Khám đái dầm cho trẻ ở đâu

Trẻ nhỏ đái dầm là chuyện thường, nhưng nếu em bé của bạn đã ngoài 5 tuổi mà vẫn còn làm ướt chăn đệm trong lúc ngủ thì chắc chắn có vấn đề về cơ thể hoặc tâm lý.

Trước 5 tuổi, hành vi tiểu tiện khi ngủ của trẻ là biểu hiện sinh lý. Đến ba tuổi, trẻ bước vào giai đoạn khô ráo, đa sốsẽ hết đái dầm trong giai đoạn này. Từ ba tuổi đến 5 tuổi, hành vi đái dầm có thể tạm chấp nhậnbởi ở tuổi này, trẻ có thể chưa phát triểnhoàn thiện về thần kinh,phản xạ chưa đủ thiết lập. Nhưng khi trẻ trên 5 tuổi mà vẫn đái dầm thì bạn hãy đưa đến bác sĩ.

Đái dầm là dobệnh thể chất

Chị Thu Hoài ở Đống Đa, Hà Nội rất buồn và lovìcon trai đã 6 tuổi mà vẫn đái dầm. Nhiều người bảo với chịđólà chuyện bình thường,mách chovài cách chữa mẹo như ăn thằn lằn, thạch sùng... Chị đã thử cho con trai nhưng không hiệu quả. Cháu cũng vì thế mà kém tự tin với bạn bè trong lớp. Sợ ảnh hưởng đến việc học tập và tinh thần của con, chị đưa béđikhám. Bác sĩ chẩn đoáncháu bị bệnh đái dầm tiền phát.

Thạc sĩ Cao Vũ Hùng, Phókhoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung Ương, cho biết đái dầm có hai loại:tiền phát và thứ phát. Đái dầm tiền phát diễn ratừ nhỏ, tiếp tục kéo dài đến sau 5 tuổi không hết. Đái dầm thứ phát là trường hợp trẻ đã khỏiở giai đoạn khô ráo [ba tuổi] nhưng đến 6 - 7 tuổi thì bị lại.

Tâm lý không tốt khiến trẻ đái dầm và ngược lại

Khoa Tâm bệnhthường xuyên tiếp nhậnđiều trị trẻđái dầm,chủ yếu làtiền phát. Nguyên nhân là trẻ không thiết lập được phản xạ đi tiểu, hoặc quá trình thiết lập phản xạ không tốt. Bình thường, bàng quang khiđầy sẽ "đánh thức" não và trẻsẽ dậy đi tiểu. Nhữngđứa trẻ không thiết lập được phản xạ đó vẫn tiếp tục đái dầm. Cũng có trẻ bị bệnh nàydo bàng quang không trưởng thành,một dạng của rối loạn bài tiết. Còn đái dầm thứ phát thường xuất hiện như một triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau, thường liên quan đến viêm đường tiết niệu [nhưviêm bàng quang]và bệnh về tâm lý.

Bác sĩ Hùng tổng kết cácnguyên nhân gây đái dầm thường gặp nhất:

- Di truyền: Nếu bố hay mẹ thuở nhỏ đái dầm thì 40% con cái cũng sẽ bị bệnh này. Nếu cả bố lẫn mẹ thuở nhỏ đều đái dầm thì nguy cơ này ởcon cái lên tới70% - 75%.

- Rối loạn giấc ngủ: Trẻ ngủ mơ thấy mình đã đi tiểu ở ngoài mà không ý thức được là đái dầm trên giường.

- Chậm phát triển hệ thần kinh trung ương, khiến não không được thông báo khi bàng quang đầy,khiến quá trình tiểu tiện diễn ra tự động.

-Rối loạnnội tiết, nhiễm khuẩn tiết niệu, tiểu đường, nghẹt đường tiểu ...

-Dị dạng bàng quang, bàng quang không trưởng thành [dung tích quá nhỏ, không kiểm soát được hoạt động của ống dẫn tiểu hay của chínhbàng quang].

Đái dầm vì quá căng thẳng

Chứng đái dầm ở trẻ em tuổi học đường [trên 5 tuổi] phổ biến nhất là dạngtiền phát, chủ yếu do yếu tố tâm lý. Học tập căng thẳng, áp lực từ bố mẹ... có thể khiến trẻ lo lắng, gây rối loạn tâm lý và đái dầm. Đôi khi do thay đổi môi trường học[từ mẫu giáo lên lớp một], trẻ chưa thích nghi ngay được, dẫn đếnlo lắng, sợ sệt, bị bạn bè bắt nạt... và dẫn đến tình trạng trên. Trường hợp của con trai anh Hoàng [Hà Nội] là một ví dụ.

Anh Hoàng rất ngạc nhiên và bối rối khi cô giáo chủ nhiệmcủa con gọi điện cho biết, trong giờ ngủ trưa ở lớp, cậu béthường xuyên đái dầm, điềuđã chấm dứt từ hai năm nay.Nghĩ cô giáo nhầm con mình với bạn khác, anh phân bua. Nhưng đến khi con trai thừa nhậnthì anh tin và lập tức đưa bé đến bác sĩ. Tại khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương, anh được biết con traibị rối loạn tâm lý do những căng thẳng khi vào lớp một.

Trẻ đến tuổi đi học vẫn đái dầm cũng có thể do không được săn sóc, bị chú ý quá mức, bị căng thẳng, buồn rầu, không thích chơi với những trẻ khác. Tâm tính trẻ sẽ trở nên bất thường, khó chịu vì cảm thấy tự mình không kiểm soát được chính mình. Chính điều này lại tácđộng trở lại tâm lý trẻ, khiến trẻcăng thẳng hơn,tạo thành một vòng luẩn quẩn khó khắc phục. Vì vậy,cách tốt nhất khi trẻ có bệnh này là đưa đến bác sĩ.

Măng trẻ không phải là biện pháp hay giúp trẻ hết đái dầm.


Các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh có con đái dầm không nên mắng, chế giễu, hạ thấp trẻ vì bệnh này. Bản thân con bạnkhông muốn tình trạng này xảy ra và vốn đãrất xấu hổ,mặc cảm.Nếu bị đánh mắng, trẻ vừa phải lo lắng về chuyện đái dầm, vừa sợ bố mẹ nêncàng mất tự tin, căng thẳng, càng khó điều trị. Nên nhớ rằng đái dầm làvấn đề về sức khỏe mà đứa bé không tự giải quyết được, vì vậy việc mắng nhiếc, trách móc không đem lại lợi ích gì. Thay vì lên án hành vi đái dầm, bạnnên động viên trẻ, khuyến khích con, giúp trẻ tự tin tập luyện theo liệu pháp tâm lý mà bác sĩ hướng dẫn.

"Nếu trẻsau 5 tuổi vẫn còn đái dầm với mức độ ít, tức mỗi tháng hay vài tháng một lần thì không sao, còn nếutần suất xuất hiện nhiều, nhưmỗi tuần, mỗi ngày thì nên đưađi khám vì ba mục đích", bác sĩ Hùng nói. "Thứ nhất là để tìm nguyên nhân, nếu là đái dầm tiền phát thì cũng phải tìm xem cósự bất thườnggì, liên quan đến đường tiết niệu, sinh dục không, có phảido bàng quang không trưởng thành haydị dạng tiết niệu. Thứ hai là xem trẻ có phát triển bình thường về tâmvận động không.Thứ ba là để tìm hiểu có yếu tố tâm lý dẫn đến hành vi đái dầm của trẻ hay không".

Với mỗi nguyên nhân,bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Nếu đái dầm là triệu chứng của một bệnh cơ thểnào đó thì chỉ cần chữa dứt điểm bệnh đó thì tự nhiên trẻ cũng sẽ hết đái dầm.Tuy khả năng chữa khỏi là khá cao, nhưng theo bác sĩ Hùng,nên kết hợp cả liệu pháp tâm lý.Những trường hợp đái dầm do tâm lý thì sẽ được điều trị bằng các liệu pháp thuộc lĩnh vực này.

Theo Đất Việt

Phóng to
Bác sĩ Lê Khánh Diệu thăm khám tổng quát cho bệnh nhân tại khoa thận Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM - Ảnh: T.Đạm

Mới đây, một doanh nhân thành đạt ở TP.HCM đã đưa con gái 13 tuổi đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 khám bệnh. Bé học rất giỏi nhưng lại mắc chứng luôn tiểu dầm. Từ lúc bé 4 tuổi, mẹ bé đã đưa bé đến nhiều bệnh viện trong TP.HCM điều trị nhưng bác sĩ nào cũng trả lời mắc bệnh tiểu dầm do tâm lý, khi lớn sẽ hết. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, bệnh nhi này đã được các bác sĩ cho uống thuốc điều trị và hiện đã hết tiểu dầm sau hơn hai tuần thăm khám.

Điều trị khi trẻ hơn 6 tuổi

Sở dĩ đến nay Bệnh viện Nhi Đồng 1 mới nhận điều trị bệnh này vì trước đây phải lo điều trị nhiều bệnh nặng hơn và chưa thấy sự cần thiết trong việc tiếp nhận, điều trị căn bệnh này. Ngoài ra, đến nay Bệnh viện Nhi Đồng 1 mới có đầy đủ phương tiện để chẩn đoán, điều trị hiệu quả chứng tiểu dầm của trẻ [máy niệu động học].

Phần lớn trẻ bị tiểu dầm sẽ hết khi trưởng thành [18 tuổi], tuy nhiên vẫn có khoảng 10% trẻ tiếp tục bị tiểu dầm đến lớn. Theo bác sĩ Huỳnh Thoại Loan, trưởng khoa thận Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, trẻ trên 6 tuổi mà vẫn tiểu dầm cần đưa trẻ đến khám, thực hiện một số xét nghiệm đơn giản và có thể tiến hành điều trị. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiểu dầm, trong đó một số ít trường hợp liên quan đến tâm lý, gỡ bỏ những nguyên nhân này trẻ sẽ hết tiểu dầm. Những trường hợp này cần được bác sĩ tâm lý khám và tiến hành điều trị.

Các nguyên nhân gây tiểu dầm khác là tình trạng đa niệu về đêm [thiếu hụt hormon kháng lợi niệu hoặc còn được xem là thiếu hormon làm cô đặc nước tiểu vào ban đêm]; hoặc do trẻ chìm vào giấc ngủ sâu, khó đánh thức, khả năng tự thức giấc khi bàng quang căng đầy vào đêm của trẻ còn rất hạn chế. Ngoài ra, trẻ tiểu dầm còn có yếu tố di truyền, trong trường hợp cả ba và mẹ trẻ đều tiểu dầm thì khả năng con bị tiểu dầm tăng lên đến hơn 70% so với những trẻ bình thường khác.

Một số trẻ bị tiểu dầm kèm theo những nguyên nhân khác rất ít gặp, như mắc bệnh tiểu đường, đái tháo nhạt [tạo nước tiểu nhiều], có bất thường về hệ niệu [bị dị tật]. Vì vậy, trẻ mắc bệnh tiểu dầm cần đi khám để có thể phát hiện một số bệnh như kể trên. Khi khám, các bác sĩ sẽ làm những xét nghiệm đơn giản như tổng phân tích nước tiểu, có thể kèm siêu âm bụng, đo niệu động học để phân loại nguyên nhân tiểu dầm, từ đó có hướng điều trị thích hợp cho trẻ.

Theo bác sĩ Thoại Loan, trẻ trên 6 tuổi tiểu dầm không được điều trị sẽ khiến trẻ bối rối và không thích giao tiếp với bạn bè, không tự tin trong cuộc sống sau này, đặc biệt là khó hòa nhập cuộc sống xung quanh khi trẻ lớn lên.

Nhiều cách chữa

Bác sĩ Thoại Loan cho biết cách điều trị trước tiên là không cần dùng thuốc. Cách điều trị này cần đến sự nỗ lực của trẻ cũng như sự trợ giúp rất nhiều từ phía người nhà và cách này thường được ứng dụng trong giai đoạn đầu của việc điều trị.

Có hai cách điều trị không dùng đến thuốc, một là hạn chế cho trẻ uống nước hoặc ăn thức ăn lỏng hai giờ trước khi trẻ đi ngủ. Nhiều trẻ học bán trú, cha mẹ thường có suy nghĩ ở trường không uống nước nhiều nên lúc ở nhà thường ép trẻ uống nước.

Trong khi tỉ lệ nước ban ngày cần uống là 2/3 và đêm chỉ là 1/3. Hoặc là cần đánh thức trẻ vào ban đêm. Người mẹ tìm hiểu thời gian trẻ thường tiểu dầm để đánh thức trẻ dậy đi tiểu trước đó [trẻ thường tiểu dầm vào một thời gian cố định trong đêm, vào lúc nước tiểu đã đầy, bàng quang đủ mở, giấc ngủ đã sâu]. Cách thứ hai điều trị không cần dùng thuốc là gắn một loại máy vào bụng trẻ để khi nào bàng quang đầy sẽ đánh thức trẻ dậy đi tiểu, tuy nhiên loại máy này chưa được nhập vào nước ta. Bệnh viện Nhi Đồng 1 đang tìm hiểu nguồn hàng để nhập loại máy này về.

Khi gia đình không đồng ý hoặc đã thất bại với cách điều trị trên hoặc trẻ được chẩn đoán là bị đa niệu, lúc này các bác sĩ sẽ cho trẻ uống thuốc điều trị bệnh tiểu dầm vào ban đêm, trước khi đi ngủ. Loại thuốc này khá rẻ và được bảo hiểm y tế thanh toán. Sau 2-4 tuần uống thuốc, trẻ sẽ hết tiểu dầm và ngưng dùng thuốc. Còn với những trẻ lớn mới điều trị thì thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn.

Dù có nhiều cách điều trị bệnh tiểu dầm, nhưng các bác sĩ vẫn nhấn mạnh một trong những yếu tố điều trị thành công bệnh tiểu dầm chính là sự quyết tâm điều trị của trẻ và sự hỗ trợ của cha mẹ, gia đình trẻ.

THÙY DƯƠNG

Video liên quan

Chủ Đề