Kiểm tra định tính là gì

Nghiên cứu định lượng là những nghiên cứu hướng vào việc thiết kế những quan sát định lượng các biến, phương pháp đo lường, phân tích mẫu và kiến giải mối quan hệ giữa các biến bằng các quan hệ định lượng. Việc suy diễn và giải thích các hiện tượng là dựa trên việc thu thập và phân tích những số liệu trước đó.

2. Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính là những nghiên cứu đề cập nhiều hơn vào sự đa dạng, kết cấu và cảm giác từ những biểu hiện của số liệu bởi vì việc nhận định và giải thích các hiện tượng là dựa trên sự nhìn nhận và khả năng tổng hợp của nhà nghiên cứu qua quá trình phát triển của những hiện tượng.

3. Định lượng vs định tính

Nghiên cứu định lượng và định tính mâu thuẫn với nhau nhưng chúng lại bổ sung cho nhau trong nhiều phương pháp. Bởi vì, tất cả các nghiên cứu đều chọn lọc và phân tích một cách hệ thống dữ liệu, đồng thời khảo sát một cách cẩn thận những trường hợp đối với những vấn đề nghiên cứu để tìm hiểu và giải thích chúng.

  • Một trong những sự khác nhau cơ bản giữa định tính và định lượng là từ bản chất của dữ liệu. Dữ liệu “mềm” là loại dữ liệu có tính chất cảm tính, dưới hình thức những cảm giác, những từ ngữ, câu cú, hình ảnh, ký hiệu…, với những chiến lược nghiên cứu và thu thập dữ liệu mang tính kỹ thuật hơn dữ liệu “cứng”, dưới hình thức là những con số.
  • Sự khác nhau còn lại là những nghiên cứu định tính và định lượng thường xuất phát từ những giả định khác nhau và những mục tiêu khác nhau về vấn đề nghiên cứu. Với những giả định và mục tiêu khác nhau có thể giúp cho nhà nghiên cứu quyết định nghiên cứu định tính hay định lượng.

Nghiên cứu định lượng nếu dựa trên những tiêu chuẩn của nghiên cứu định tính thì thường thất bại và ngược lại và cách tốt nhất là đánh giá đúng sức mạnh của mỗi cách được đưa ra.

Để đánh giá đúng sức mạnh của mỗi cách, việc tìm hiểu những định hướng riêng của những nhà nghiên cứu là rất quan trọng. Hầu như tất cả các nhà nghiên cứu định lượng đều dựa vào phương pháp tiếp cận thực chứng. Họ sử dụng phối cảnh dưới quan điểm của những nhà kỹ thuật, áp dụng “lập luận tái thiết” [re-constructed logic] và đi theo hướng nghiên cứu đường kẻ. Họ gọi đó là “những biến số và giả thuyết”. Những nhà nghiên cứu định lượng nhấn mạnh việc đo lường những biến số và kiểm tra giả thuyết được liên kết để từ đó đưa ra những lời giải thích nhân quả chung.

Định tính vs định lượng

Để định hướng cho những nghiên cứu là định tính hay định lượng đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải mất nhiều thời gian, công sức để hiểu được sự khác nhau về phương pháp thực hiện và nhận ra những bổ sung lẫn nhau của nghiên cứu định tính và định lượng

Nghiên cứu định tính [Qualitative research] và nghiên cứu định lượng [Quantitative research] là hai phương pháp thường được sử dụng trong các dự án nghiên cứu thị trường, đánh giá, khảo sát hoặc điều tra. Vậy bản chất của các phương pháp này là gì? Có sự khác biệt gì giữa chúng không? Ưu, nhược điểm của từng phương pháp là gì và nên có thể sử dụng chúng trong những trường hợp nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong chuỗi các bài chia sẻ của MCG.

Nội dung chính Show

Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng là gì?

Nghiên cứu định tính[Qualitative research] là phương pháp thu thập các thông tin và dữ liệu dưới dạng phi số để có được các thông tin chi tiết về đối tượng nghiên cứu, khảo sát hoặc điều tra [dưới đây gọi chung là đối tượng nghiên cứu] nhằm phục vụ mục đích phân tích hoặc đánh giá chuyên sâu. Các thông tin này thường được thu thập thông qua phỏng vấn, quan sát trực tiếp hay thảo luận nhóm tập trung sử dụng câu hỏi mở, và thường được áp dụng trong trường hợp mẫu nghiên cứu nhỏ, có tính tập trung.

Nghiên cứu định lượng [Quantitative research] là phương pháp thu thập các thông tin và dữ liệu dưới dạng số học, số liệu có tính chất thống kê để có được những thông tin cơ bản, tổng quát về đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ mục đích thống kê, phân tích; hay nói cách khác là lượng hoá việc thu thập và phân tích dữ liệu. Các thông tin, dữ liệu thường được thu thập thông qua khảo sát sử dụng bảng hỏi trên diện rộng và thường được áp dụng trong trường hợp mẫu nghiên cứu lớn.

Ảnh: //www.questionpro.com/blog/quantitative-research-vs-qualitative-research/

Các công cụ nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng phổ biến

Trên thực tế, có rất nhiều công cụ nghiên cứu định tính và định lượng hỗ trợ thu thập dữ liệu. Tuỳ theo mục đích sử dụng, người dùng có thể lựa chọn công cụ phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất. Bài viết này sẽ tập trung giới thiệu các công cụ phổ biến, thường được sử dụng trong các dự án tư vấn nghiên cứu, đánh giá, khảo sát và điều tra.

Công cụ nghiên cứu định tính

Phỏng vấn sâu [in-depth interview] là phương pháp thu thập thông tin định tính thông qua việc trao đổi, trò chuyện và phỏng vấn trực tiếp với một đối tượng nghiên cứu. