Kết quả chiến lược việt nam hóa chiến tranh năm 2024

QĐND Việt Nam cùng toàn dân đánh bại chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của đế quốc Mỹ (1969-1972)

qdnd-viet-nam-cung-toan-dan-danh-bai-chien-luoc-viet-nam-hoa-chien-tranh-cua-de-quoc-my-1969-1972

Kết quả chiến lược việt nam hóa chiến tranh năm 2024

Kết quả chiến lược việt nam hóa chiến tranh năm 2024

  1. Chính trị

Thứ Năm, 11/07/2024 23:21 (GMT +7)

QĐND Việt Nam cùng toàn dân đánh bại chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của đế quốc Mỹ (1969-1972)

Thứ 6, 14/11/2014 | 09:24:38 [GMT +7] A A

Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân, quân và dân ta còn tổ chức tiếp hai đợt tiến công trong mùa hè và mùa thu năm 1968, gây cho địch một số tổn thất về sinh lực và phương tiện chiến tranh. Nhưng với bản chất ngoan cố và hiếu chiến, đế quốc Mỹ không cam tâm chịu thất bại, từ năm 1969 chúng chuyển sang thi hành “Học thuyết Níchxơn” và chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”.

Trong những năm 1969-1972, đế quốc Mỹ sử dụng tối đa về sức mạnh quân sự kết hợp với những thủ đoạn chính trị và ngoại giao rất xảo quyệt, hòng giành lại thế mạnh, cô lập và bóp nghẹt cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Quân và dân ta đã phối hợp chặt chẽ với cuộc chiến đấu của nhân dân Lào và nhân dân Campuchia anh em, giành được những thắng lợi to lớn trên chiến trường.

Kết quả chiến lược việt nam hóa chiến tranh năm 2024
Một đơn vị nữ du kích miền nam. (Ảnh minh hoạ)

Thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân và dân ba nước Đông Dương trong Xuân - Hè 1971 đã dẫn đến những thay đổi quan trọng trong cục diện chiến tranh. Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ bị thất bại một bước nghiêm trọng. Để thúc đẩy chiều hướng phát triển của tình hình, Hội nghị Bộ Chính trị (5-1971) chủ trương “phát triển thế tiến công chiến lược trên chiến trường miền Nam, đánh bại chính sách “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ, giành thắng lợi quyết định trong năm 1972, buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh bằng thương lượng trong thế thua”.

Kế hoạch tác chiến năm 1972 được Hội nghị Quân uỷ Trung ương thông qua tháng 6-1971. Theo kế hoạch, quân và dân ta mở cuộc tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam bằng các chiến dịch tiến công hiệp đồng binh chủng ở Trị - Thiên, Bắc Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ; các chiến dịch tiến công tổng hợp ở đồng bằng sông Cửu Long, Trung Bộ. Hướng tiến công chính là Trị - Thiên.

Từ ngày 30-3 đến ngày 27-6-1972, bộ đội ta mở chiến dịch tiến công Trị - Thiên nhằm tiêu diệt một bộ phận chủ lực quân đội Sài Gòn, mở rộng vùng giải phóng, phân tán và thu hút lực lượng địch, phối hợp với các chiến trường tạo điều kiện cho vùng đồng bằng nổi dậy phá kế hoạch “bình định” của địch. Kết quả, ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 27.000 tên địch, thu và phá huỷ 636 xe tăng, xe bọc thép, 1.870 xe quân sự, 419 khẩu pháo, bắn rơi và phá huỷ 340 máy bay, giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị. Thắng lợi của chiến dịch cùng với các hướng tiến công khác trong cuộc tiến công chiến lược 1972 tạo ra cục diện mới trên chiến trường có lợi cho ta.

Từ ngày 1-4-1972 đến ngày 19-1-1973, bộ đội ta mở tiếp chiến dịch tiến công Nguyễn Huệ (miền Đông Nam Bộ) nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng chủ lực địch, giải phóng hai tỉnh Bình Long, Phước Long, phối hợp với các chiến trường toàn Miền, thu hút chủ lực địch, tạo điều kiện cho quân và dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và ven Sài Gòn nổi dậy đánh phá bình định, giành quyền làm chủ. Kết quả, ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 13.000 tên địch, bắn rơi và phá huỷ 400 máy bay; giải phóng một vùng rộng lớn trên hướng chiến lược xung yếu ở Tây Bắc Sài Gòn, làm thay đổi cục diện chiến trường miền Đông Nam Bộ, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc tiến công chiến lược 1972. Tiếp theo, ta mở chiến dịch tiến công tổng hợp Khu 8 (miền Trung Nam Bộ, 6-1972), loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 30.000 tên địch, làm tan rã 10.000 tên, bắn rơi 60 máy bay, bức rút 356 đồn, giải phóng 27 xã, 240 ấp với 14 vạn dân.

Trước nguy cơ đổ vỡ của quân đội Sài Gòn - xương sống của Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, Níchxơn buộc phải huy động trở lại lực lượng quân sự Mỹ vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Chúng tăng số máy bay chiến lược, chiến thuật lên gấp hai lần, tăng số tàu chiến lên gấp ba lần, sử dụng không quân và hải quân Mỹ làm lực lượng chiến đấu trực tiếp, cùng quân đội Sài Gòn phản kích trên chiến trường miền Nam. Ngày 6-4-1972, đế quốc Mỹ huy động một lực lượng lớn không quân và hải quân mở cuộc chiến tranh đánh phá miền Bắc lần thứ hai (chiến dịch Lai-nơ Bếch-cơ 1) với quy mô lớn, ác liệt hơn lần trước. Với tinh thần dũng cảm và cách đánh mưu trí, qua 7 tháng chiến đấu quyết liệt, quân và dân miền Bắc, nòng cốt là Quân chủng Phòng không - Không quân, Quân chủng Hải quân, Binh chủng Pháo binh đã bắn rơi 654 máy bay, bắn chìm và bắn cháy gần 125 tàu chiến Mỹ.

Trước những thất bại nặng nề, đêm 18-12-1972, đế quốc Mỹ liều lĩnh mở cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô lớn nhất mang tên “Chiến dịch Lai-nơ Bếch-cơ 2” vào miền Bắc. Chúng sử dụng một số lượng lớn máy bay chiến lược B-52 và máy bay chiến thuật hiện đại nhất (F-111) cùng nhiều khí tài điện tử gây nhiễu hiện đại, đánh tập trung ồ ạt vào Hà Nội, Hải Phòng và một số khu vực khác trên miền Bắc. Một lần nữa quân và dân miền Bắc anh dũng chiến đấu, đánh bại cuộc tập kích chiến lược của địch; bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 chiếc B-52, 5 F-111, diệt và bắt sống nhiều phi công. Bị tổn thất lớn và không đạt mục đích, Mỹ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ bắc vĩ tuyến 20 trở ra và nối lại cuộc đàm phán ở Pari. Dư luận thế giới gọi đây là trận “Điện Biên Phủ trên không”.

Thắng lợi to lớn của quân và dân miền Bắc đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, cùng với thắng lợi của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam đã buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pari về Việt Nam ngày 27-1-1973, cam kết tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chấm dứt dính líu về quân sự, rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam.