Kể về một câu chuyện vui mà em đã được nghe ở lớp hoặc ở nhà Lớp 3

Đề bài: Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú[cảm động, buồn cười] em gặp ở trường

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu
  1. Bài mẫu số 1
  2. Bài mẫu số 2
  3. Bài mẫu số 3
  4. Bài mẫu số 4

Bài văn Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú mà em gặp ở trường
 

1. Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú mà em gặp ở trường, mẫu số 1 [Chuẩn]: 

Hàng ngày sau khi tan học, về nhà em thường kể cho bố mẹ nghe những câu chuyện vui vẻ, thú vị mà mình đã trải qua ở trường. Thế nhưng hôm nay có khác với mọi hôm vì em đã kể về một chuyện rất cảm động mà em gặp ở trường. 

Trong lúc cả gia đình cùng quây quần bên nhau ăn bữa cơm tối, em đã kể cho bố mẹ nghe câu chuyện cảm động của hai bạn học sinh ở trường em. Lúc đó là giờ ra chơi tiết hai, vì thời gian chơi dài hơn các tiết khác nên rất nhiều bạn xuống sân trường chơi, các bạn chơi đá cầu, nhảy dây, đánh cầu lông rất náo nhiệt. Bỗng có một bạn nữ trong nhóm bạn chơi đá cầu vì cố đỡ quả cầu mà sơ ý vấp chân ngã đập người vào thành ghế đá, bạn nữ đó đau không thể đứng lên được, các bạn đứng ở đó ai cũng hốt hoảng, khuôn mặt đầy lo lắng. Ngay lúc đó có một bạn nam to cao đang chơi cầu lông liền vứt bỏ vợt xuống đất và chạy lại đỡ bạn nữ đó dậy rỗi cõng bạn vào phòng y tế. Rất may bạn nữ đó chỉ bị bong gân nhẹ không ảnh hưởng gì nhiều, nhưng vì mới ngã còn đau nên khó đi lại, bạn nam kia liền dìu bạn nữ lên tới lớp. Nhiều bạn tỏ vẻ cố ý trêu các bạn nhưng bạn nam bỏ qua những lời trêu đùa mỉa mai vẫn hết lòng giúp đỡ bạn không ngần ngại. Bố mẹ em sau khi nghe câu chuyện em kể cũng hết lời khen ngợi bạn nam đó, dặn dò em phải biết quan tâm giúp đỡ bạn bè lúc khó khăn. 

Em cảm thấy rất cảm động trước hành động cao đẹp của bạn và tự hứa rằng mình sẽ là một người luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn bè. 

2. Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú mà em gặp ở trường, mẫu số 2 [Chuẩn]: 

Mỗi ngày đi học của em là một ngày thật vui vẻ, hạnh phúc và ý nghĩa, em không chỉ được học những kiến thức bổ ích mà còn được học những bài học hay về cuộc sống. Giống như hôm nay em đã học được một bài học quý giá từ một câu chuyện rất cảm động về tình thầy trò. 

Sau bữa tối cả nhà em cùng nhau ngồi nhâm nhi chén trà và ăn dưa hấu tráng miệng, em đã kể cho bố mẹ nghe về một ngày học tập ở trường của mình và không quên kể về câu chuyện cảm động của hai thầy trò, thầy An dạy môn toán và bạn Ly. Thầy An là thầy giáo dạy môn toán của lớp em còn bạn Ly là một bạn gái hơi nhút nhát, rụt rè lại học yếu môn toán, bạn rất tự ti về bản thân và luôn mặc cảm về lực học của mình. Khi thầy trả bài kiểm tra, bạn Ly nhận được bài vì thấy điểm thấp nên đã gục mặt xuống bàn và khóc thút thít. Thầy giáo thấy vậy liền bước xuống, khẽ vỗ nhẹ vai bạn Ly và động viên, thầy còn nói từ giờ sau những giờ ra chơi thầy sẽ kèm thêm cho bạn, có khúc mắc không hiểu ở đâu thầy sẽ giải đáp tỉ mỉ. Thầy không hề trách móc vì điểm số của bạn mà lại rất quan tâm đến cảm xúc của học sinh, thầy cũng rất thấu hiểu và từ sự thấu hiểu thầy đã khiến cho bạn Ly tự tin hơn, quyết tâm hơn trong học tập. Bố mẹ em nghe xong câu chuyện khen ngợi thầy giáo của em hết lời còn mong muốn được một lần gặp trực tiếp thầy. 

Qua sự việc đó em càng kính trọng thầy hơn và cũng hy vọng cho bạn Ly sẽ ngày càng vươn lên trong học tập và hoà đồng cùng với bạn bè. 

3. Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú mà em gặp ở trường, mẫu số 3 [Chuẩn]: 

Hôm nay đi học em rất nóng lòng được mau chóng trở về nhà để kể cho bố mẹ nghe một câu chuyện cười rất thú vị, đảm bảo sau khi nghe xong chắc chắn cả bố và mẹ sẽ có tràng cười sảng khoái, xua tan căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏi. 

Sau khi cả gia đình em đã ăn xong bữa tối, mọi người đang thư giãn, nghỉ ngơi em liền kể cho bố mẹ nghe về câu chuyện cười em gặp ở trường. Đó là câu chuyện của hai bạn nam học cùng lớp với em, hôm nay hai bạn đi học muộn và bị cô giáo phạt phải múa hát một bài trước cả lớp. Sau một hồi ngại ngùng, xấu hổ và không biết phải hát và múa bài gì thì các bạn ấy đã chọn múa và hát bài “Chiều lên bản thượng”. Cả hai bạn vừa hát vừa múa trông rất buồn cười, nhất là đoạn có động tác “đánh mông” các bạn múa khiến cho cả lớp cười ngả nghiêng, không ai có thể nín cười trước màn múa hát của các bạn ngay cả cô giáo cũng phải che miệng cười tít mắt. Vì bị cả lớp cười lại trêu đùa nên các bạn cứ múa dở dang lại bị phạt múa đi múa lại nhiều lần, mãi mới múa xong và hoàn thành hình phạt của mình. Bố mẹ em chỉ nghe em kể nhưng chắc hẳn đã tưởng tượng ra còn buồn cười hơn thế nên ai cũng cười như nắc nẻ. Mẹ còn trêu em chắc gì đã múa đẹp được như hai bạn nam đó.

Em rất vui vì câu chuyện của mình khiến cho bố mẹ có những phút giây thư giãn, vui vẻ, em cũng rất tự hào vì lớp em luôn đoàn kết, ngập tràn tiếng cười.

4. Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú mà em gặp ở trường, mẫu số 4:
 

Buổi tối, sau khi ăn cơm xong, cả nhà quây quần ngồi xem ti vi. Bố mẹ hỏi tôi về một ngày ở trường ra sao, tôi nhớ lại ngày đặc biệt hôm nay và chia sẻ với bố mẹ. Đó là buổi tiệc sinh nhật của cô giáo chủ nhiệm.

Tôi bắt đầu kể cho bố mẹ nghe về buổi tiệc ấy với tất cả sự hào hứng như muốn bố mẹ cùng chung vui với mình. Hôm nay là ngày sinh nhật cô giáo chủ nhiệm lớp con. Cả lớp đã bí mật lên kế hoạch để chuẩn bị cho cô một bữa tiệc sinh nhật thật đặc biệt. Lớp con phân công từng bạn làm những nhiệm vụ khác nhau để chuẩn bị. Cả lớp dành một buổi ngồi họp bàn về ý tưởng sinh nhật cô. Sau đó từng bộ phận được phân công. Nhóm hậu đài làm những nhiệm vụ chuẩn bị về trang trí bảng, lớp học, bánh kem, hoa quả liên hoan...

Nhóm văn nghệ chuẩn bị những tiết mục văn nghệ đặc sắc, vui nhộn dành tặng cô. Nhóm truyền thông làm một video ấn tượng về những kỉ niệm của cô với tập thể lớp kèm những dòng chữ cảm ơn và chúc mừng sinh nhật đầy ý nghĩa. Mọi việc cứ thế được diễn ra một cách cẩn thận, chu đáo. Từng bộ phận chịu trách nhiệm làm việc của nhóm mình. Riêng con được các bạn tin tưởng phân công làm người dẫn chương trình của buổi tiệc nên vô cùng vinh dự. Con cố gắng tìm những lời dẫn hay nhất, ý nghĩa nhất về buổi sinh nhật để dẫn dắt chương trình vừa hấp dẫn, sinh động, tạo được không khí vui vẻ lại cảm động vì những lời chúc dành cho cô giáo. Tất cả các khâu chuẩn bị đã hoàn thành trước đó. Hôm nay, chúng con tổ chức sinh nhật bất ngờ cho cô vào tiết sinh hoạt. Mọi thứ được dựng lên nhanh chóng, tất cả đã sẵn sàng.

Cô bước vào lớp như thường lệ, tất cả lớp đứng lên và những ngọn nến lung linh được thắp lên. Lớp trưởng mang chiếc bánh sinh nhật với dòng chữ "Chúc mừng sinh nhật cô giáo của chúng em". Trên màn hình là video đầy ý nghĩa về những khoảnh khắc của cô cùng với lớp. Cô vô cùng xúc động, bố mẹ ạ!. Đúng lúc đó, cả lớp hát vang bài hát "Cô giáo như mẹ hiền" dành tặng cô. Những tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị cũng được thể hiện ngay sau đó. Cuối cùng là phần liên hoan. Cả lớp đều hào hứng cùng cô cắt bánh và thổi nến đón tuổi mới. Cuối buổi tiệc, cô cảm ơn cả lớp vì đã dành cho cô một sự bất ngờ. Cô nói đây là bữa tiệc sinh nhật tuyệt vời nhất, bất ngờ nhất của cô từ trước tới giờ. Buổi tiệc kết thúc trong sự xúc động của cả lớp với những lời ý nghĩa cô dành tặng. Tôi hào hứng nói với bố mẹ: - Bố mẹ biết không, con được cả lớp khen vì dẫn chương trình có duyên và hay đấy!

Bố mẹ tôi sau khi lắng nghe đều rất vui vẻ và cho rằng cả lớp đã có một ngày ý nghĩa và trọn vẹn bên cô. Bố mẹ cũng không quên chúc mừng vì tôi đã được thỏa niềm đam mê dẫn chương trình theo đúng năng khiếu của mình.

Qua câu chuyện với bố mẹ ngày hôm nay, tôi càng thấy hiểu thêm sự chia sẻ trong gia đình là vô cùng ý nghĩa. Khi có niềm vui, bạn chia sẻ sẽ nhân đôi. Còn khi có nỗi buồn, cũng đừng ngần ngại chia sẻ với bố mẹ, vì khi ấy, bạn sẽ giảm đi một nửa nỗi buồn. Và tôi tin chắc bố mẹ cũng sẽ rất vui khi được lắng nghe chia sẻ của những đứa con mình.

------------------HẾT-------------------

Kể chuyện về một hoạt động, cảnh vật mà mình được chứng kiến là dạng đề bài quen thuộc trong các đề tập làm văn. Để nâng cao kĩ năng viết bài kể chuyện của mình, bên cạnh bài văn Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú mà em gặp ở trường, các em có thể tham khảo thêm các bài mẫu khác như: Kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết, Kể về một người lao động trí óc,  Kể về một lần em mắc lỗi, Kể về kỉ niệm thời thơ ấu.

Ở trường em đã chứng kiến nhiều câu chuyện thú vị, vui có, buồn có, cảm động cũng có. Vậy em hãy kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú[cảm động, buồn cười] em gặp ở trường. Những bài văn mẫu dưới đây sẽ giúp các em có thêm những ý tưởng hay cho bài viết của mình.

Kể lại một sự việc em lỡ gây ra khiến bố mẹ buồn phiền Kể lại một câu chuyện làm em cảm động Nghe tin gia đình một người thân ở xa có chuyện buồn, hãy viết thư thăm hỏi và động viên Kể lại một việc khiến bố mẹ em vui lòng Nhân dịp cùng bố mẹ đi tham quan em đã được làm quen với một người bạn mới. Dù cuộc gặp gỡ thật ngắn ngủi nhưng tình bạn ấy vẫn là một kỷ niệm khó phai. Em hãy kể lại. Dàn ý kể về một cuộc gặp gỡ

Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc

  • Kể câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài Mẫu 1
  • Kể câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài Mẫu 2
  • Kể câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài Mẫu 3
  • Kể câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài Mẫu 4

Kể chuyện lớp 4 tuần 20: Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài là lời giải phần Kể chuyện SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 16 cho các em học sinh tham khảo, củng cố vốn từ, hoàn thiện bài văn kể chuyện đã nghe, đã đọc. Mời các em cùng tham khảo.

>> Bài trước: Luyện từ và câu lớp 4: Luyện tập về Câu kể Ai làm gì?

Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài

Cách làm bài văn kể chuyện về người có tài

1. Dàn bài chung

  • Giới thiệu câu chuyện: tên truyện, kể về ai, kể về tài năng gì đặc biệt
  • Kể diễn biến câu chuyện: chú ý nhấn mạnh những tình tiết nói lên tài năng, trí tuệ của nhân vật đang được kể đến
  • Kết thúc câu chuyện: đánh giá chung về nhân vật và bày tỏ cảm xúc

2. Một số bài học về tài năng của con người

  • Các nhà khoa học có tài: Ác-si-mét, Lê Quý Đôn, Ê-đi-xơn, Lương Định Của
  • Các văn nghệ sĩ có tài: Cao Bá Quát, Pu-skin, Vương Hi Chi
  • Các vận động viên có tài: Nguyễn Thúy Hiền, Lê Công Vinh

Kể câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài Mẫu 1

Câu chuyện tôi kể cho các bạn nghe-là một câu chuyện có thật, chính mắt tôi nhìn thấy. Câu chuyện nói về khả năng đặc biệt của con người. Đó chính là anh Bùi Văn Đông ở xã Hồng Giang, huyện Long Giang, tỉnh Bắc Giang.

Cũng như bao người dân khác ở trong xã, nhìn bề ngoài của anh trông không có một điểm gì đặc biệt. Thế nhưng anh lại có hàm răng rất khoẻ. Biệt tài của anh là có thể nhai nát bát đĩa, chén cốc bằng sành sứ. Trong khoảng thời gian ngắn, anh có thể nhai liền mấy cái đĩa và chén cốc. Khó tin phải không các bạn, bởi bình thường chúng ta ăn cơm, chẳng may nhai phải hạt sạn, ta cảm thấy đau răng và rợn người. Thế mà anh Đông lại nhai nát vụn sành sứ thì quả là một người tài giỏi.

Việc ăn sành sứ chỉ là một trong những biệt tài của anh. Anh còn dùng hàm răng chắc khoẻ của mình mở nắp 35 chai bia liền một lúc trong vòng 42, 43 giây trước sự chứng kiến đông đảo của bà con. Hôm đó, dân làng rất vui vì không những được chứng kiến tài năng của anh, mà sau đó họ còn được hả hê uống những chai bia do hàm răng của anh mở nắp. Thế nhưng chưa hết ngạc nhiên này họ lại chứng kiến ngạc nhiên khác. Đó là việc anh Bùi Văn Đông dùng hàm răng chắc khoẻ của mình đế nhấc bổng một chiếc xe đạp nặng 10kg và đi một đoạn đường dài là 67,2 mét.

Anh Bùi Văn Đông quả thật là một người có khả năng đặc biệt phải không các bạn. Nếu các bạn muốn tìm hiểu về những người có năng lực đặc biệt, các bạn hãy đến với các buổi phát hình của Đài truyền hình Việt Nam trên kênh VTV3, lúc 11 giờ 30, chủ nhật hàng tuần để chứng kiến những chuyện lạ Việt Nam. Câu chuyện mà tôi vừa kể cho các bạn nghe được Đài truyền hình Việt Nam quay trực tiếp và phát sóng vào lúc 11 giờ 30 phút, ngày 21 tháng 5 năm 2005 đấy các bạn ạ!

Kể câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài Mẫu 2

Ngay quê nội tôi mà tôi đã chứng kiến trong dịp vê quê ăn Tết năm qua. Chuyện có thật một trăm phần trăm, không bịa một tí nào.

Ba mẹ Hà vốn là những người thuần túy làm nông. Hà là đứa con duy nhất trong gia đình. Năm nay cậu vừa tròn 7 tuổi đang học lớp Hai ở trường làng. Năng khiếu toán học của cậu xuất hiện từ khi cậu vào học lớp Một đặc biệt là phép tính nhẩm cộng trừ. Hồi học lớp Một cô giáo Hạnh đã phải kinh ngạc về tài tính nhẩm của cậu. Những phép tính cộng trừ trong phạm vi một trăm mà cô thường ra cho lớp thường ngày, cậu đều giải bằng miệng trong khoảnh khắc. Cô ra các bài toán trên bảng, vừa viết xong thì cậu đã có đáp số ngay mà không cần đặt bút tính toán. Chẳng những thế cậu còn làm nhanh và làm đúng những phép tính ấy trong phạm vi 1000. Tin loan truyền ra đến toàn trường rồi toàn huyện. Nhiều nhà báo của địa phương và cả trung ương nữa đến tận nhà để kiểm nghiệm. Mọi người đều ngạc nhiên trước năng khiếu đặc biệt này của cậu. Hơn thế nữa cậu còn tính đúng và tính nhanh những bài toán cộng trừ phức tạp mà các nhà báo đưa ra gồm 1 dãy số trong phạm vi 1000 để kiểm nghiệm chứng thực. Cậu không đặt bút tính toán mà chỉ ngồi tư lự, nhắm mắt, rồi nhẩm tính bằng cử động của hai bàn tay. Chưa đầy 30 giây, cậu đã cho ra đáp số. Nhà báo hỏi: làm bằng cách nào mà cháu cho ra đáp số đúng và nhanh như vậy. Cậu chỉ tủm tỉm cười mà không nói.

Nghe đâu, người ta đang có kế hoạch đưa cậu vào trường bồi dưỡng nhân tài đặc biệt, chỉ có một thầy và một trò và vài trò do một giáo sư toán học bồi dưỡng riêng về môn toán. Nguyễn Việt Hà có tên “Hà thần đồng” từ đấy.

Kể câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài Mẫu 3

Tôi xin kể cho các bạn nghe câu chuyện "Người bán quạt may mắn"

Chuyện kể rằng: Thưở xưa ở Trung Quốc có ông Vương Hi Chi viết chữ đẹp nổi tiếng. Một hôm, ông ngồi nghỉ dưới một góc cây bên vệ đường. Tình cờ, có một bà lão đi bán quạt cũng gánh hàng đến nghỉ ở gốc cây ấy. Bà lão tâm sự với ông rằng từ sáng đến giờ chưa bán được cái nào, ế quá. Chiều nay, chắc cả nhà phải nhịn đói. Nói xong bà mệt quá ngủ thiếp đi. Trong thời gian bà ngủ, Vương Hi Chi liền lấy bút mực ra, viết chữ để thơ vào tất cả gánh quạt của bà. Khi tỉnh dậy, bà thấy gánh quạt trắng của mình bị ông Vương bôi đen lên cả. Bà tức giận bắt ông phải bồi thường. Ông Vương không nói gì, chỉ mỉm cười, rồi lặng lặng bỏ đi. Nào ngờ gánh quạt của bà, chỉ trong một thời gian ngắn đã được bán rất chạy. Có người còn hỏi mua giá đến ngàn vàng. Bà lão tiếc đứt ruột không có mà bán. Trên đường trở về, bà thầm nghĩ chắc là trời thương mình nên mới sai tiên ông đến giúp mình quạt mới bán nhanh như thế.

Kể câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài Mẫu 4

Em đã đọc rất nhiều chuyện viết về người tài giỏi. Trong số đó, em thích nhất câu chuyện Bốn anh tài của sách Tiếng Việt 4 tập 2. Sau đây, em xin kể lại cho các bạn cùng nghe.

Chuyện kể về bốn người anh hùng nhỏ tuổi người Tây nhưng tài giỏi. Đó là Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước và Móng Tay Đục Máng. Bốn người họ đã tập họp nhau lại để cùng diệt trừ yêu tinh, đem lại hạnh phúc cho buôn làng.

