Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 180

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 41: Năng lượng - Chân trời sáng tạo được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 41: Năng lượng - Chân trời sáng tạo

Giải câu hỏi mở đầu trang 177 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Hằng ngày, em thường thực hiện rất nhiều các hoạt động như: Kéo đẩy đồ vật, đi bộ, đi xe đạp,… Tất cả các hoạt động này đều cần có năng lượng. Mặt khác, khi thực hiện các hoạt động đó em đã tác dụng lực lên các vật. Vậy, giữa năng lượng và lực tác dụng lên các vật có liên hệ với nhau như thế nào?

Lời giải:

Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

1. Các dạng năng lượng

Giải câu hỏi thảo luận 1 mục 1 trang 177 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Hãy nêu các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày của em có sử dụng các dạng năng lượng như động năng, quang năng, nhiệt năng, điện năng, hóa năng.

Lời giải:

- Động năng: các phương tiện giao thông chạy trên đường, con chim đang bay, …

- Quang năng: Ngọn lửa phát ra ánh sáng, mắt trời phát ra ánh sáng, bóng đèn, …

- Nhiệt năng: bàn là ủi quần áo, máy sưởi,…

- Điện năng: trạm phát điện gió, thủy điện,…

- Hóa năng: năng lượng trong cục pin, xăng dầu,…

Giải luyện tập mục 1 trang 178 SGK KHTN lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Kể tên dạng năng lượng có liên quan đến hoạt động được mô tả trong hình sau:

Lời giải:

Dạng năng lượng có liên quan đến hoạt động được mô tả ở hình là động năng, thế năng đàn hồi.

Giải câu hỏi thảo luận 2 mục 1 trang 179 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Em hãy nêu một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là liên tục, được coi là vô hạn và một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là hữu hạn.

Lời giải:

- Một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là liên tục, vô hạn là: quang năng từ mặt trời, năng lượng từ gió,…

- Một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là hữu hạn là: năng lượng trong cục pin, năng lượng trong ắc quy, …

Giải câu hỏi thảo luận 3 mục 1 trang 179 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Theo em, những dạng năng lượng nào trong quá trình khai thác – sử dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường? Nêu một số ví dụ.

Lời giải:

Những dạng năng lượng trong quá trình khai thác ảnh hưởng đến môi trường là: năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên. Ví dụ như: Sự cố tràn dầu khi vận chuyển trên biển, ô nhiễm từ nhà máy nhiệt điện than, khí tự nhiên gây ra hiệu ứng nhà kính do lượng cacbon đioxide sinh ra đã thải vào khí quyển.

2. Đặc trưng của năng lượng

Giải câu hỏi thảo luận 4 mục 2 trang 179 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Quan sát thí nghiệm trong hình 41.2, sau khi buông vật 1, nó chuyển động xuống phía dưới và va chạm với vật 2, đẩy vật 2 chuyển động. Hãy cho biết năng lượng ban đầu của vật 1 trong trường hợp nào lớn hơn? Vì sao? Lực do vật 1 tác dụng lên vật 2 khi va chạm trong trường hợp nào lớn hơn?

Lời giải:

Năng lượng ban đầu của vật 1 trong trường hợp a lớn hơn vì ở trường hợp a, vật 1 ở trên cao hơn.

Lực do vật 1 tác dụng lên vật 2 khi va chạm trong trường hợp a lớn hơn.

Giải luyện tập mục 2 trang 179 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Trong hình 41.1c, khi lò xo bị nén nhiều hơn thì năng lượng của nó sẽ tăng hay giảm? Lực lò xo tác dụng lên tay sẽ thay đổi như thế nào?

Lời giải:

Khi lò xo bị nén nhiều hơn thì năng lượng của nó sẽ tăng. Lực lò xo tác dụng lên tay thay đổi đó là khi càng nén nhiều thì lực tác dụng càng mạnh.

3. Nhiên liệu và năng lượng tái tạo

Giải câu hỏi thảo luận 6 mục 3 trang 180 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Ở bài 12, các em đã biết một số nhiên liệu và tính chất của chúng. Vậy khi bị đốt cháy, nhiên liệu giải phóng năng lượng dưới dạng nào? Biểu hiện nào thể hiện các dạng năng lượng đó?

Lời giải:

- Khi bị đốt cháy, nhiên liệu giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt năng và quang năng.

- Biểu hiện để nhận ra các dạng năng lượng đó là có nhiệt độ cao và ánh sáng từ ngọn lửa phát ra.

Giải câu hỏi thảo luận 7 mục 3 trang 180 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Các nhà máy điện ở hình 41.4 sử dụng năng lượng gì? Nguồn cung cấp những năng lượng đó có đặc điểm gì chung? Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng, chúng thuộc dạng năng lượng nào?

Lời giải:

Các nhà máy điện ở trong hình sử dụng: Năng lượng từ mặt trời [hình a], năng lượng từ gió [hình b], năng lượng từ nước [hình c].

- Đặc điểm chung của những nguồn năng lượng đó là đều là nguồn năng lượng tái tạo.

- Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng, chúng thuộc dạng năng lượng vô hạn.

Giải vận dụng mục 3 trang 181 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Khi bắn cung, mũi tên nhận được năng lượng và bay đi. Mũi tên có năng lượng ở dạng nào?

Lời giải:

Khi bắn cung, mũi tên nhận được năng lượng và bay đi. Mũi tên có năng lượng ở dạng thế năng đàn hồi.

Giải bài 1 trang 182 SGK KHTN lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Lấy ví dụ chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

Lời giải:

Ví dụ:

Năng lượng gió càng lớn thì khả năng tác dụng lực lên mọi vật càng lớn. Khi gió nhẹ thì cây chỉ lay chuyển nhẹ, nhưng khi có bão lớn thì cây có thể bị quật đổ.

Giải bài 2 trang 182 SGK KHTN lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Hãy nêu một số nhiên liệu thường dùng và sự ảnh hưởng của việc sử dụng các nhiên liệu đó đối với môi trường.

Lời giải:

- Khí thiên nhiên dùng làm nhiên liệu trong công nghiệp [lò gạch, lò gốm,…] khi đốt thải ra rất nhiều khí cacbon dioxit gây hiệu ứng nhà kính.

- Dầu mỏ được vận chuyển bằng đường biển gây ra sự cố tràn dầu ảnh hưởng đến môi trường biển.

Giải bài 3 trang 182 SGK KHTN lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Hãy chọn tên dạng năng lượng ở cột A phù hợp với tất cả các nguồn cung cấp ở cột B.

A: Dạng năng lượng

B: Nguồn cung cấp

1. Cơ năng

a] Đèn LED, Mặt Trăng, Mặt Trời

2. Nhiệt năng

b] Gas, pin, thực phẩm

3. Điện năng

c] Quả bóng đang lăn, lò xo dãn, tàu lượn trên cao

4. Quang năng

d] Lò sưởi, Mặt Trời, bếp gas

5. Hóa năng

e] Pin mặt trời, máy phát điện, tia sét

Lời giải:

1 – c

2 – d

3 – e

4 – a

5 – b

Giải bài 4 trang 182 SGK KHTN lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Hoàn thành các thông tin bằng cách đánh dấu vào cột phù hợp theo mẫu bảng sau:

Loại năng lượng

Tái tạo

Chuyển hóa toàn phần

Sạch

Ô nhiễm môi trường

Năng lượng dầu mỏ

Năng lượng mặt trời

Năng lượng hạt nhân

Năng lượng than đá

Lời giải:

Loại năng lượng

Tái tạo

Chuyển hóa toàn phần

Sạch

Ô nhiễm môi trường

Năng lượng dầu mỏ

X

X

Năng lượng mặt trời

X

X

Năng lượng hạt nhân

X

X

Năng lượng than đá

X

X

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng - Chân trời sáng tạo file PDF hoàn toàn miễn phí.

Hướng dẫn trả lời Câu hỏi mục 1, 2, 3 trang 179, 180, 181 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể – Chương 10 Trái đất và bầu trời 

Có người nói ban ngày Mặt Trời chuyển động trên bầu trời từ Đông sang Tây. Em nghĩ gì về điều này?

Chúng ta ở trên Trái Đất, mà Trái Đất thì quay xung quanh Mặt Trời. Do đó, ta có cám giác ban ngày Mặt Trời chuyển động trên bầu trời từ Đông sang Tây.

I. Chuyển động “nhìn thấy” và chuyển động “thực”

Tìm thêm ví dụ về chuyển động nhìn thấy và chuyển động thực.

Ví dụ:

Khi ta ngồi trong ô tô, nhìn ra bên ngoài ta thấy hàng cây bên đường đang đi về phía ta thì chuyển động của hàng cây là chuyển động “nhìn thấy”, chuyển động của ta trong ô tô là chuyển động “thực”.

II. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

1. Mặt Trời mọc và lặn

CH1. Theo em, có thể giải thích hiện tượng từ Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời chuyển động từ Đông sang Tây bằng cách khác được không? Hãy sử dụng nội dung đã học ở mục I để giải thích hiện tượng này.

Do Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông nên chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời quanh Trái Đất có chiều ngược lại là từ Đông sang Tây.

2. Giải thích chuyển động của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất

CH2. Hình 52.2 có mô tả đúng sự quay của Trái Đất quanh trục của nó không?

Hình 1.2 mô tả đúng sự quay của Trái Đất quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.

HĐ1. Mặt Trời lúc nào cũng chiếu sáng Trái Đất. Tại sao trên Trái Đất lại có ngày và đêm liên tiếp? Hãy dùng quả địa là mô hình của Trái Đất được chiếu sáng bởi ánh sáng Mặt Trời để minh họa câu trả lời của em.

Mặt Trời lúc nào cũng chiếu sáng Trái Đất nhưng trên Trái Đất lại có ngày và đêm liên tiếp là do Trái Đất lúc nào cũng quay quanh trục của nó nên khi quay phần nhận được ánh sáng sẽ là ban ngày, phần không nhận được ánh sáng là ban đêm. Chúng xen kẽ nhau tạo ra ngày và đêm liên tiếp.

HĐ2. Hình 52.3 là ảnh chụp Trái Đất từ vệ tinh nhân tạo. Mỗi ảnh chỉ ghi được các vùng lãnh thổ của một nửa phần Trái Đất. Tại sao? Hai ảnh này được chụp cách nhau ít nhất là bao nhiêu giờ?

– Mỗi ảnh chỉ ghi được các vùng lãnh thổ của một nửa phần Trái Đất vì Trái Đất hình cầu.

– Hai ảnh này được chụp cách nhau ít nhất là 12 giờ.

III. Phân biệt các thiên thể

Spút-nhích là vệ tinh nhân tạo đầu tiên được Liên Xô [cũ] phóng lên bầu trời vào năm 1957, bay được 1440 vòng quanh Trái Đất, mỗi vòng hết 96 phút 17 giây.

Spút-nhích có phải là một thiên thể không? Tại sao?

Thiên thể là tên gọi chung của các vật thể tự nhiên tồn tại trong không gian vũ trụ.

Spút-nhích không phải là một thiên thể vì nó là nhân tạo chứ không phải là vật thể tự nhiên.

Video liên quan

Chủ Đề