Kế hoạch phục hưng châu Âu đem lại kết quả như thế nào đối với nền kinh tế các nước Tây Âu

Giải Sách Bài Tập Lịch Sử 9 Bài 10: Các nước Tây Âu giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Lịch Sử Lớp 9

  • Giải Lịch Sử Lớp 9 [Ngắn Gọn]

  • Giải Vở Bài Tập Lịch Sử Lớp 9

1. [trang 35 SBT Lịch Sử 9]: Để khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đã

A. Quốc hữu hoá các xí nghiệp

B. Thực hiện cải cách ruộng đất

C. Nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo “ kế hoạch Phục Hưng Châu Âu”

D. Đẩy mạng buôn bán với các nước Tây Âu.

Lời giải:

2. [trang 36 SBT Lịch Sử 9]: Để nhận viện trở từ Mĩ các nước Tây Âu phải

A. Liên kết lại với nhau

B. Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và nhan dân lao động

C. Tuân theo những điều kiện do Mĩ đặt ra

D. Sử dụng viện trợ của Mĩ vào phát triển kinh tế

Lời giải:

3. [trang 36 SBT Lịch Sử 9]: Điểm nổi bật của chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước XHCN

B. Ủng hộ phong trào đấu tranh vì hoà bình của nhân dân lao động thế giới

C. Ngoại giao mềm mỏng, tập trung vào xây dựng và phát triển kinh tế

D. Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm khôi phục ách thống trị đối với các nước thuộc địa trước đây.

Lời giải:

4. [trang 36 SBT Lịch Sử 9]: Trong bố cảnh “chiến tranh lạnh” gay gắt giữa hai phe các nước Tây Âu đã

A. Tham ra khối quân sự NATO do Mĩ thiết lập ra để chống lại Liên Xô và các nước XHCN.

B. thực hiện chính sách trung lập, không chạy đua vũ trang

C. đấu tranh đòi quân Mĩ phải giải trừ quân bị

D. thành lập khối liên minh quân sự riêng để chống lại Mĩ và các nước XHCN.

Lời giải:

5. [trang 36 SBT Lịch Sử 9]: Nước Đức thống nhất vào thời điểm

A. Tháng 9-1949    B. Tháng 10-1949

C. Tháng 9-1990    D. Tháng 10-1990

Lời giải:

6. [trang 36 SBT Lịch Sử 9]: Sự kiện mở đầu đánh dấu sự liên kết kinh tế giữa các nước Tây Âu là

A. Sự thành lập “ cộng đồng kinh tế Châu Âu”

B. Sự thành lập “ cộng đồng than thép- Châu Âu”

C. Sự thành lập “ cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu”

D. Sự thành lập “ Cộng đồng Châu Âu”

Lời giải:

1. [ ] Trong những năm 1948-1951, nền kinh tế các nước Tây Âu được khôi phục nhưng ngày cang lệ thuộc vào Mĩ.

2. [ ] Từ những năm 60 và 70 của thế kỉ XX, sản xuất Công nghiệp Cộng hoà Liên bang Đức đã vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản chủ nghĩa.

3. [ ] Do được củng cố thế lực, giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước Tây Âu tìm cách thu hẹp các quyền tự do dân chủ, xoá bỏ cải cách tiến bộ trước đây.

4. [ ] Đến nay, Liên minh Châu Âu là một liên minh kinh tế- chính trị lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ nhất và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế cua thế giới.

5. [ ] Hội nghị cấp cao tại Ma-xtrich [ Hà Lan] đánh dấu một mốc mang tính quyết định của quá trình liên kết quốc tế ở Châu Âu.

Lời giải:

Đúng 1, 3, 4 sai 2, 5

A B
1. Từ năm 1948 đến năm 1951 a, Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập.
2. Tháng 4-1949 b, Thực hiện kế hoạch Mác-san của Mĩ.
3. Tháng 9-1949 c, Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức được thành lập
4. Tháng 10-1949 d, Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương [NATO] thành lập
5. Ngày 1-1-1999

Lời giải:

Nối 1-b, 2-d, 3-a, 4-c

A. Năm 1946, 16 nước Châu Âu nhận viện trợ kinh tế của Mĩ

B. Sự ra đời của “ Cộng Đồng than- thép châu Âu” tháng 4-1951.

C. “Cộng đồng nguyên tử năng lượng Châu Âu” được thành lập tháng 3- 1975.

D. “ Cộng đồng kinh tế châu Âu ra đời.

E. Cộng Hoà Dân Chủ Đức sáp nhập vào Cộng hoà Liên bang Đức ngày 3-10-1990.

F. Tháng 7-1976, Cộng đồng than – thép Châu Âu, Công đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu và Cộng Đồng Kinh tế Châu Âu sáp nhập với nhau thành Cộng đồng Châu Âu[EC], đến tháng 12-1991, đổi thành liên minh Châu Âu [EU].

Lời giải:

Sự kiện nào nằm trong quá trình hình thành Liên minh châu Âu : B, C, D, G

Lời giải:

Kinh tế:

Từ 1945 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX

– Sự phát triển:

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Âu đều bị tàn phá nặng nề. Sau chiến tranh, với sự cố gắng của từng nước và sự viện trợ của Mĩ trong khuôn khổ của “Kế hoạch Mác-san”, tới năm 1950 nền kinh tế các nước Tây Âu cơ bản được khôi phục.

Từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70 [thế kỷ XX], nền kinh tế các nước Tây Âu ổn định và phát triển nhanh. Nước Đức trở thành nước công nghiệp thứ ba, Anh trở thành nước công nghiệp thứ tư, Pháp trở thành nước công nghiệp thứ năm trong hệ thống tư bản chủ nghĩa [sau Mĩ và Nhật Bản]. Từ đầu thập kỉ 70, Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.

Các nước Tây Âu có nền khoa học – kĩ thuật phát triển cao, hiện đại.

Quá trình liên kết khu vực ở Tây Âu diễn ra mạnh mẽ với sự hình thành Cộng đồng kinh tế châu Âu [EEC] năm 1957 và Cộng đồng châu Âu [EC] năm 1967.

Nhật Bản:

Kinh tế:

Giai đoạn 1945 – 1952:

– Sự thất bại của Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai để lại cho Nhật Bản hậu quả hết sức nặng nề [3 triệu người chết và mất tích; cơ sở vật chất bị phá huỷ nặng nề; 13 triệu người thất nghiệp]; thảm hoạ đói rét đe doạ cả nước; là nơi Mĩ đóng quân từ năm 1945 đến năm 1952.

– Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh [SCAP] thực hiện ba cuộc cải cách lớn: 1- Thủ tiêu chế độ kinh tế tập trung, 2- Cải cách ruộng đất, 3- Dân chủ hoá lao động.

– Dựa vào viện trợ Mĩ, Nhật bản nỗ lực khôi phục kinh tế, đạt mức trước chiến tranh.

Giai đoạn 1952 – 1973:

– Từ năm 1953 đến năm 1960 có bước phát triển nhanh, từ năm 1960 đến năm 1973, kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển “thần kì”, tốc độ tăng trưởng cao liên tục, nhiều năm đạt tới hai con số [1960 – 1969 là 10,8%]. Nhật Bản trở thành một siêu cường kinh tế [sau Mĩ].

– Tới năm 1968, vươn lên là vương quốc kinh tế tư bản thứ hai sau Mĩ. Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới [cùng Mĩ và Liên minh châu Âu].

Nước Mĩ:

Về kinh tế

Giai đoạn 1945-1973: phát triển mạnh mẽ

Giá trị tổng sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm hơn một nửa công nghiệp thế giới [56,5%] [1948].

Giá trị sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần giá trị tổng sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản [1949].

50% tàu bè đi lại trên mặt biển là của Mĩ, 3/4 dự trữ vàng của thế giới tập trung ở Mĩ [1949].

Mĩ chiếm gần 40% giá trị tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

– Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất trên thế giới.

Lời giải:

Các nước đó có chế độ tài chính giống nhau, xu hướng xã hội giống nhau, sự ổn định và ý thức chính trị như nhau, v.v. Vì thế họ liên kết với nhau để cạnh tranh với các đối lực có tiềm tàng chính trị và tham vọng khác với giá trị nhân bản khác với họ .

Thứ ba, 05/06/2018 - 09:18 AM

Thế chiến II [WWII] và Chiến tranh Lạnh đã qua đi, song người dân châu Âu vẫn không thể quên được "Kế hoạch phục hưng châu Âu" hay “Kế hoạch Marshall” mà Mỹ thực hiện nhằm chấn hưng lục địa này nhưng thực chất là chống lại phe XHCN và đẩy lùi ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản.

Mặc dù mang tên chính thức là "Kế hoạch phục hưng châu Âu" [European Recovery Program] hay ERP, nhưng nó lại quen gọi là “Kế hoạch Marshall” bởi được đặt theo tên của Ngoại trưởng Mỹ George Marshall, cha đẻ của chương trình.

Theo tờ Washingtonpost số ra ngày 23/2, sau WWII, cả lục địa châu Âu bị tàn phá nặng nề nặng hơn cả Thế chiến I. Nhiều thành phố lớn như Vác-xa-va, Berlin đổ nát hoàn toàn, hay London và Rotterdam thì bị tàn phá thảm thương. Hạ tầng cơ sở đổ nát, hàng triệu người vô gia cư, tiếp đến là nạn đói và dịch bệnh. Hai cuộc chiến tranh thế giới làm cho nền kinh tế châu Âu kiệt quệ, dẫn đến sự bất ổn và suy thoái trên quy mô toàn cầu. Khi Đức không thể trả nổi các khoản bồi hoàn chiến phí, người Mỹ đã nhanh chóng nhảy vào, dùng tiền bạc để can thiệp với mác ngoài là phục hưng, nhưng thực chất là gây ảnh hưởng, chống lại phe XHCN và chủ nghĩa cộng sản.

Ngoại trưởng Mỹ George Marshall cha đẻ “Kế hoạch phục hưng châu Âu”

Ngay khi WW II kết thúc, Mỹ đưa ra hai chương trình nhằm kiểm soát châu Âu. Một, thành lập Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương [NATO] vào năm 1949 để kiểm soát an ninh và hai, thành lập Liên minh châu Âu [EU] để kiểm soát về chính trị và kinh tế. Năm 1948, Ủy ban Mỹ phụ trách châu Âu được thành lập do William Donovan đứng đầu, cấp phó là Allen Dulles, về sau trở thành Giám đốc Cục tình báo Mỹ [CIA]. Tài liệu giải mật cho biết, Ủy ban nói trên đã bí mật cung cấp tiền cho các phong trào chính trị hoạt động bí mật chống lại phe XHCN. Theo website của Thư viện và Bảo tàng Truman, mục tiêu chính của Kế hoạch Marshall hướng tới hai mục tiêu cơ bản: Một, phục hồi sản xuất ở nước ngoài, điều cần thiết cho một nền dân chủ và hòa bình, điều mà Mỹ ngộ nhận Liên Xô trước đó không làm được; hai, hỗ trợ thương mại thế giới phát triển, giúp các doanh nghiệp, nông dân và công nhân Mỹ được hưởng lợi.

Kế hoạch ERP được bắt đầu từ một bài... diễn văn?

Cũng phải nói thêm rằng, trong khi đưa ra kế hoạch ERP Mỹ là cường quốc duy nhất không bị thiệt hại trong WII do tham chiến muộn hơn, ở xa châu Âu hơn nên lượng dự trữ vàng còn nguyên xi, kinh tế lành mạnh. Vì vậy Kế hoạch Marshall sẽ giúp ngư ông Mỹ bán được nhiều hàng hóa và mua về những nguyên liệu rẻ mạt. Một động cơ quan trọng hơn, Mỹ muốn khởi xương Chiến tranh Lạnh nhằm vào Liên Xô và các nước trong phe XHCN thông qua học thuyết Containment [phong tỏa].

Có một điều Mỹ chưa ngờ tới, đó là sức lớn mạnh và vai trò to lớn của các Đảng cộng sản bản địa thuộc các quốc gia châu Âu nói chung và Tây Âu nói riêng. Tại Pháp và Ý, sự nghèo khổ thời hậu chiến như tiếp thêm sinh lực cho các đảng cộng sản, vốn đã phát triển trong nhiều thập kỷ nay trở thành vai trò nòng cốt cho phong trào kháng chiến chung. Các đảng này giành được thắng lợi quan trọng trong các cuộc bầu cử sau thế chiến, như ĐCS Pháp trở thành chính đảng lớn nhất nước Pháp. Với học thuyết "phong tỏa" Mỹ cho rằng giúp càng nhiều tiền sẽ làm cho các chính phủ chống cộng lớn mạnh, ngăn chặn được ảnh hưởng của Liên Xô.

Cuốn Kế hoạch Marshall: Bình minh của Chiến tranh lạnh của Benn Steil

Theo cuốn The Marshall Plan: Dawn of the Cold War [Kế hoạch Marshall: Bình minh của Chiến tranh lạnh] của tác giả người Anh Benn Steil, thì ERP thực chất là một mâm mưu được tính tóa kỹ của Mỹ sau WWII “một mũi tên trúng nhiêu đích”, nó vẫn còn rơi rớt tới ngày nay, giúp dư luận hiểu thêm học thuyết duy trì thế giới tự do nhằm chống cộng đến cùng của Mỹ và đồng minh.

Theo cuốn sách, kế hoạch ERP được khởi xướng vào tháng 7 năm 1947, dự kiến thực hiện trong vòng 4 năm, bằng việc Mỹ viện trợ cho Liên Xô và đồng minh của Liên Xô, nhưng không được Liên Xô chấp nhận.

Nguyên thủy, ERP được ra đời từ bài diễn văn của Ngoại trưởng Mỹ George Marshall, diễn thuyết trước khóa sinh viên tốt nghiệp tại Đại học Harvard vào ngày 5 tháng 6 năm 1947. George Marshall đề suất kế hoạch tái thiết châu Âu, sau đó hàng loạt các chương trình khác đi theo ý tưởng này được ra đời. Ý tưởng tái thiết là một sản phẩm của sự dịch chuyển tư tưởng đã xảy ra ở Mỹ từ cuộc Đại suy thoái, nó được Mỹ áp dụng thành công nay muốn áp dụng cho châu Âu.

Trang đầu bản Kế hoạch Marshall
Chuyến hàng đầu tiên cập cảng Bordeaux [Pháp] năm 1948, gồm 8.800 tấn lúa mì Mỹ viện trợ Pháp theo Kế hoạch Marshall

Kể từ năm 1947, có khoảng 17 tỷ USD viện trợ kinh tế và hỗ trợ kỹ thuật nhằm giúp các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế [OECD]. Thậm chí, có nhiều quốc gia châu Âu đã nhận được viện trợ trước khi có Kế hoạch Marshall ra đời nhưng lại kèm theo các điều kiện chính trị. Có khoảng 9 tỷ USD đã được sử dụng trong khoảng thời gian từ năm 1945 tới 1947. Phần lớn là viện trợ gián tiếp, thỏa thuận vay-thuê [lend-lease] với sự có mặt của binh sĩ Mỹ làm nhiệm vụ xây dựng, sửa chữa hạ tầng. Ngoài ra còn có các thỏa thuận hỗ trợ song phương như giúp đỡ quân sự cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ theo Học thuyết Truman.

Theo cuốn The Marshall Plan Fifty Years Later [ Kế hoạch Marshall nửa thế kỷ nhìn lại], ERP được cung cấp cho các nước nước tính trên đầu người. Trong số các quốc gia thuộc Khối Đồng Minh thời Thế chiến II được viện trợ nhiều hơn cả còn các quốc gia Trung lập hoặc trong Phe Trục lại nhận được ít hơn. Tổng lượng tiền Mỹ cung cấp cho kế hoạch ERP từ năm 1948 đến 1951 ước khoảng 25.721 triệu USD.

Hàng viện trợ Mỹ tới Hy Lạp theo Kế hoạch Marshall


Ý đồ đằng sau ERP

Theo Bách khoa thư mở [WP], Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Anh Ernest Bevin sau khi nghe đài BBC về kế hoạch ERP đã liên lạc ngay với Ngoại trưởng Pháp Georges Bidault để chuẩn bị việc nhận viện trợ. Anh và Pháp nhất trí phải mời Liên Xô tham gia chương trình với tư cách là một cường quốc thuộc Đồng Minh. Tuy Mỹ thừa nhận loại Liên Xô khỏi chương trình là một biểu hiện bất hợp tác. Tuy nhiên Bộ Ngoại giao Mỹ lại lập luận Stalin gần như chắc chắn sẽ không tham dự, và việc gửi một lượng viện trợ cho Liên Xô cũng có thể bị Quốc hội Mỹ bác bỏ.

Ban đầu, Stalin tỏ ý quan tâm và cho rằng Liên Xô có đủ vị thế trên trường quốc tế sau khi chiến tranh kết thúc và có thể đưa ra yêu cầu viện trợ. Vì vậy ông đã cử Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vyacheslav Mikhailovich Molotov tới Paris để hội đàm với Bevin và Bidault. Nhưng thực tế, cả Anh, Pháp và Mỹ đều không thực sự quan tâm đến việc mời Liên Xô, và đưa ra những điều kiện mà Liên Xô không bao giờ chấp nhận. Điều kiện quan trọng nhất là tất cả các quốc gia tham dự kế hoạch này phải chấp nhận “kiểm toán” nền kinh tế của mình bởi một tổ chức độc lập, tức một sự kiểm định mà Liên Xô không thể cho phép. Bevin và Bidault cũng nhất định đòi viện trợ phải đi kèm với việc thống nhất nền kinh tế châu Âu, một điều rất không thích hợp với Liên Xô. Kết quả là Molotovrời Paris mà không chấp nhận kế hoạch này.

Ngày 12 tháng 7, một cuộc họp lớn được tổ chức tại Paris, tất cả các quốc gia châu Âu đều có mặt tham dự, ngoại trừ Tây Ban Nha là quốc gia không tham chiến WWII. Riêng Liên Xô coi kế hoạch này là mối đe dọa nghiêm trọng cho sự kiểm soát của Liên Xô với khối Đông Âu, và tin rằng việc hợp nhất nền kinh tế với phương Tây sẽ khiến các quốc gia đó vuột khỏi vòng ảnh hưởng của Liên Xô. Phía Mỹ cũng tin tưởng như vậy và hy vọng là viện trợ kinh tế sẽ hỗ trợ để đối trọng lại sự gia tăng ảnh hưởng của Liên Xô. Để đối trọng với ERP, Liên Xô đưa ra Kế hoạch Molotov, và sau này là COMECON [Hội đồng tương trợ kinh tế] và tuyên bố Kế hoạch Marshall vi phạm các nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc. Liên Xô buộc tội Mỹ áp đặt ý muốn của mình lên các quốc gia độc lập, cùng với việc sử dụng việc phân phối viện trợ từ nguồn lực kinh tế của mình cho các quốc gia nghèo như một công cụ gây áp lực chính trị...

Kế hoạch Marshall cũng là một phần trong kế hoạch chính trị của Mỹ nhằm tăng cường ảnh hưởng đối với các nước Đồng minh Tây Âu chống lại Liên Xô, cũng như để tạo thuận lợi cho việc kinh doanh của các Tập đoàn xuyên quốc gia của Mỹ tại Tây Âu. Để phục vụ mục tiêu này, Mỹ đã viện trợ kinh tế cho cả chính quyền phát xít Tây Ban Nha, cũng như viện trợ chiến phí cho thực dân Pháp, thực dân Hà Lan quay trở lại xâm chiếm Đông Nam Á nhằm thực hiện kế hoạch thực dân mới, loại trừ những người cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc sau khi Thế chiến II tại các lục địa này.

Ý đồ đằng sau ERP là chống lại Liên Xô và chia rẽ phe XHCN sau khi WW II kết thúc

Video liên quan

Chủ Đề