Cẩu Khây là mới chỉ 10 tuổi nhưng sức khỏe phi thường, tinh thông vỏ nghệ. Thấy yêu quái hoành hành trong bản thì không chịu được, cậu quyết chí ra đi diệt trừ yêu tinh. Trên đường đi, Cẩu Khây đã khơi gợi tinh thần nghĩa hiệp của ba người tài giỏi khác cùng đi với mình. Mỗi người họ đều có tài riêng rất độc đáo. Nắm Tay Đóng Cọc thân hình vạm vỡ, có thể dùng tay đóng cọc, đắp đập dẫn nước vào ruộng. Mỗi quả đấm của cậu giáng xuống, cọc tre thụt sâu hàng gang tay.

Lấy Tai Tát Nước thì có khả năng dùng vành tai của mình tát nước từ dưới suối lên ruộng nhanh thoăn thoắt. Còn Móng Tay Đục Máng thì có thể dùng móng tay của mình đục gốc thành lòng máng vừa to vừa rộng, đưa nước vào ruộng rất nhanh. Bốn người họ kết nghĩa anh em và quyết chí đến chỗ yêu tinh để diệt trừ nó.

Yêu tinh thân hình cao lớn, lưỡi dài như quả núc náo, mắt xanh lè, trợn trừng. Đặc biệt nó rất thích ăn thịt trẻ con. Ngửi thấy mùi của bốn anh em, nó xông tới định ăn thịt. Nhưng ngay lập tức, Nắm Tay Đóng Cọc đấm một cái làm nó gãy hết răng. Chưa hoàn hồn, nó lại bị quật túi bụi bởi một cây cổ thụ lớn trong tay Cẩu Khây. Yêu tinh đau quá, kêu rú lên khiến gió bão nổi ầm ầm, trời đát tối sầm lại. Yêu tinh chạy đến chân thung lũng thì dừng lại, phun nước mưa làm ngập cả cánh đồng nơi bốn anh em đang đứng. Không hề nao núng, Nắm Tay Đóng Cọc trổ tài be bờ ngăn nước lũ, Lấy Tai Tát Nước tát nước qua núi cao, Móng Tay Đục Máng thì ngã cây khoét máng, khơi dòng cho nước chảy đi. Chỉ một lúc, mặt đất lại khô cạn, Yêu tinh túng thế phải chịu thua. Từ đó, bản làng của họ lại đông vui, yên ổn.

Câu chuyện em kể đến đây là hết.

Kể câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài Mẫu 5

Sáng chủ nhật vừa qua, em được ba chở đi chơi từ cảng Sài Gòn, qua lưu niệm Nhà Rồng sang đến vườn hoa trước cửa uỷ ban Nhân dân thanh phố. Xung quanh tượng đài Bác Hồ, rất đông các bạn thiếu nhi trạc tuổi em đang tung tăng dạo chơi cùng cha mẹ. Hàng trăm trái bóng đủ màu sắc bay lượn trong nắng sớm lung linh trông thật vui mắt. Lát sau, ba đưa em đến nhà sách Xuân Thu trên đường Đồng Khởi để mua bộ truyện tranh Harry Potter. Từ xa, em đã nhìn thấy một nhóm người đang sôi nổi bàn tán về một điều gì đó. Đến gần, em không thể tin vào điều đang xảy ra trước mắt một hoạ sĩ đang vẽ tranh bằng bàn chân phải.

Đó là một người đàn ông tật nguyền. Nhìn anh, người ta rất khó đoán tuổi gương mặt sạm nắng đầy những vết nhăn khắc khổ, trái ngược hẳn với đôi mắt đen sáng và nụ cười hồn nhiên như nụ cười trẻ thơ. Em đoán anh ấy khoảng hơn ba mươi tuổi, nhưng thân hình còm cõi của anh không bằng đứa trẻ lên mười.

Anh mặc bộ quần áo màu tím than đã cũ. Hai ống tay áo rủ xuống lòng thòng, che kín đôi cánh tay bị liệt. Tất cả “xưởng vẽ” của người hoạ sĩ ấy nằm gọn trong một miếng nilông trải trên mặt đất. Hàng chục bức tranh bày la liệt trước mặt: hoa và chim, hồ cá cảnh với những chú cá vàng lộng lẫy đang tung tăng bơi lượn, bầu trời xanh thẳm và cánh diều trắng chấp chới bay, đồng lúa xanh trải rộng tới chân trời làm nền cho chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo... Mọi người xúm quanh xem tranh và đặc biệt là xem anh vẽ.

Anh quặp chặt cây bút lông vào giữa ngón chân cái và ngón thứ hai của bàn chân phải. Khay màu nước để bên cạnh. Bàn chân trái đè chặt tờ giấy. Bàn chân phải làm việc nhanh nhẹn, thành thạo như một bàn tay lành lặn. Sau một nét bút, một cánh hoa hiện lên. Hoa loa kèn trắng, hoa hồng đỏ, hoa cúc vàng... cắm trong chiếc bình màu men ngọc, đặt trên mặt bàn trải tấm khăn màu xanh nhạt. Anh vẽ rất nhanh và pha màu cũng rất khéo. Một bức tranh tĩnh vật đã hoàn thành trước sự trầm trồ thán phục của mọi người.

Ba em gợi chuyện và được anh cho biết là anh từ một tỉnh xa xôi ngoài Bắc vào đây kiếm sống. Anh không muốn nhờ vả, làm phiền người quen mà tự nuôi thân bằng công sức, tài năng của chính mình. Em thật sự xúc động khi nghe anh nói là để vẽ được như ngày hôm nay, anh đã phải trải qua hơn mười năm trời khổ luyện.

Thấy em thích bức tranh, ba đã mua tặng cho em. Ở góc bức tranh, em đọc thấy dòng tên: Nguyễn Quyết Tiến. Có thể đó là tên thật hoặc cái tên anh tự chọn cho mình. Con người ấy, cái tên ấy đã đọng lại trong em một ấn tượng sâu đậm. Em treo bức tranh ngay trước bàn học và mỗi lần nhìn vào đó, em như thấy mình được tiếp thêm nghị lực. Hình ảnh người hoạ sĩ tật nguyền luôn nhắc nhở em rằng hãy biết vượt lên số phận và chiến thắng những gian nan, thử thách trên đường đời.

Kể câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về một người có tài Mẫu 6

Sau đây, mình xin kể cho các bạn nghe câu chuyện về một người rất tài năng mà mình vừa tìm hiểu qua báo chí. Đó là anh Đỗ Nhật Nam, người được gọi với cái tên đầy vinh dự là "thần đồng tiếng Anh".

Anh Nam sinh ra ở tại Hà Nội, bố mẹ là viên chức nhà nước. Từ nhỏ, anh Nam đã bộc lộ mình là người có khả năng nhanh nhạy, biết cách học và nỗ lực, kiên trì rèn luyện. Cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình nên ngày càng phát huy được ưu điểm của bản thân, đặc biệt là khả năng học tiếng anh. Anh Nam có nhiều thành tích nổi bật, đáng khâm phục với khả năng giao tiếp bằng tiếng anh thành thạo, từng làm diễn giả tại Mỹ khi tham gia hội nghị "Khoa học về nụ cười"... Anh Nam cũng là một dịch giả nhỏ tuổi và có khả năng sáng tác tự truyện, ngoài ra anh cũng tham gia nhiều hoạt động xã hội, ngoại khoá đầy bổ ích. Năm lớp hai đã đạt thành tích cao về TOEIC, đến lớp 5 đạt điểm IELTS với mức tuyệt đối. Hiện nay, anh đang du học tại Mỹ với nhiều dự định chinh phục những đỉnh cao mới, nhận vô số bằng khen của trường quốc tế và thư chúc mừng của tổng thống Mỹ Obama. Anh Nhật Nam được rất nhiều người biết đến và ngưỡng mộ. Nhiều video về cách học tiếng anh được anh hướng dẫn và đăng lên mạng thứ hút hàng triệu lượt xem. Các báo chí, truyền thông viết về anh rất nhiều.

Em luôn lấy anh ấy làm tấm gương để nỗ lực học tập và phấn đấu. Em mong rằng sau này mình cũng giỏi như anh, để mang niềm vui về cho gia đình, vinh quang về cho đất nước.

>> Bài tiếp theo: Tập đọc lớp 4: Trống đồng Đông Sơn

Trên đây là toàn bộ phần kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc lớp 4 Tuần 20 để các em học sinh củng cố cách làm bài văn kể chuyện lớp 4, chuẩn bị cho bài nói trên lớp đạt kết quả cao.

Ngoài ra, các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa học, Lịch sử, Địa Lý, Tin học mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 4 mới nhất.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 4, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề