Khoảng cách giữa Mặt Trời và trái đất bao nhiêu km?

Đối với những bạn đam mê Thiên văn học, Trái Đất và các vật thể trong Hệ Mặt Trời luôn là chủ đề hấp dẫn nhất. Trong bài viết này, hãy cùng DINHNGHIA tìm hiểu các sự thật thú vị về Trái Đất nhé!

Nội dung bài viết

Khoảng cách giữa Trái Đất đến Mặt Trời

Sở hữu bán kính lên tới 695,508km, Mặt Trời là ngôi sao trung tâm chiếu sáng cho toàn bộ Hệ Mặt Trời của chúng ta. Mặt Trời sở hữu nhiệt độ bề mặt lên đến khoảng 6000 độ C, nhiệt độ ở lõi có thể đạt đến 15 triệu độ C.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là khoảng 151.33 triệu km

Được hình thành từ 4.6 tỷ năm về trước, Hệ Mặt Trời bao gồm 7 hành tinh. Trong đó, Trái Đất là hành tinh thứ 3, cũng là hành tinh duy nhất có sự tồn tại của sự sống. Sở dĩ Trái Đất được gọi là Hành tinh nước vì 2/3 bề mặt của hành tinh được bao phủ bởi đại dương. Sẽ mất khoảng 151.33 triệu km để có thể đi từ Trái Đất đến Mặt Trời – ngôi sao đang chiếu sáng cho nó. Con số này tương ứng với khoảng 8.32 phút ánh sáng, hay xấp xỉ 1 đơn vị thiên văn.

Khoảng cách giữa Trái Đất đến Mặt trăng

Bất kỳ vật thể tự nhiên nào có quỹ đạo xoay quanh một hành tinh hoặc một tiểu hành tinh sẽ có tên gọi là “Vệ tinh tự nhiên”. Mặt Trăng chính là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất và sở hữu kích cỡ lớn thứ 5 trong số các vệ tinh tự nhiên trong Hệ Mặt Trời nơi chúng ta đang sinh sống.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng là vào khoảng 384.403km

Khoảng cách tính từ tâm Trái Đất đến Mặt Trăng là vào khoảng 384.403km, tức là gấp khoảng 30 lần đường kính của Trái Đất và tương đương với 0.0026AU. Khi xoay quanh Trái Đất, từ trường trên Mặt Trăng sẽ ảnh hưởng đến một số điểm nhất định, từ đó tạo nên hiện tượng thủy triều dâng mà chúng ta hay thấy.

Khoảng cách giữa Trái Đất đến Sao Thủy

Có kích thước chỉ nhỉnh hơn Mặt Trăng một chút, Sao Thủy là hành tinh nằm gần Mặt Trời nhất. Cũng vì thế, chu kỳ xoay quanh Mặt Trời của Sao Thủy chỉ vào khoảng 88 ngày, khoảng cách từ Trái Đất đến sao Thủy là vào khoảng 99.47 triệu km.

Khoảng cách giữa Trái Đất đến Sao Thủy là vào khoảng 99.47 triệu km

Biên độ nhiệt trong một ngày của Sao Thủy là rất lớn và khắc nghiệt, khi nhiệt độ ban ngày – dưới sức nóng trực tiếp từ mặt trời – có thể lên đến 450 độ C, tuy nhiên vào ban đêm, Sao Thủy trở nên lạnh giá với nhiệt độ chạm ngưỡng -173 độ C. Sao Thủy là một trong 4 hành tinh rắn [bên cạnh Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa] và sở hữu lượng kim loại Sắt nhiều nhất trong Hệ Mặt Trời.

Khoảng cách giữa Trái Đất đến Sao Kim

Ở vị trí thứ hai tính từ Mặt Trời, Sao Kim có chu kỳ vào khoảng 225 ngày và là hành tinh có mật độ không khí trong khí quyển dày nhất trong 4 hành tinh đất đá và sẽ mất một khoảng cách vào khoảng 125.81 triệu km để di chuyển từ Trái Đất đến Sao Kim. Cũng vì thế, áp lực không khí ở đây là vô cùng lớp, đủ sức để “đè bẹp” cơ thể của các sinh vật trên Trái Đất ngay lập tức.

Khoảng cách giữa Trái Đất đến Sao Kim là 125.81 triệu km

Dù nằm cách xa Mặt Trời hơn Sao Thủy, nhiệt độ bề mặt của Sao Kim lại nóng hơn và đạt khoản 462 độ C, biến nó thành hành tinh nóng nhất Hệ Mặt Trời. Sao Kim sẽ đạt độ sáng cực đại vào ngay thời điểm hoàng hôn hay bình minh trên Trái Đất, chính vì thế chúng ta vẫn thường nghe dân gian gọi Sao Kim là Sao Hôm [vào hoàng hôn] hay Sao Mai [vào bình minh].

Khoảng cách giữa Trái Đất đến Trái Đất

Là hành tinh duy nhất ghi nhận sự xuất hiện sự sống, Trái Đất đứng vị trí thứ 3 trong Hệ Mặt Trời. Với 2/3 bề mặt là nước, Trái Đất còn được gọi là Hành tinh xanh hay Địa Cầu.

Khoảng cách giữa Trái Đất đến Trái Đất

Bề mặt của Trái Đất là sự kết hợp của các mảng kiến tạo, chúng di chuyển chậm rãi dưới tác động của lớp dung nham phía dưới qua hàng triệu năm, va chạm và tạo nên các loại địa hình đa dạng. Như đã đề cập trước đó, Trái Đất là một trong số ít những hành tinh sở hữu vệ tinh tự nhiên quanh quanh nó, chính là Mặt Trăng.

Khoảng cách giữa Trái Đất đến Sao Hỏa

Hành tinh thứ 4 trong Hệ Mặt Trời là Sao Hỏa, một hành tinh sở hữu sắc đỏ từ thành phần sắt oxit có nhiều trên bề mặt của nó. Nhiệt độ bề mặt của Sao Hỏa tương đối thấp, ấm nhất vào khoảng 20 độ C và thấp nhất có thể xuống tới -153 độ C khiến nước trên toàn bộ bề mặt bị đóng băng.

Khoảng cách giữa Trái Đất đến Sao Hỏa

Sao Hỏa có 2 vệ tinh xoay quanh nó, chúng được cho là những tiểu hành tinh có hình thù kỳ dị đã vô tình bị “bắt phải” vào vùng từ trường của “Hành tinh đỏ”. Mất khoảng 0.67AU để đến Sao Hỏa và tính đến nay, chúng ta đã thu thập được bằng chứng ghi nhận việc có nước lỏng chảy trên bề mặt Sao Hỏa trong những giai đoạn nhất định trong năm, khi nhiệt độ tại các cực trở nên ấm hơn.

Khoảng cách giữa Trái Đất đến Sao Mộc

Là hành tinh thứ 5 tính từ Mặt Trời, Sao Mộc cách Trái Đất 872.24 triệu km và sở hữu kích thước lớn nhất trong Thái Dương Hệ. Đây được xem là một “quả cầu khí” khổng lồ với khối lượng gấp 2 lần rưỡi tổng khối lượng của tất cả các hành tinh còn lại trong hệ.

Khoảng cách giữa Trái Đất đến Sao Mộc là 872.24 triệu km

Thành phần chủ yếu của Sao Mộc là khí hydro và heli, đồng thời những vật chất tồn tại trên bề mặt của Sao Mộc chủ yếu đề nằm ở thế khí hoặc lỏng. Có ít nhất 80 vệ tinh tự nhiên xoay quanh hành tinh này, bao gồm 4 vệ tinh lớn – trong đó vệ tinh tự nhiên lớn nhất với đường kính lớn hơn cả Sao Thủy.

Khoảng cách giữa Trái Đất đến Sao Thổ

Cách Trái Đất 1.48 tỉ km, Sao Thổ hay hay Thổ Tinh là hành tinh thứ 6 trong hệ mặt trời. Đây là hành tinh có đường kính lớn thứ hai, sau Sao Mộc, và là một hành tinh khí. Bán kính của Sao Thổ gấp 9 lần Trái Đất, sở hữu màu vàng nhạt cùng một vành đai đặc trưng xoay quanh nó.

Khoảng cách giữa Trái Đất đến Sao Thổ là 1.48 tỉ km

Hệ thống vành đai của Sao Thổ bao gồm 9 vành đai chính, 3 vòng cung đứt đoạn và 82 vệ tinh tự nhiên đã được biết đến. Bầu khí quyển của Sao Thổ vô cùng hỗn loạn với những cơn bão điện từ xảy ra liên tục cùng với tốc độ gió lên đến 1800km/h.

Khoảng cách giữa Trái Đất đến Sao Thiên Vương

Hành tinh thứ 7 trong Hệ mặt trời mang tên Sao Thiên Vương, Sao Thiên Vương cách Trái Đất khoảng 3.08 tỉ km và là hành tinh khí lớn thứ 3 và thường được các nhà khoa học gọi với cái tên “hành tinh băng khổng lồ”. Đây là hành tinh có bầu khí quyển lạnh nhất trong Hệ Mặt Trời khi nhiệt độ cực tiểu có thể lên đến -224 độ C.

Khoảng cách giữa Trái Đất đến Sao Thiên Vương khoảng 3.08 tỉ km

Điểm khác biệt độc nhất vô nhị của Sao Thiên Vương chính là độ nghiêng rất lớn của trục tự quay khi nó gần như song song với mặt phẳng quỹ đạo của hành tinh. Chính vì thế, hai cực của Sao Thiên Vương gần như nằm trùng với đường xích đạo.

Khoảng cách giữa Trái Đất đến Sao Hải Vương

Hành tinh thứ 8 trong Hệ mặt trời, Hải Vương Tinh cách xa Mặt trời khoảng 4.47 tỉ km [gấp 30 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời] và cách Trái Đất vào khoảng 4.55 tỉ km. Đây là hành tinh đầu tiên được tìm thấy thông qua việc tính toán lý thuyết, dựa vào quỹ đạo nhiễu loạn bất thường của Sao Thiên Vương, người ta đã đưa ra giả thuyết về một hành tinh khác hơn đang tác động trực tiếp lên quỹ đạo của hành tinh này.

Khoảng cách giữa Trái Đất đến Sao Hải Vương vào khoảng 4.55 tỉ km

Thành phần của Sao Hải Vương rất giống với Sao Diêm Vương, chưa rất nhiều phân tử băng và được các nhà khoa học phân loại vào “hành tinh băng khổng lồ”. Trên bề mặt của Sao Hải Vương xuất hiện những Vết Tối Lớn, là nơi xảy ra biến động thời tiết mạnh được duy trì liên tục bởi những cơn gió với tốc độ lên đến 2100 km/h.

Khoảng cách giữa Trái Đất đến Sao Diêm Vương

Từng được xem là một hành tinh trong Hệ Mặt Trời, Sao Diêm Vương được cấu tạo chủ yếu từ hai nguyên tố đá và băng. Hải Vương Tinh sở hữu kích thước khá nhỏ với khối lượng chỉ bằng khoảng 1/5 khối lượng của Trái Đất và cách Trái Đất khoảng 5.13 tỉ km.

Khoảng cách giữa Trái Đất đến Sao Diêm Vương là 5.13 tỉ km

Vào cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, nhiều vật thể có cấu trúc tương tự Sao Diêm Vương đã được tìm thấy ở khu vực phía ngoài Hệ Mặt Trời. Chính vì thế, ngày 24 tháng 8 năm 2006, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế đã lần đầu đưa ra các định nghĩa về một hành tinh, đồng thời xếp loại Sao Diêm Vương thuộc vào “Hành tinh lùn”.

Xem thêm:

  • Cấu tạo bên trong của Trái đất, Vị trí hình dạng, Kích thước của Trái đất
  • Cực quang là gì? Nguyên nhân và Tính chất của hiện tượng cực quang
  • Đơn vị thiên văn là gì? 1 đơn vị thiên văn bằng bao nhiêu km, m?

Trên đây là bài viết chi tiết về khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời cũng như đến các hành tinh khác. Nếu bạn có hứng thú tìm hiểu về những hành tinh xung quanh chúng ta, hãy tham khảo bài viết này nhé!

Khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời bao nhiêu km?

Các nhà thiên văn học sử dụng một đơn vị đo để đo khoảng cách giữa các thiên thể trong hệ Mặt trời, được gọi là AU [Astronomical Unit], hay nghĩa tiếng Việt là Đơn vị Thiên văn. Khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời là 149.597.870.700 mét [149,6 triệu km].

Mặt Trời là bao nhiêu km?

Bán kính trung bình của Mặt Trời là 696.000 km và đường kính của nó vào khoảng 1,392 triệu km. Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ [NASA], bạn hoàn toàn có thể xếp 109 Trái Đất nằm vắt ngang qua bề mặt Mặt Trời.

Mặt Trời cách Trái Đất bao nhiêu AU?

Nguyên nhân do khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời không phải là bất biến [nó thay đổi từ 09832898912 đến 10167103335 AU] và, khi Trái Đất ở gần Mặt Trời hơn [điểm cận nhật], trường hấp dẫn của Mặt Trời mạnh hơn và Trái Đất chuyển động nhanh hơn trên quỹ đạo của nó.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời bao nhiêu ánh sáng?

Khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời là 150 triệu km, tương đương 8 phút ánh sáng và 1 đơn vị vũ trụ AU. [Ảnh: Earthsky] Trong thế kỷ 20, nhà thiên vănRobert Burnham Jr đã tìm ra cách diễn đạt khoảng cách trong vũ trụ hiệu quả và dễ hiểu hơn, đó là sử dụng năm ánh sáng.

Chủ Đề