sài Gòn là đặc trưng. Cùng là chất giọng miền Nam, không khác mấy Sài Gòn, nhưng nghe dân miền Tây chính gốc phát âm là nhận ra ngay quê tôi: Con cá gô bỏ dô gổ kêu gột gẹc. Có người nói, giọng miền Tây “rặt” nghe dân dã, bình dị và dễ thương lắm. Bạn bè tôi dân miền Trung, miền Bắc, những năm tháng sinh viên “choảng” nhau vì “nhạy giọng” [chửi cha không bằng pha tiếng mà!], nhưng xa nhau mấy mươi năm vẫn nhắc hoài cái chất giọng chân chất, giọng miền Tây!

Nhiều người miền Tây xa quê mấy mươi năm, hàng ngày nói tiếng Tây, tiếng Tàu hay đã pha tạp chất giọng của các vùng miền khác, nhưng chỉ cần đôi ba tuần sống hòa mình với chốn xưa, lại trở về cái chất giọng của cố hương. Cùng là dân miền Tây, nhưng người Bến Tre, lại nói âm giọng “Bến Te”; cùng là người Cần Thơ, nhưng miệt Thốt Nốt lại nói “ăn cơm dzồi”. Đặc biệt, miền Tây có nhiều từ ngữ “đặc sản” chỉ vùng này mới có. Sự giao thoa ngôn ngữ Việt - Hoa - Khmer như món lẩu mắm của xứ này [cái lẩu – tiếng Hoa, món mắm – người Kinh, Khmer đều quen dùng].

Người miền Tây hay nói “xấu quắc” [xấu hoắc] để diễn tả rất xấu, xấu lắm. Hay để biểu thị sự giống nhau, thường nói “y hệt”, “y chang”. Bạn bè thân nhau, gọi là “ní” [nị, ngộ] – đều có gốc từ tiếng Hoa. Nhưng cũng có nhiều từ là sự “giao thoa ngôn ngữ  Việt – Khmer: Gặp một em gái miền Tây đi đâu một mình, hỏi: “Em đi với ai?”, trả lời: “Dạ, em đi mình ên”. Thì ra trong tiếng Khmer, “êng” có nghĩa là “một mình”. Ca sĩ, nhạc sĩ Đình Văn có bài hát rất hay “Buồn mình ên. Qua ngõ nhà em, thương lắm rồi mà làm bộ dửng dưng [một chút làm cao], không rẽ vào nhà mà đi qua luôn, gọi là “đi huốt” – cũng có gốc từ tiếng Khmer. Dân miền Tây hào hiệp, phóng khoáng, sống luôn mở rộng lòng mình [chơi thì xả láng, sáng về sớm], nên không câu nệ khi dung nạp từ ngữ của người khác, há gì những cộng đồng người từng gắn bó với mình từ thuở khai hoang, mở đất, rồi sống chết giữ gìn từng mảnh ruộng, bờ mương qua bao cuộc chiến tranh.

Người miền Nam nói chung và dân miền Tây nói riêng không dùng lẫn lộn các từ “đắt” và “mắc”, “vay” và “mượn”. Bán “mắc” là bán hàng giá cao hơn giá trị thực, còn bán “đắt” là đông khách hàng đến mua. Anh em giúp đỡ nhau chút ít tiền gọi là “cho mượn”, không bao giờ nói là “cho vay” – có tính lãi [do dân miền Tây sớm hội nhập với kinh tế thị trường, quá rành các nguyên tắc giao dịch trong luật dân sự chăng?].

Nếu để ý, người miền Tây có cách dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ ba trong tiếng Việt rất đơn giản [không cần thêm từ] mà dễ hiểu; thí dụ như để chỉ anh ấy, chị ấy, ông ấy, em ấy, bà ấy,... họ nói ảnh, chỉ, ổng, ẻm, bả – gọn thế là xong.

Tiếng miền Tây chân chất, đơn giản, cũng dễ hiểu, dễ nói, nhưng khó viết một chút; nếu phiên âm nguyên xi thì sai lỗi chính tả. Người Việt do đặc điểm tiếng nói và tư duy ngôn ngữ khác [ngôn ngữ đơn âm tiết, nói chuyện uốn lưỡi bảy lần] nên nói chung học ngoại ngữ [tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga – thuộc ngôn ngữ đa âm] rất cực. Ngoại ngữ là một trong những yêu cầu rèn luyện của mọi người, nhất là giới trẻ, doanh nhân, nhưng giới trẻ ngày nay hội nhập vào nhiều nền văn hoá, học nhiều, biết nhiều ngôn ngữ quốc tế [nhất là tiếng Anh, tiếng Hàn], đã cung cấp thêm vốn từ “ba rọi”, nửa nạc nửa mỡ nghe cũng vui  tai nhưng thấy kỳ kỳ. Nhiều người báo động sự phong phú, giàu đẹp và trong sáng của tiếng Việt đang đứng trước nguy cơ “xâm lăng” của ngôn ngữ ngoại lai. Giọng nói, từ ngữ vùng, miền cũng không nằm ngoài nguy cơ đó.

Du lịch, GO! - Theo Trần Hiệp Thủy [Laodong], internet

Video liên quan

Chủ Đề