Khách quốc tế đến Việt Nam có phải cách ly không

Khách quốc tế tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám đầu năm 2020 - Ảnh: T.ĐIỂU

Công văn do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký tối 15-3, sau khi kết thúc lấy ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 vào 17h cùng ngày.

Theo hướng dẫn này, quy trình đón khách quốc tế rất thông thoáng, khách chỉ cần có xét nghiệm âm tính trước khi xuất cảnh bằng đường hàng không 72 giờ nếu sử dụng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP, hoặc trong vòng 24 giờ nếu sử dụng phương pháp xét nghiệm nhanh.

Không có quy định khách sau khi nhập cảnh bằng đường hàng không phải xét nghiệm lại khi nhập cảnh Việt Nam nữa và cũng không có quy định cách ly.

Hướng dẫn này thậm chí không đề cập đến việc khách nhập cảnh vào Việt Nam phải có chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng.

Như vậy khách quốc tế nhập cảnh Việt Nam bằng đường hàng không chỉ cần xét nghiệm âm tính với COVID-19 trước khi xuất cảnh, không cần xét nghiệm sau khi nhập cảnh, và được tham gia du lịch ngay.

Trường hợp có biểu hiện nhiễm COVID-19 phải tiến hành xét nghiệm, nếu dương tính thì thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Với khách nhập cảnh bằng đường bộ, đường sắt, đường biển thì có thể xét nghiệm trước khi xuất cảnh giống đường hàng không nếu thời gian di chuyển ngắn. Trường hợp chuyến đi kéo dài thì xét nghiệm COVID-19 tại cửa khẩu.

Trẻ em dưới 2 tuổi nhập cảnh bằng mọi đường đều không bắt buộc xét nghiệm COVID-19, chưa được tiêm vắc xin phòng COVID-19 hoặc chưa từng nhiễm SARS-CoV-2 đều được nhập cảnh, tham gia các hoạt động ở ngoài nơi lưu trú cùng bố, mẹ, người thân.

Khách du lịch phải khai báo y tế trước khi nhập cảnh và sử dụng ứng dụng khai báo y tế [PC-COVID], thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định trong thời gian lưu trú tại Việt Nam.

Khách phải tự theo dõi sức khỏe trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhập cảnh, thực hiện các biện pháp phòng bệnh: thường xuyên đeo khẩu trang, sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh; hạn chế tiếp xúc gần với người xung quanh...

Bộ Y tế xin ý kiến gấp về việc không cách ly khách du lịch

THIÊN ĐIỂU

Du khách quốc tế đã được nhập cảnh vào Việt Nam với các chính sách vô cùng thông thoáng - Ảnh minh họa/TTXVN

Bà Lê Thị Thu Hằng cho biết, Chính phủ Việt Nam đã có chủ trương mở cửa du lịch trong điều kiện bình thường mới. Để triển khai chủ trương này, thời gian vừa qua các bộ, ngành theo chức năng và nhiệm vụ của mình đã tích cực phối hợp, triển khai, nghiên cứu xây dựng các quy trình nhập cảnh và đón khách du lịch quốc tế vào Việt Nam.

Ngày 15/3 vừa qua, căn cứ vào đề nghị của Bộ Ngoại giao, Chính phủ đã đồng ý khôi phục chính sách nhập cảnh đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài như trước khi áp dụng các biện pháp hạn chế nhằm phòng, chống dịch COVID-19.

Cùng ngày, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành phương án mở cửa lại các hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới áp dụng với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, khách du lịch ra nước ngoài, khách du lịch nội địa thông qua đường hàng không, đường bộ, đường sắt và đường biển.

Bộ Y tế cũng đã ban hành Văn bản số 1265/ BYT-DP quy định về việc phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh vào Việt Nam.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người nhập cảnh vào Việt Nam qua đường hàng không cần có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 [trừ trẻ em dưới 2 tuổi] trước khi xuất cảnh trong vòng 72 giờ nếu sử dụng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP, hoặc trong vòng 24 giờ nếu sử dụng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2.

Đối với người nhập cảnh bằng đường bộ, đường biển, đường sắt, có thể xét nghiệm trước khi xuất cảnh, giống như trường hợp nhập cảnh bằng đường hàng không nếu thời gian di chuyển ngắn. Trong trường hợp thời gian di chuyển kéo dài cần thực hiện xét nghiệm tại cửa khẩu khi nhập cảnh. Trong trường hợp này, nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì được phép rời khỏi nơi lưu trú và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

Người nhập cảnh phải thực hiện khai báo y tế trước khi nhập cảnh và sử dụng ứng dụng khai báo y tế [PC-COVID] trong thời gian lưu trú tại Việt Nam theo quy định.

Khôi phục quy trình cấp thị thực điện tử

Về quy trình thủ tục cấp thị thực nhập cảnh, Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: Việt Nam đã nối lại quy trình thủ tục cấp các loại thị thực, giấy miễn thị thực theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành, bao gồm cả việc cấp thị thực điện tử.

Đồng thời, Việt Nam cũng miễn thị thực cho người nước ngoài theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, hoặc miễn thị thực trên cơ sở có đi có lại.

Cũng theo bà Lê Thị Thu Hằng, người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích du lịch phải thông qua các cơ quan, tổ chức cá nhân mời, bảo lãnh ở Việt Nam, làm thủ tục xin duyệt nhân sự với Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

Người nước ngoài đến Việt Nam với mục đích du lịch có thể liên hệ với các công ty lữ hành quốc tế ở Việt Nam, để cơ quan này đứng ra làm thủ tục với Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Sau đó có thể nhận thị thực tại các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, hoặc cơ quan được ủy quyền cấp thị thực.

Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, hoặc cơ quan được ủy quyền cấp thị thực phải phối hợp với các cơ quan tổ chức liên quan trong nước giải quyết các yêu cầu thị thực của khách quốc tế đến Việt Nam du lịch, cũng như tìm hiểu thị trường.

Tuấn Dũng


Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngành du lịch Việt Nam bị khủng hoảng nghiêm trọng. Trang Vietnam + ngày 15/04 nhắc lại là trong năm 2020, khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt 3,7 triệu lượt, giảm trên 80% so với năm 2019. Khách du lịch nội địa cũng giảm 50%, khiến ngành du lịch thất thu khoảng 23 tỷ đôla trong năm 2020. Kéo theo đó là khoảng 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế ngưng hoạt động, công suất sử dụng phòng lưu trú ở chỉ đạt từ 10-15%, nhiều khách sạn phải đóng cửa...

Theo số liệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong tháng 3 vừa qua, Việt Nam đã đón tiếp khoảng 15.000 du khách quốc tế, cao hơn gấp 10 lần so với tháng 2, khi mà quy định về cách ly vẫn còn áp dụng đối với những người nhập cảnh. Nhưng thật ra số du khách ngoại quốc nói trên còn rất ít so với mong đợi của ngành du lịch Việt Nam.

Lý do thứ nhất: hai quốc gia được xem là thị trường lớn của du lịch Việt Nam trước khi có dịch Covid là Trung Quốc và Nhật Bản đều coi như vẫn còn đóng cửa biên giới, nên không có du khách nào đến từ hai nước này. Trước khi có đại dịch, vùng đông bắc Á chiếm đến 70% tổng số du khách ngoại quốc đến Việt Nam, trong đó khách Trung Quốc là khoảng 5,8 triệu người vào năm 2019, chiếm số đông nhất. Trung Quốc thì vẫn duy trì chính sách zero-Covid, với các biện pháp phong tỏa và hạn chế xuất   nhập cảnh rất gắt gao. Còn Nhật Bản, thị trường du lịch đứng hàng thứ ba của Việt Nam, thì đã nới lỏng kiểm soát biên giới và để cho người dân đi nước ngoài thoải mái hơn, nhưng vẫn còn áp dụng các quy định chặt chẽ về cách ly đối với những người từ nước ngoài trở về. Cho nên cũng không có nhiều người muốn đi du lịch trong lúc này.

Tác động của chiến tranh Ukraina

Cũng không may cho Việt Nam là trong khi dịch Covid-19 bắt đầu giảm bớt, thì lại nổ ra cuộc chiến tranh Ukraina, ảnh hưởng trực tiếp đến ngành du lịch của một số địa phương vốn vẫn đón nhiều du khách Nga, trong đó có Nha Trang và Cam Ranh, thuộc tỉnh Khánh Hòa. 

Chính là do tình hình chiến sự tại Ukraina mà hãng Vietnam Airlines kể từ ngày 28/03 đã phải tạm ngưng các chuyến bay thường kỳ giữa Hà Nội và Matxcơva và một số hãng du lịch Việt Nam đã tạm ngừng đón du khách Nga do các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Matxcơva. Hãng hàng không Aeroflot của Nga gần đây cũng đã thông báo đình chỉ mọi chuyến bay quốc tế, vì sợ các máy bay mà họ thuê của nước ngoài sẽ bị tịch thu 

Ấy là chưa kể, do các biện pháp trừng phạt của phương Tây, dân Nga kể từ nay không thể sử dụng thẻ tín dụng ở nước ngoài. Điều này càng khiến số du khách Nga di du lịch nước ngoài nói chung và đến Việt Nam nói riêng càng thêm hiếm hoi.

Hãng tin Bloomberg ngày 10/04/2022 có một bài viết về một khách sạn 5 sao ở Nha Trang, MerPerle Hon Tam Resort, vốn được mệnh danh là “ Little Russia” vì mỗi năm vẫn đón rất nhiều du khách Nga, đã bỏ ra đến 44 ngàn đôla để nâng cấp, tu bổ lại khách sạn, chuẩn bị đón lại khách quen sau gần hai năm Việt Nam đóng cửa. Nhưng rồi chiến tranh Ukraina khiến chẳng có khách Nga nào đến. Mất nguồn thu nhập quan trọng từ nguồn du khách này, ban giám đốc khách sạn này giờ đây không biết lấy đâu ra tiền để trả lương cho nhân viên!

Những hãng  chuyên về các thị trường du lịch khác thì đang nỗ lực thu hút khách bằng các chương trình khuyến mãi, “đại hạ giá” như công ty Swallow Vietnam ở Hà Nội. Trả lời RFI Việt ngữ ngày 13/04/2022, cô Nguyễn Thị Nhạn, giám đốc công ty, cho biết:

“ Các chương trình truyền thống xuyên Việt hoặc các chương trình truyền thống 7 ngày, 8 ngày, 13 ngày từ bắc vào nam thường thì giá rất cao. Nhưng sau dịch, các resort, các hãng máy bay, các hotel, villa, giảm giá rất nhiều, nên chúng tôi cũng có những chương trình kích cầu, giảm giá 30%, 50% đến 70%, để thu hút khách về Việt Nam. Sau khi mở cửa hơn một tháng nay thì công ty chúng tôi thì chỉ mới đón được mấy đoàn khách Úc và New Zealand.”.

Ngoài việc bãi bỏ quy định về cách ly phòng dịch Covid-19, để thúc đẩy sự hồi phục của ngành du lịch, từ giữa tháng 3, chính phủ Hà Nội cũng đã thông báo tái lập việc miễn visa cho các công dân đến từ 13 quốc gia [ Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Anh Quốc, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan và Belarus ], với thời hạn tạm trú 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

Trở ngại về cấp visa

Kể từ ngày 15/3/2022 các biện pháp, thủ tục về xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng được khôi phục giống như trước khi áp dụng các biện pháp hạn chế nhằm phòng, chống dịch Covid-19.

Nhưng theo lời cô Nguyễn Thị Nhạn, giám đốc công ty Swallow, nhiều du khách vẫn gặp trở ngại khi xin visa, nhất là xin visa online: 

“ Lý do khiến du khách chưa đến đông đảo đó là chính sách visa của chính phủ vẫn chưa thật sự thống nhất. Rất nhiều khách gởi email hoặc xin visa online, nhưng đến khi chuẩn bị bay rồi mà vẫn chưa có phản hồi. Có những khách của chúng tôi bị kẹt ở Thái Lan hay ở Singapore, vì đã đến đấy rồi mà bộ phận visa online vẫn chưa xác nhận cho họ, khiến họ bị lỡ cả chuyến bay.

Có hai lý do. Lý do thứ nhất tôi đoán có thể là họ bị quá tải, vì khi mới mở cửa lại thì du khách đăng ký rất là đông, nên có thể họ trả lời không kịp. Lý do thứ hai, tôi nghe phong phanh, là chính sách chưa nhất quán giữa chính phủ với các đại sứ quán, tức là một bên thì cho mở cửa, nhưng bên kia thì vẫn xét duyệt, nên chưa cấp visa nhanh chóng cho khách được.

Khi khách đọc đài báo thì thấy Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn, nhưng xin visa thì lại lâu. Nhiều khách chủ quan chưa có visa Việt Nam mà đã đặt vé trước ở các nước Đông Nam Á rồi.

Thủ tục xin visa online thì chúng tôi thấy nó rất là đơn giản, nhưng không hiểu vì sao họ lại trả lời chậm như thế. Có những khách của chúng tôi đã lên lịch là sẽ ở Thái Lan khoảng 15 ngày rồi sang Việt Nam và họ đã xin visa từ trước khi họ bay, tức là tổng cộng 20 ngày rồi mà vẫn chưa có visa. Cho đến lúc check-in chuyến bay xong rồi mới được báo là chưa được chấp thuận vào Việt Nam. Nên họ lại phải hủy lịch và phải tiếp tục ở lại Thái Lan.” 

Khan hiếm nhân công

Nhưng cho dù giải tỏa được những khó khăn trong việc cấp visa, ngành du lịch Việt Nam hiện giờ cũng không đủ khả năng để phục vụ cho một lượng khách nước ngoài quá lớn, do tình trạng khan hiếm nhân công, hậu quả của đại dịch Covid-19. Cô Nguyễn Thị Nhạn, giám đốc công ty du lịch Swallow cho biết:

“ Có những công ty du lịch mà gần như 90% hoặc 95% nhân viên nghỉ việc, bởi vì sau hai năm họ không thể trụ lại được, mà đã phải chuyển hướng sang làm cho các công ty khác. Riêng công ty của chúng tôi không bị như vậy, vì chúng tôi vẫn duy trì lương cơ bản cho nhân viên, cho họ có đủ thu nhập để sống, nên bây giờ toàn bộ các nhân viên vẫn làm việc bình thường.

Hiện giờ lượng du khách sang Việt Nam vẫn chưa nhiều. Nếu mà lượng khách trở lại nhiều như trước khi có dịch thì sẽ không thể phục vụ được, kể cả các khách sạn, resort. Các khách sạn, resort mà chúng tôi liên hệ thì rất nhiều nơi có đến 1 phần 2 đến 2 phần 3 nhân viên đã nghỉ việc. Nếu lượng khách tăng đột biến thì không thể phục vụ được, bởi vì họ chưa đủ nhân viên. Thậm chí một số khách sạn, resort chỉ mở một nửa thôi. Ví dụ như có khu A, khu B, thì chỉ mở khu A thôi, vì khu B chưa có đủ nhân viên để hoạt động.

Chúng tôi đang gặp một số trường hợp như là rất nhiều resort gởi email thông báo là chỉ phục vụ ăn sáng từ 8 giờ đến 10 giờ, thay vì phục vụ từ 6 giờ như trước đây. Nhưng khách đi tour sớm thì thường phải rời khách sạn lúc 7 giờ, thì lẽ ra phải cho họ ăn sáng từ 6 giờ. Nhưng khách sạn xin lỗi vì thiếu nhân viên nên không thể phục vụ ăn sáng sớm!”

Trang mạng Asia Nikkei ngày 30/03/2022 trích số liệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết trước đại dịch, ngành du lịch Việt Nam sử dụng đến 2,5 triệu người. Do Việt Nam đóng cửa để phóng chống Covid-19, có từ 80 đến 90% công ty trong ngành du lịch phải ngừng hoạt động trong suốt hai năm, nên nhiều nhân viên phải tìm việc nơi khác. Bây giờ không dễ gì mà kéo được các nhân viên đó trở về. 

Ngành du lịch Việt Nam đã đề ra mục tiêu đón 5 triệu du khách ngoại quốc trong năm nay, nhưng cạnh tranh trong khu vực cũng rất là gay gắt, bởi vì các nước Đông Nam Á khác như Thái Lan, Indonesia và Philippines đã nhanh chóng ra các biện pháp thu hút du khách quốc tế trở lại sau đại dịch.

Video liên quan

Chủ Đề