Kệ bạn nhận biết các chất khí trong hóa học

Phòng thí nghiệm là khái niệm không còn gì xa lạ đối với học sinh, sinh viên, các giảng viên hóa học. Vậy bạn có biết hóa chất phòng thí nghiệm là gì? Nó gồm những loại hóa chất nào, an toàn hay không, bảo quản nó ra sao,..? Cùng hóa chất Việt Quang tìm hiểu để phân loại và sử dụng hóa chất một cách an toàn nhé.

Các hoá chất được sử dụng trong phòng thí nghiệm

Hóa chất phòng thí nghiệm là gì?

Hóa chất phòng thí nghiệm vô cùng đa dạng, ứng dụng trong nhiều ngành công nghệ: công nghệ sinh học, kỹ thuật môi trường, công nghệ thực phẩm,.. lượng hóa chất được sử dụng chủ yếu tập trung ở các phòng thí nghiệm

Ngoài những hóa chất an toàn, trong phòng thí nghiệm còn một số hóa chất độc hai, nguy hiểm, không an toàn như: acetone, nitric, bari nitrat, metanol,..

Hoá chất được sử dụng trong phòng thí nghiệm

Hóa chất phòng thí nghiệm được phân loại như thế nào?

Nhóm hóa chất thông dụng:

Gồm một nhóm các chất hóa học thông thường: Axit [clohydric, sulfuric, nitric,..], kiềm [ kiềm kali, kiềm natri, dung dịch amoniac], bari oxit, muối,..

Các loại hoá chất trong phòng thí nghiệm

Nhóm hóa chất đặc dụng

Được sử dụng đối với những công việc nhất định, loại chất hóa học trong nhóm này được thí nghiệm trong chương trình nâng cao hoặc phục vụ cho một số hoạt động nhất định

Một số loại hóa chất ở phòng thí nghiệm nào cũng phải có

HÓA CHẤT THÍ NGHIỆM H2O2

H2O2 là hóa chất an toàn và thân thiện với môi trường, hiệu quả oxy hóa cao, không gây kích ứng cho da nhạy cảm, da yếu so với các hóa chất thông thường. Được sử dụng để khử trùng các thiết bị, dụng cụ hóa học, khử trùng vết thương,..

Hoá chất oxy già trong phòng thí nghiệm

\>>Xem chi tiết về hóa chất H202: TẠI ĐÂY

HÓA CHẤT THÍ NGHIỆM NACL

Đây là axit khá quan trọng và quen thuộc trong phòng thí nghiệm, được ứng dụng trong nhiều ngành như: công nghiệp gốm sứ, trong quy trình xử lý nước thải, công nghiệp dệt nhuộm, công nghiệp thuộc da, trong ngành xây dựng.

Hoá chất Natri clorua [NaCl]

Tính chất vật lý:

  • Ngoại quan: Chất rắn màu trắng hoặc không màu.
  • Tỷ trọng: 2.16 g/cm3
  • Điểm nóng chảy: 801 oC [1074K]
  • Điểm sôi: 1465 oC [1738K]
  • Độ hòa tan trong nước: 35.9g/100ml [25oC]
  • Tính tan: Phân li hoàn toàn trong nước, tan ít trong rượu, hòa tan trong clohydric đậm đặc

Tính chất hóa học:

Phản ứng với H2SO4 đậm đặc, có xúc tác với nhiệt độ rồi hấp thụ vào nước thu được axit HCl mới:

NaCl + H2SO4 → NaHSO4 + HCL

Nhiệt phân NaCl tạo ra khí Clo có màu vàng lục và chất rắn Na

2NaCl → Cl2 + 2Na

Phản ứng với AgNO3 tạo ra 2 muối mới, một kết tủa trắng

NaCl + AgNO3→ NaNO3 + AgCl

\>>Xem thêm chi tiết hóa chất NaCl: TẠI ĐÂY

HÓA CHẤT THÍ NGHIỆM H2SO4

H2SO4 là một axit vô cơ gồm oxy, hydro, các nguyên tố lưu huỳnh, đây là chất lỏng không màu, không mùi, sánh, hòa tan trong nước và một phản ứng tỏa nhiệt cao

Axit sunfuric mang trong mình đầy đủ tính chất của một axit: phản ứng với phần lớn với các bazo, kim loại,...Được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp: dệt nhuộm, sản xuất sắt thép, xử lý nước thải, sản xuất phân bón,..

Công thức phân tử của axit sulfuric

Tính chất vật lý:

  • Khối lượng mol : 98.078g/mol
  • Bề ngoài : Dung dịch trong suốt, không màu, không mùi
  • Tỷ trọng : 1.84 g/cm3, lỏng
  • Điểm nóng chảy: 10 oC [283K]
  • Điểm sôi : 338 oC , dung dịch 98%
  • Độ hòa tan : Tan trong nước
  • Độ axit[pKa] : -3.0

Tính chất hóa học cơ bản

Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối mới [trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị] và nước

FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

Tác dụng với kim loại đứng trước H [trừ Pb] tạo thành muối sunfat:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Tác dụng với muối tạo thành muối mới và axit mới

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2

H2SO4 + 2KHCO3 → K2SO4 + 2H2O + 2CO2

Axit sunfuric tác dụng với bazơ tạo thành muối mới và nước

H2SO4 + NaOH → NaHSO4 + H2O

H2SO4­ + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

Tác dụng với kim loại: Khi cho mảnh kim loại Đồng vào H2SO4 sẽ cho ra dung dịch có màu xanh và có khí bay ra với mùi sốc.

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O

\>>Xem chi tiết sản phẩm: TẠI ĐÂY

HÓA CHẤT THÍ NGHIỆM HNO3

Hóa chất HNO3 được sử dụng để tiến hành các thí nghiệm liên quan đến việc thử clorit,.. điều chế, làm chất xúc tác, làm thuốc thử để phân biệt nhiều hóa chất với nhau, tìm chất kết tủa trắng của bạc clorua, xác định dấu vết của kim loại, làm chất thử màu để phân biệt heroin và morphine,....

Công thức phân tử của axit nitric

Tính chất vật lý

  • Công thức hoá học: HNO3
  • Trạng thái : Chất lỏng không màu , tan tốt trong nước
  • Tỷ trọng :1522kg/m3
  • Khi để ngoài không khí, nếu axit nitric có nồng độ 86% ta sẽ thấy khói trắng bốc lên.
  • Nhiệt độ đông đặc là -42 °C
  • Nhiệt độ sôi là 83 °C
  • Điểm sáng: không bắt lửa

Tính chất hóa học

Phản ứng với chất kiềm, oxit bazơ và cacbonat để tạo thành các muối, trong đó quan trọng là muối amoni nitrat

HNO3 có tính oxi hóa, HNO3 không giải phóng H2 khi phản ứng với kim loại. Và thường tạo ra các muối thường có trạng thái oxi hóa cao hơn \>>Xem thêm chi tiết hóa chất HNO3: TẠI ĐÂY

Sắp xếp hóa chất phòng thí nghiệm sao cho đúng?

Các chất thí nghiệm cần được ghi nhãn rõ ràng kèm theo những cảnh báo nguy hiểm [nếu có]

Cần trình bày thêm thông tin ngày sử dụng, số lần, mục đích để dễ dàng theo dõi quá trình sử dụng hóa chất

Cần bảo quản hóa chất theo cấp độ từ an toàn đến nguy hiểm

Nên phân loại thành các nhóm chất: dễ cháy, chất độc có tính ăn mòn cao, chất oxy hóa

Sắp xếp, phân loại hoá chất trong phòng thí nghiệm

Các hóa chất không tương thích nên để tách rời nhau, cách ly vật lý với nhau

Các nhóm hóa chất có tính ăn mòn cao cần được đặt trong các khay đủ lớn để không bị tràn hoặc rò rỉ.

Không nên để hóa chất dưới bồn rửa hoặc trong tủ, bởi đây là những vị trí gây nguy hiểm và làm giảm chất lượng hóa chất

Hóa chất độc hại không được để vị trí cao hơn tầm vai của người làm việc trong phòng thí nghiệm để tránh gây ra tai nạn không đáng có, tránh việc đổ hóa chất lên người trong quá trình lấy hóa chất

Kệ / giá để hóa chất cần được phủ thêm các lớp sơn có khả năng chống chịu hóa chất, các thanh chắn để ngăn hóa chất trượt, rơi vỡ gây nguy hiểm cho người sử dụng

Cần đào tạo cho nhân viên nhận thức được sự nguy hiểm cũng như những nguy cơ liên quan đến tất cả các hóa chất, các vật liệu nguy hiểm có trong phòng thí nghiệm.

Hóa chất phòng thí nghiệm cần được bảo quản như thế nào?

Rửa sạch và sấy khô lọ, dụng cụ chứa đựng trước khi cho sản phẩm vào bảo quản

Địa chỉ uy tín mua hóa chất phòng thí nghiệm chất lượng, uy tín?

Hóa Chất Việt Quang là một trong những đơn vị cung cấp hóa chất thí nghiệm hàng đầu được nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tin tưởng lựa chọn. Sản phẩm của chúng tôi cung cấp là các sản phẩm chính hãng được kiểm nghiệm trước khi đưa ra thị trường để đảm bảo chất lượng sản phẩm của bạn. Cùng với đó khi đến Hóa chất Việt Quang bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp bởi đội ngũ nhân viên luôn sẵn sàng tư vấn, có chuyên môn cao.

Việt Quang mong muốn rằng sẽ mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, trải nghiệm dịch vụ hài lòng và đồng thời đóng góp cho sự phát triển bền vững – vững mạnh của đất nước Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp hóa chất.

Chủ Đề