Khai thác đất trái phép xử lý như thế nào

Thứ hai, ngày 21/03/2022 - 16:47

Các đối tượng khai thác đất trái phép bị bắt giữ.

Trước đó, nhiều cán bộ, nhân dân ở xã Tân Phong [thị xã Giá Rai, Bạc Liêu] rất bức xúc, bất bình về tình trạng nhiều tháng nay, các đối tượng tại địa phương ngang nhiên khai thác đất trái phép đem bán thu tiền bất chính.

Trước tình trạng nêu trên, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp Công an thị xã Giá Rai bố trí lực lượng bắt quả tang 5 đối tượng gồm: Ngô Trí Phương, sinh năm 1995; Phan Hoàng Giang, sinh năm 1985, cùng ngụ tại xã Tân Phong; Trần Hoàng Phúc, sinh năm 1979, ngụ phường Hộ Phòng; Phạm Chí Hữu, sinh năm 1987, ngụ xã Phong Tân [thị xã Giá Rai] và Nguyễn Hoàng Hiển, sinh năm 1981, ngụ xã Long Điền Đông [huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu] đang thực hiện hành vi khai thác đất trái phép tại bãi đất trên địa bàn xã Tân Phong, thị xã Giá Rai.

Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với ông Lâm Thanh An về hành vi “tổ chức khai thác khoáng sản [đất] làm vật liệu xây dựng, nhưng không có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền” theo quy định tại khoản 1, Điều 47, Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và khoáng sản. Đồng thời, tạm giữ một xe cuốc, 4 xe ô-tô tải cùng một số giấy tờ có liên quan đến hành vi khai thác đất trái phép để tiếp tục điều tra, xử lý.

Thế nào là khai thác khoáng sản trái phép? Những năm gần đây, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép ngày càng gia tăng về số lượng cũng như quy mô, trải dài từ Bắc vào Nam. Hoạt động vi phạm này gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường cũng như đời sống của người dân. Vậy, pháp luật Việt nam hiện nay quy định như thế nào về vấn đề trên? Khai thác khoáng sản trái phép bị xử lý ra sao? Luật Hùng Sơn sẽ trình bày rõ trong bài viết sau.

Khai thác khoáng sản trái phép là như thế nào?

Theo Điều 2 Luật Khoáng sản năm 2010 định nghĩa về khoáng sản thì: Khoáng sản là những khoáng vật, khoáng chất được tạo thành trong vỏ trái đất tồn tại dưới dạng rắn, lỏng, khí và được sử dụng trong công nghiệp, trong cuộc sống hàng ngày của con người.

Hoạt động khai thác khoáng sản được hiểu là quá trình thực hiện nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm các công đoạn như: xây dựng mỏ, khai đào, phân loại, và các hoạt động khác có liên quan. Hoạt động này phải có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan có thẩm quyền mới được tiến hành và được tính bắt đuầ từ khi mỏ bắt đầu xây dựng cơ bản, khai thác bình thường theo công thức thiết kế, cho đến khi mỏ kết thúc khai thác [đóng cửa mỏ – phục hồi môi trường]. 

Theo đó, có thể hiểu, khai thác khoáng sản trái phép là hoạt động thu hồi khoáng sản của cơ quan, tổ chức không có quyền hoặc có quyền mà thực hiện không đúng phạm vi quyền của mình, không được sự chấp thuận, cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do là hành vi vi phạm pháp luật nên khai thác khoáng sản trái phép sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy thuộc vào mức độ, tính chất, phạm vi vi phạm.

Thứ nhất, khai thác khoáng sản trái phép bị xử phạt hành chính

Cơ sở pháp lý của xử phạt hành chính về hành vi khai thác khoáng sản trái phép là Nghị định số 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Theo đó, tương ứng với mỗi trường hợp thì chế tài xử phạt cũng khác nhau. Cụ thể:

Trường hợp 1: Khai thác khoáng sản trái pháp mà làm vật liệu xây dựng thông thường không phải đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản [Điều 43]

– Khai thác khoáng sản là trong diện tích đất thuộc quyền sử dụng đất ở của cá nhân, hộ gia đình nhưng mục đích không sử dụng để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó thì xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với tùy trường hợp đem cho tặng hay đem bán khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác.

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong hai hành vi sau:

+ Không đăng ký khối lượng, công suất, khu vực, thiết bị, phương pháp và kế hoạch khai thác tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Thu hồi sỏi, cát từ các dự án khơi thông, nạo vét luồng lạch nhưng không đăng ký khối lượng có thể thu hồi với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 

– Khai thác trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư được cho phép đầu tư hoặc phê duyệt đầu tư, tuy nhiên sản phẩm khai thác lại không sử dụng với mục đích xây dựng dự án đó mà chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác, cụ thể:

+ Phạt từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng khi khoáng sản sau khai thác đem sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác, cho dự án, công trình khác;

+ Phạt từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng khi khai thác khoáng sản rồi đem bán cho tổ chức, cá nhân khác.

Phải nộp lại số lợi từ việc khai thác trái pháp luật.

Trường hợp 2: Khai thác khoáng sản trái phép mà lại không phải khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi dự án đầu tư xây dựng công trình [Điều 44]

– Trong phạm vi dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận đầu tư hoặc phê duyệt nhưng lại chưa được cho phép khai thác theo quy định mà lại thực hiện khai thác thì:

+ Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu đã báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép nhưng chưa được cho phép;

+ Bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép để cho phép theo quy định.

– Có thể bị tịch thu toàn bộ khoáng sản được quy đổi bằng tiền do thực hiện khai thác khoáng sản trái phép.

– Có thể bị buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh.

Trường hợp 3: Khai thác khoáng sản trái phép [trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ] mà không có giấy phép khai thác khoáng sản [Điều 47]

Nếu không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, thì tùy theo mức độ ổng khối lượng khoáng sản đã khai thác sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

Nếu sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khoáng sản khác thì tùy thuộc vào khu vực được phép khai thác khoáng sản sẽ bị phạt từ 70.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

Nếu khai thác khoáng sản là vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại thì tùy theo khối lượng khoáng sản nguyên khai sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

Nếu khai thác khoáng sản không có giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thì bị phạt tiền lên đến1.000.000.000 đồng;

Có thể bị tịch thu toàn bộ khoáng sản được quy đổi bằng tiền; tịch thu phương tiện sử dụng vi phạm;

Có thể bị buộc thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường; buộc chi trả kinh phí phục vụ cho việc kiểm định, trưng cầu giám định, đo đạc,…

Trường hợp 4: Khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ mà không có giấy phép khai thác khoáng sản [Điều 48]

– Nếu khai thác cát, sỏi trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; phạm vi luồng; hoặc trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng hoặc trong phạm vi bảo vệ công trình thuộc hạ tầng giao thông mà không có giấy phép khai thác khoáng sản thì tùy thuộc vào tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác sẽ bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;

– Nếu khai thác cát, sỏi ngoài phạm vi trên mà không có giấy phép khai thác khoáng sản thì tùy thuộc vào tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng;

– Có thể bị tịch thu toàn bộ khoáng sản được quy đổi bằng tiền; tịch thu phương tiện sử dụng để khai thác;

– Có thể bị buộc cải tạo, phục hồi môi trường; buộc thực hiện các giải pháp để đưa khu vực có khoáng sản đã khai thác về trạng thái an toàn; đền bù và trả các kinh phí khắc phục, sửa chữa những hư hỏng của công trình hạ tầng kỹ thuật ,công trình đê điều, công trình dân dụng do hành vi vi phạm gây ra; phải chi trả kinh phí phục vụ cho việc kiểm định, trưng cầu giám định, đo đạc và xác minh,…

– Nếu khai thác tại khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thì có thể bị phạt tiền đến 200.000.000 đồng.

Trường hợp 5: Các hành vi khai thác khoáng sản trái phép khác [Điều 52] :

– Nếu báo cáo không đầy đủ các loại khoáng sản đã phát hiện trong khu vực được cấp giấy phép thì bị phạt cảnh cáo;

– Nếu không báo cáo các loại khoáng sản đã phát hiện trong khu vực được cấp giấy phép thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

– Nếu phát hiện có khoáng sản mới trong quá trình khai thác mà không báo cáo để cấp giấy phép; không báo cáo hoặc có báo cáo nhưng chưa được cho phép nhưng vẫn khai thác, sử dụng loại khoáng sản đi kèm, khoáng sản mới phát hiện; sử dụng khoáng sản thuộc phần tài nguyên nằm trong phần trữ lượng thuộc phạm vi được cấp phép trong quá trình khai thác; sử dụng khoáng sản không đúng mục đích quy định trong Giấy phép; đã quá thời hạn cho phép mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp khắc phục theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thông báo kết quả kiểm tra, kết luận thanh tra và không thuộc trường hợp bất khả kháng thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

– Nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các hình thức xử phạt quá thời hạn từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định về quản lý thuế còn bị đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến khi thực hiện đầy đủ các hình thức xử phạt, nhưng không quá 12 tháng;

– Nếu khai thác trong thời gian đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản nhưng Giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn và chưa cho phép thì tùy vào khoáng sản khai thác sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;

– Có thể bị đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi sử dụng khoáng sản không đúng mục đích quy định trong Giấy phép khai thác khoáng sản khi chưa được cấp phép.

Khai thác khoáng sản trái phép bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Các tổ chức, cá nhân có hành vi khai thác khoáng sản trái phép còn có thể bị truy cứu trách nhiệm theo pháp luật hình sự về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên tại Điều 227 Bộ luật hình sự 2015. Hành vi này sẽ cấu thành tội trên nếu có đầy đủ 04 dấu hiệu pháp lý như sau: Mặt chủ quan, mặt khách quan, chủ thể và khách thể. Theo đó, chế tài xử phạt được quy định:

Một là, đối với cá nhân có hành vi phạm tội:

Khung hình phạt cơ bản: Trường hợp khai thác khoáng sản trong đất liền, hải đảo, các vùng như nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế, vùng lãnh hải, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc khai thác không đúng với nội dung giấy phép được cấp thuộc một trong những trường hợp sau hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

– Thu lợi bất chính từ khai thác tài nguyên dầu khí, tài nguyên nước hoặc loại khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

– Khoáng sản có trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

– Hành vi gây gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây thương tích cho người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

Khung hình phạt tăng nặng: Bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong các trường hợp:

– Thu lợi bất chính từ khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc loại khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên;

– Khoáng sản có trị giá 1.000.000.000 trở lên;

– Có tổ chức;

– Gây sự cố môi trường;

– Hành vi gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây thương tích cho 02 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 04 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

– Làm chết người.

Khung hình phạt bổ sung: có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

Hai là, đối với pháp nhân có hành vi phạm tội:

Khung hình phạt cơ bản: Trường hợp khai thác khoáng sản trong đất liền, hải đảo, lãnh thổ ven biển [như vùng nội thủy, vùng lãnh hải, thềm lục địa vùng đặc quyền kinh tế] và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép khai thác hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này. vẫn chưa được xóa án tích mà vi phạm thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

Khung hình phạt tăng nặng: Nếu phạm tội thuộc các trường hợp tăng nặng như cá nhân đã trình bày trên thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc sẽ bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

Khung hình phạt bổ sung: có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm kinh doanh hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Trên đây là tư vấn của Luật Hùng Sơn về những vấn đề liên quan đến việc khai thác khoáng sản trái phép. Nếu có vướng mắc hoặc cần hỗ trợ thêm thì vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Trân trọng./.

Video liên quan

Chủ Đề