Kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh THCS

Hiện nay, không chỉ ở tiểu học mà dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS cũng rất được quan tâm, làm tiền đề quan trọng cho việc phát huy năng lực cá nhân của học sinh khi lên THPT và sau này khi lựa chọn đại học phù hợp.

Năng lực là gì?

Năng lực theo Từ điển tiếng Việt là kiến thức, kỹ năng, khả năng và hành vi, điều kiện chủ quan hoặc có sẵn tự nhiên của con người để thực hiện hành động mang tính chất đặc thù.

Đó là những yếu tố mà mỗi cá nhân cần phải có để đáp ứng yêu cầu của công việc đối với môi trường học tập, rèn luyện, làm việc, … Năng lực là thứ quan trọng để chứng minh rằng cá nhân đó có khả năng nổi trội để phân biệt với những người khác.

Năng lực của con người được chia thành 2 phần: phần nổi và phần chìm

Phần nổi chiếm từ 10% đến 20%

Bao gồm những tình cảm, cảm xúc thật có sẵn của con người, các nền tảng giáo dục, đào tạo, kinh nghiệm thực tế, kỹ năng… Nói chung, năng lực thuộc phần nổi là những năng lực có thể phát hiện ra được thông qua hình thức theo dõi, quan sát, kiểm tra và đánh giá. 

Phần chìm chiếm từ 80% đến 90%

Là phong cách tư duy [thinking styles], hành vi ứng xử [behavioral traits], sở thích về nghề nghiệp [Career interests], tính tương thích với công việc [job fit], động lực cá nhân [motivation] và niềm đam mê [passion],… cùng với những yếu tố tiềm ẩn, cần được khai thác và phát huy trong quá trình lao động hay chúng còn có thể chịu sự tác động của môi trường xung quanh và điều kiện, tình huống cụ thể để bộc lộ ra, chẳng hạn như năng lực thích ứng với môi trường … 

Trên thực tế, mỗi học sinh đều có một hoặc một số năng lực nhất định, có thể là do bẩm sinh, cũng có thể là nhờ quá trình học tập, rèn luyện mà có được.

Có rất nhiều cách khác nhau để dạy cho học sinh THCS phát triển năng lực bản thân. Một số phương pháp phổ biến như sau:

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường thcs

Phương pháp lập kế hoạch học tập

Học cách quản lý và lập kế hoạch là một phương pháp mà học sinh THCS không thể nào bỏ qua để phát huy năng lực bản thân trong học tập cũng như các hoạt động khác. 

Với hệ thống rất nhiều môn học trên lớp và khối lượng kiến thức ngày càng “khủng” cùng lịch học dày đặc trong tuần, việc lập kế hoạch học tập khoa học, hiệu quả, đặc biệt là việc kết hợp với kế hoạch tự học ở nhà đối với các em là thực sự cần thiết. Do đó, học cách lập kế hoạch ngay từ bây giờ là vô cùng quan trọng!

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở THCS cũng cần quan tâm hàng đầu để giúp học sinh tự chủ, tự học một cách hiệu quả, biết sắp xếp và quản lý thời gian hợp lý.

Hơn nữa, học tập có kế hoạch không chỉ giúp học sinh quản lý được thời gian biểu mà còn giúp cho các em giảm thiểu căng thẳng, cân bằng giữa học tập và cuộc sống.

Phương pháp dạy học kết hợp giữa Học và Hành

Không có ai có thể giỏi mà không thực hành, không biết vận dụng những kiến thức mình học được ở trường lớp, trong sách vở vào thực tế cuộc sống.

Bất cứ năng lực nào cũng cần phải là sự tích hợp của kiến thức, kỹ năng và thái độ tiếp nhận. Quá trình hình thành và phát triển năng lực của học sinh THCS phải gắn với sự tiếp thu kiến thức, luyện tập, thực hành và trải nghiệm các công việc cụ thể nào đó để thực hiện thì mới được coi là có hiệu quả.

Đúng như định nghĩa của nó, năng lực thể hiện các yếu tố tâm sinh lý của con người chi phối và bị tác động trong quá trình tiếp thu kiến thức, kỹ năng, … Cách xử lý khác nhau trong các tình huống khác nhau của mỗi cá nhân sẽ quyết định dạng năng lực riêng mà họ có. Do vậy, học sinh THCS cần được đưa ra nhiều tình huống thực tế để bắt đầu tư duy, phản xạ, phân tích, đánh giá và giải quyết các tình huống đó để bộc lộ ra năng lực thực sự của  mình trong những lĩnh vực cụ thể.

Ví dụ, bạn xử lý tốt các bài học thể dục ở mức độ đòi hỏi sức bền, độ dẻo dai cao … suy ra bạn có năng lực về thể chất, nên được đầu tư luyện tập thêm để phát triển trong lĩnh vực này.  

Hay bạn có khả năng làm tốt và thành thạo hầu hết các bài kiểm tra thực hành tin học với sự chính xác về kỹ thuật cho nên có thể kết luận bạn có năng lực về tin học, cần được phát huy trong tương lai … 

Phương pháp khuyến khích học tập phát triển năng lực 

Để việc định hướng phát triển năng lực được lan toả trong môi trường học tập THCS, việc dạy học theo phong trào khuyến khích và tạo động lực cho tất cả các học sinh là vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên, giáo viên cần tạo được cho học sinh thái độ, tinh thần “thi đua” chứ không “ganh đua”. Giúp các em phối hợp với nhau để phát huy các nhóm năng lực là tốt nhất. Những việc cần làm trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở THCS là:

  • Bước 1: Xây dựng được một môi trường học tập thân thiện, tích cực, giúp học sinh sẵn sàng cởi mở, chia sẻ và tiếp thu kiến thức một cách linh hoạt. 
  • Bước 2: Tiến hành kiểm tra, đánh giá để phân loại được năng lực và vai trò của từng thành viên trong lớp.
  • Bước 3: Tổ chức các hoạt động sinh hoạt, học tập với sự phân công hiệu quả các công việc trong nhóm dựa trên năng lực của từng thành viên trong lớp.
  • Bước 4: Nâng cao tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm bằng các hình thức đa dạng, phong phú, phát triển được năng lực của tất cả học sinh.

Hy vọng bài viết đã đem đến những phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS hiệu quả!

Tổ chức dạy học nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển năng, phẩm chất cũng không phải là mới tuy nhiên quá trình tổ chức dạy học để thể hiện được rõ nét việc phát huy năng lực cá nhân, tạo điều kiện cho học sinh phát huy được tính sáng tạo và phối hợp, tương trợ lẫn nhau trong học tập trong mỗi đơn vị kiến thức, mỗi tiết học, hoạt động giáo dục vẫn cần sự thay đổi và thay đổi cụ thể trong mỗi giáo viên. Một thay đổi cần làm cụ thể, thiết thực và quan trọng để dạy học hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của cá nhân là lập kế hoạch, tổ chức một số tiết học.

Quá trình nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng giáo viên, một số bài viết của các nhà sư phạm và thực tế dạy học tại trường tiểu học [và 1môn, lớp học] xin nêu một số cơ sở và thiết kế một bài giảng cụ thể theo định hướng phát triển năng lực người học.

MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ THIẾT KẾ MỘT BÀI GIẢNG PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH

1. Năng lực của con người:

Theo từ điển Tiếng Việt: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Hoặc: Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định. Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng lực chung là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ người nào cũng cần phải có để sống và học tập, làm việc. Năng lực đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác nhau như năng lực đặc thù môn học là năng lực được hình thành và phát triển do đặc điểm của môn học đó tạo nên.

2. Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực.

Các nhà lí luận và phương pháp học cho rằng:

Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực là phương pháp tích tụ dần dần các yếu tố của phẩm chất và năng lực người học để chuyển hóa và góp phần cho việc hình thành, phát triển nhân cách.

Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học được xem như một nội dung giáo dục, một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Điểm khác nhau giữa các phương pháp là ở chỗ dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi người dạy phải có phẩm chất, năng lực giảng dạy nói chung cao hơn trước đây.

Điều quan trọng hơn cả là nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước đây, việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người..

3. Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực:

Không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV – HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.

Trong quan niệm dạy học mới [tổ chức] một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh [HS]; giờ học đổi mới PPDH còn có những yêu cầu mới như: được thực hiện thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa GV với HS, giữa HS với nhau [chú trọng cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học]. Về bản chất, đó là giờ học có sự kết hợp giữa học tập cá thể [hình thức học cá nhân] với học tập hợp tác [hình thức học theo nhóm, theo lớp]; chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các kĩ năng, gắn với thực tiễn cuộc sống; phát huy thế mạnh của các PPDH tiên tiến, hiện đại; các phương tiện, thiết bị dạy học và những ứng dụng của công nghệ thông tin…; chú trọng cả hoạt động đánh giá của GV và tự đánh giá của HS. Ngoài việc nắm vững những định hướng đổi mới PPDH như trên, để có được những giờ dạy học tốt, cần phải nắm vững các kĩ thuật dạy học. Chuẩn bị và thiết kế một giờ học cũng là một hoạt động cần có những kĩ thuật riêng.

Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ học tập với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.

4. Cấu trúc giáo án dạy học phát huy năng lực

Giáo án [kế hoạch bài học] được điều chỉnh cụ thể hơn so với truyền thống. Có thể có nhiều cấu trúc để thiết kế một kế hoạch dạy học [giáo án]. Sau đây là một cấu trúc giáo án có các hoạt động và mục tiêu cụ thể….

- Mục tiêu bài học:

+ Nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về KT, KN, thái độ;

+ Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hoá được.

- Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học:

+ GV chuẩn bị các thiết bị dạy học [tranh ảnh, mô hình, hiện vật, hoá chất...], các phương tiện dạy học [máy chiếu, TV, đầu video, máy tính, máy projector...] và tài liệu dạy học cần thiết;

+ Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học [soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết].

- Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy- học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ:

+ Tên hoạt động ;

+ Mục tiêu của hoạt động;

+ Cách tiến hành hoạt động;

+ Thời lượng để thực hiện hoạt động;

+ Kết luận của GV về: những KT, KN, thái độ HS cần có sau hoạt động; những tình huống thực tiễn có thể vận dụng KT, KN, thái độ đã học để giải quyết; những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếu không có cách giải quyết phù hợp;...

- Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: xác định những việc HS cần phải tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ, hoạt động ứng dụng kết quả bài học vào cuộc sống [ở lớp, nhà, cộng đồng; có thể cùng bạn, gia đình, làng xóm, khối phố] hoặc để chuẩn bị cho việc học bài mới.

Tác giả: Ban biên tập

Video liên quan

Chủ Đề