Khi thủ môn qua phần sân đối phương thì được chơi bóng bằng chân tối đa bao nhiêu lần?

Bóng đá là môn thể thao hấp dẫn và được nhiều người yêu thích. Sở dĩ như vậy bởi nó có tính chất tranh chấp, cạnh tranh đối kháng cực kỳ quyết liệt giữa 2 bên. Tuy nhiên, không vì thế mà có thể chơi bóng một cách tùy ý. Bóng nào cũng vậy, cũng như bóng đá sân cỏ, bóng đá trong nhà – Futsal cũng sở hữu những điều luật để đảm bảo trận đấu diễn ra công bằng nhất. Trong số những điều luật dành cho Futsal thì thủ môn Futsal có những quy định riêng. 

Khác với bóng đá sân cỏ, thủ môn của Futsal có thể trở thành một cầu thủ ghi bàn bất cứ lúc nào do đó điều luật về thủ môn trong Futsal được quy định rất nghiêm ngặt. Hãy cùng Tobet88 tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Điều luật đầu tiên liên quan tới thủ môn trong bộ môn bóng đá trong nhà là trang phục. Thủ môn được xem là chốt chặn cuối cùng, bảo vệ khung thành đội bóng. Chính vì thế, đây là vị trí hết sức quan trọng. Đồng thời, thủ môn sẽ có trang phục khác với các cầu thủ. 

Sở hữu vị trí đặc biệt nên thủ môn có những quy định riêng về mặt trang phục. Đồng thời vị trí này được ưu tiên sử dụng những vật dụng hỗ trợ thể thao cần thiết. Cụ thể quy định về trang phục được quy định như sau:

  • Thủ môn là vị trí được phép mặc quần áo dài tay.
  • Trang phục của thủ môn cần phải khác màu với trang phục của đồng đội. Bên cạnh đó cũng cần khác màu đối thủ và khác với màu áo trọng tài.
  • Những vật dụng hỗ trợ thể thao được phép dùng là: găng tay, bọc khuỷu tay, bao gối, giày, bọc ống đồng,…
  • Vị trí thủ môn được phép đội nón, mang những vật khác ngoài những thứ đã kể trên.
Khác với bóng đá sân cỏ, thủ môn Futsal được phép sử dụng các loại quần áo dài tay trong khi tham gia thi đấu

Lưu ý: Giày mà thủ môn mang là loại giày bóng đá chuyên dụng cho sân futsal và bắt buộc phải mang giày. Đồng thời, bọc ống đồng cần phải được bọc hoàn toàn bên trong tất.

Tuy thủ môn là vị trí cực quan trọng nhưng trong một vài trường hợp thì vị trí này vẫn bị thay thế. Những trường hợp được kể đến như sau:

  • Thủ môn Futsal bị chấn thươngkhông thể tiếp tục thi đấu.
  • Thủ môn bị phạt thẻ đỏ.
  • Đội bóng cần triển khai lối đá 5 cầu. Lúc này cần thay thủ môn.

Trường hợp thay vị trí thủ môn diễn ra thường xuyên khi thi đấu bóng đá trong nhà. Tuy nhiên, đây cũng là trường hợp hay mắc lỗi nhất. Chính vì vậy, khi thay người cần nắm kỹ những quy định để tránh mắc phải những sai lầm không đáng có. Dưới đây là cách thay người đảm bảo đúng luật ở vị trí thủ môn:

  • Khi thay thủ môn, cầu thủ cần lựa thời điểm bóng ngoài cuộc mới được ra dấu hiệu thay người cho trọng tài biết.
  • Thủ môn mới sẽ mặc trang phục của thủ môn và số áo đúng như thủ môn đó đã đăng ký.
  • Khi thủ môn được thay đi ra khỏi đường biên dọc thì lúc này thủ môn thay thế mới được vào sân. Hoàn tất thủ tục thay thủ môn thì trận đấu mới được tiếp tục lại.

Lưu ý đối với trường hợp thay đổi thủ môn Futsal như sau:

  • Nếu một cầu thủ đang ở vị trí thi đấu [không phải thủ môn] muốn được thay xuống làm thủ môn thì cần mặc đúng số áo mà cầu thủ đó đã đăng ký.
  • Mọi cầu thủ trong đội đều có thể vào vị trí thủ môn. Tuy nhiên, cần báo trước cho một trong hai trọng tài trận đấu. Việc thay thế người sẽ được diễn ra khi bóng ngoài cuộc và phải thay trang phục đúng với quy định.
  • Trong trường hợp thay người ở vị trí thủ môn Futsal sai quy định thì trận đấu vẫn được tiếp diễn. Tuy nhiên khi bóng ngoài cuộc, cầu thủ vừa vi phạm sẽ ngay lập tức bị cảnh cáo bởi trọng tài.
  • Những cầu thủ mà không mang đúng trang phục sẽ bị trọng tài yêu cầu ra khỏi sân để hoàn chỉnh, thay lại trang phục. Khi trang phục đã đảm bảo hợp với quy định, cầu thủ muốn quay lại sân thi đấu cần chờ tới lúc bóng ngoài cuộc và được sự đồng ý của một trong hai vị trọng tài.
Cần hiểu rõ về luật thay thủ môn trong bộ môn bóng đá Futsal

Phạt gián tiếp là hình thức phạt xảy ra phổ biến khi thi đấu bóng đá trong nhà. Với tình huống này, bóng sau khi sút cần phải chạm chân một cầu thủ thứ hai trước khi đi vào lưới thì bàn thắng đó mới được công nhận hợp lệ.

Sân thi đấu Futsal nhỏ hơn so với bóng đá sân cỏ, do đó luật quy định sẽ có những điểm khác biệt so với mặt sân lớn, nhất là tại vị trí thủ môn. Nếu giữ vị trí này mà không nắm được kỷ luật thì các thủ môn rất dễ xảy ra những quả phạt gián tiếp cho đội nhà. Những tình huống gây ra phạt gián tiếp ở vị trí thủ môn thường gặp như:

  • Thủ môn nhận lại bóng từ phía đồng đội sau khi phát bóng lên. Lúc này bóng chưa vượt qua phần giữa sân hoặc chưa chạm vào chân của đối phương.
  • Thủ môn dùng tay để bắt bóng, chạm bóng từ pha chuyền về của đồng đội.
  • Thủ môn dùng tay để bắt bóng, chạm bóng từ quả đá biên trả về của đồng đội.
  • Thủ môn khống chế bóng bằng chân, bằng tay ở bất kỳ vị trí thuộc phần sân đội mình quá 4 giây.
Trường hợp thủ môn bắt bóng bằng tay từ pha chuyền về của đồng đội sẽ bị phạt gián tiếp

Những lưu ý khi thực hiện quả phạt gián tiếp:

  • Quả phạt này sẽ được thực hiện trên vạch 6m, gần điểm mà thủ môn futsal phạm lỗi nhất.
  • Khi thực hiện quả phạt gián tiếp, thủ môn cần đứng trong khu phạt đền và cách bóng tối thiểu là 5m.

Đây được coi là trường hợp xấu nhất mà những thủ môn Futsal phải đối mặt. Phạt đền xảy ra khi mà các cầu thủ phạm lỗi trong chính vòng cấm thuộc khu vực sân đội mình. Trường hợp phạt đền còn xảy ra khi 2 đội hòa nhau và cần đá luân lưu để phân định thắng thua. Lúc này, vai trò sẽ đặt hết lên thủ môn. Thế nhưng các thủ môn cũng cần đảm bảo thực hiện đúng luật khi mà bắt phạt đền. Luật này được quy định chi tiết như sau:

  • Thủ môn Futsal cần đứng trên vạch vôi nối 2 cột dọc với nhau, đến khi bóng rời khỏi chân cầu thủ đội bạn [bóng bắt đầu được đưa vào cuộc].
  • Khi bóng rời khỏi đường biên ngang dù trên không hay ở dưới sân hay ra ngoài khung thành mà người chạm bóng cuối cùng là cầu thủ của đội đối phương thì thủ môn được quả ném phát bóng lên.
  • Thủ môn Futsal được ném bóng bằng tayhoàn toàn có quyền ném sang phần sân của đối thủ để phát động cuộc tấn công.
  • Cầu thủ của đội phạt đền cần đứng bên ngoài khu phạt đền đến khi mà thủ môn phát bóng lên xong.
  • Bóng được thủ môn dùng tay để đưa vào trong khu phạt đền. Bóng được tính là trong cuộc ngay sau khi ra khỏi vòng cấm địa.

Những lưu ý khi thực hiện quả đá phạt:

  • Trong trường hợp thủ môn rời khỏi vạch vôi trước khi mà cầu thủ thực hiện cú sút phạt thì quả phạt đền đó sẽ được thực hiện lại.
  • Sau khi quả phạt đền kết thúc, nếu không có bàn thắng nào được ghi thì thủ môn sẽ thực hiện pha ném bóng lên.
  • Cú phát bóng đi lên nếu đi thẳng vào cầu môn của đối thủ thì đó không được tính là một bàn thắng hợp lệ.
  • Nếu pha ném bóng lên của thủ môn Futsal bị chạm hoặc bị đá bởi đồng đội hoặc đối phương ở trong khu phạt đền thì thủ môn sẽ phải thực hiện pha ném bóng lại.
  • Thủ môn sau khi ném bóng lên mà ra khỏi khu vực phạt đền, sau đó chạm bóng lần 2 khi chưa có cầu thủ nào đá hoặc chạm bóng thì sẽ bị phạt. Trọng tài sẽ cho đội đối phương hưởng 1 quả phạt trực tiếp ở vị trí gần khu vực phạm lỗi.
  • Trường hợp sau khi ném bóng lên, thủ môn nhận lại bóng chuyền về từ đồng đội bằng tay [bằng chân] thì trọng tài sẽ cho đội đối phương 1 quả phạt gián tiếp trên vạch 6m, gần vị trí phạm lỗi.

Trong bóng đá trong nhà có những quy định phát bóng cụ thể dành cho thủ môn Futsal. Trong đó bao gồm phát bóng sống, phát bóng chết. Nếu bạn muốn chơi futsal và nắm giữ vị trí thủ môn thì cần quan tâm, tìm hiểu về vấn đề này. Nếu tận dụng tốt việc phát bóng, thủ môn sẽ là người tạo ra những tình huống tấn công và thậm chí là ghi được những bàn thắng hợp lệ.

Theo luật thủ môn Futsal, lỗi phát bóng sẽ được chia thành 2 loại chính: bóng sống và bóng chết

Tuy nhiên, trong việc phát bóng cũng rất dễ xảy ra lỗi mà thủ môn hay mắc phải, nguyên nhân chủ yếu là do sự nóng vội, hiểu sai những những điều luật quy định. Chính vì thế, sau đây sẽ là luật phát bóng được quy định cụ thể như sau:

  • Trường hợp này sẽ được thực hiện khi bóng đã đi hết đường biên ngang. Thủ môn lúc này sẽ đứng trong khu vực phạt đền, dùng tay để ném bóng vào cuộc. Lưu ý không được phép dùng chân.
  • Đồng đội nhận bóng từ pha ném bóng mà thủ môn thực hiện cần đứng ngoài vị trí khu phạt đền.
  • Thủ môn không được phép giữ bóng quá 4 giây khi đưa bóng vào trong cuộc. Điều này được hiểu là thời gian tối đa để thủ môn đưa bóng vào cuộc là 4 giây, nếu vượt qua sẽ nhận phạt.
  • Trong trường hợp thủ môn ném bóng vào cầu môn của đối phương và bóng không chạm vào cầu thủ nào thì bàn thắng đó không hợp lệ và không được tính.
  • Trường hợp này thủ môn Futsal sẽ được phép dùng chân hoặc tay để đưa bóng vào trong cuộc.
  • Khi phát bóng sống, cú sút từ chân thủ môn bay thẳng vào cầu môn của đối phương thì đó là bàn thắng hợp lệ. Trong trường hợp này thì bóng không cần chạm vào bất cứ ai.
  • Thủ môn là người được phép phát bóng sống nếu như bắt được bóng bằng tay trong khu vực vòng cấm. Pha bóng không phải do đồng đội chuyền về thì được bắt bằng tay.
  • Thủ môn cũng không được phép cầm bóng quá 4 giây như trường hợp bóng chết trước khi phát bóng.

Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về luật đối với thủ môn Futsal. Luật dành cho bóng đá trong nhà tương đối phức tạp, đa dạng. Chính vì thế, nếu muốn chơi ở vị trí này cần tìm hiểu rất nhiều. Một khi đã nắm vững được luật thì việc thi đấu sẽ trở nên tự tin hơn. Cùng với đó chúng ta cũng có thể bắt lỗi đội bạnkhiếu nại với trọng tài. Hy vọng rằng, bạn đã nắm được những điều cần biết về luật thi đấu với thủ môn Futsal. Đừng quên, truy cập Tobet88 để cập nhật thêm nhiều những thông tin thú vị.

Share on Facebook

Tweet

Follow us

Share

Share

Share

Share

Share

Video liên quan

Chủ Đề