Khó khăn học tập là gì

Những điều nên biết về khó khăn về đọc

Thế nào là Khó khăn về học?

Khó khăn về học [KKVH] là thuật ngữ dùng để chỉ các trường hợp có khó khăn đặc thù trong các kĩ năng học đường với biểu hiện chung như: không chậm phát triển trí tuệ nhưng việc lĩnh hội và vận dụng 1 hoặc một số kỹ năng học tập cơ bản [nghe, nói, đọc, viết, tính toán và suy luận] có hạn chế, khó khăn, kém hoặc chậm phát triển so với yêu cầu phát triển của độ tuổi và không thể khắc phục bằng các phương pháp hướng dẫn thông thường.

Khi trẻ còn nhỏ tuổi, sự chậm trễ này không thể hiện rõ. Đa phần khi bước vào trường tiểu học, khi phải học rất nhiều kiến thức, kĩ năng mới, những đặc điểm KKVH mới dần bộc lộ rõ ràng. Các biểu hiện này không giới hạn ở giai đoạn tiểu học, mà xuất hiện cả ở giai đoạn THCS, THPT và kéo dài suốt cuộc đời.

Có nhiều trường hợp KKVH kèm theo các rối loạn phát triển khác như tự kỉ, tăng động giảm chú ý. Giáo viên nên hiểu đặc trưng của mỗi dạng KKVH để xác định biện pháp hỗ trợ phù hợp.

Khó khăn về học cũng được gọi là Khuyết tật học tập [Learning Disabilities], rối loạn học tập [Learning Disorder], rối loạn học tập cục bộ [Specific Learning Disorders].

Nguyên nhân gây ra KKVH là gì?

Người ta cho rằng KKVH có căn nguyên sinh học [sự bất hoàn thiện trong chức năng hoạt động của não bộ], là cơ sở dẫn tới quá trình nhận thức của trẻ KKVH có gì đó bất hợp lí, khiến rối loạn khả năng cảm nhận hay xử lí một cách hiệu quả và chính xác thông tin, thể hiện ở các hành vi học tập [đọc, viết, tính toán, ..] bất thường.

KKVH không phải là bệnh, mà đúng hơn là những thói quen cố định trong xử lí thông tin.

Trong quá trình học tập, có những loại thông tin có thể xử lí bình thường, có loại thông tin thì không, từ đó dẫn đến sự lệch lạc trong các khả năng học tập và dẫn tới những phong cách học tập rất đặc thù.

Những nguyên nhân gây ra KKVH không liên quan đến các khiếm khuyết về nghe [khiếm thính], nhìn [khiếm thị], trí tuệ [khuyết tật trí tuệ], rối loạn cảm xúc, hành vi [tự kỉ, tăng động giảm chú ý], phương pháp giảng dạy, điều kiện kinh tế, môi trường, ngôn ngữ, văn hóa.

Có các dạng KKVH cơ bản nào? Biểu hiện thường gặp là gì?

Căn cứ vào các kĩ năng học đường có khó khăn đặc thù, có thể chia KKVH thành 3 dạng cơ bản: Khó khăn về đọc, Khó khăn về viết, Khó khăn về tính toán.

Khó khăn về đọc

  • Kém khả năng nhận thức âm vị, giải mã chữ - âm
  • Không thể đánh vần thầm rồi tổng hợp đọc trơn

[luôn phải đánh vần rồi đọc]

  • Khi đọc câu, không biết ngắt nghỉ đúng chỗ.
  • Hay đọc nhầm những từ trông gần giống nhau
  • Không đọc được một số âm, vần đặc biệt
  • Nhảy từ, nhảy dòng khi đọc
  • Đọc lắp bắp, hay thay đổi cách đọc, cũng có khi đọc lí nhí hoặc liến láu
  • Với bài đọc dài nhiều câu, không biết là đang đọc đến đâu.
  • Đọc nhảy dòng, nhảy chữ
  • Không hiểu ý câu văn, bài đọc

Khó khăn về viết

  • Viết chữ ngược [chữ gương]

Không chép được bài trên bảng

  • Không nghe viết được
  • Viết sai, viết thiếu, lặp chữ/từ
  • Chữ viết lộn xộn, nghệch ngoạc, chậm
  • Không nhớ đang viết đến đâu, viết vào đâu
  • Không biết viết câu văn

hó khăn về tính toán

  • Kém nhận biết khái niệm số

10+5

=

Không thể tính nhẩm, không thể tính có nhớ

  • Hay tính nhầm, tính sai.
    1. Những khó khăn bất thường trong năng lực học tập [Đánh giá các kĩ năng học đường]: nắm bắt những biểu hiện bất thường, những khó khăn đặc thù riêng, sự chậm trễ hoặc lệch lạc trong phát triển các kỹ năng học đường [nghe, nói, đọc, viết, tính toán, suy luận] trong sự so sánh với chuẩn phát triển của độ tuổi
    2. Sự phát triển [Đánh giá phát triển]: nắm bắt đặc điểm phát triển để làm sáng tỏ sự khác biệt với những khó khăn trong học tập gây ra do hoàn cảnh, điều kiện môi trường, do khiếm khuyết khác.

    Những hỗ trợ nào dành cho HS KKVH?

    Ngoài 3 phương hướng hỗ trợ như trên, để việc hỗ trợ, hướng dẫn HS KKVH đạt hiệu quả, cần lưu ý:

    • Kiểm tra khả năng hiểu, khả năng nhận thức, mong muốn của HS
    • Sắp xếp môi trường học tập hợp lí với khả năng hoạt động, quan sát, tập trung, chú ý
    • Điều chỉnh phương pháp, biện pháp hướng dẫn, hình thức hoạt động
    • Cùng HS xây dựng các quy định trong học tập, xác định các mục tiêu học tập, tăng cường sự tự tin, làm chủ các biện pháp học tập.
    • Kết hợp với cha mẹ, các giáo viên khác trong biện pháp hướng dẫn, giáo dục.

    =====================================================

    Xây dựng tài liệu: TS. Nguyễn Thị Cẩm Hường

    Khoa Giáo dục đặc biệt Trường ĐHSPHN. Contact:

    Có thể cập nhật thông tin về tác giả tại Homepage:

    //sites.google.com/site/camhuongsphn/overview

  • Rối loạn phát triển lan tỏa
  • Những điều nên biết về khó khăn về đọc
  • Dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triển thể chất
  • Video liên quan

Chủ Đề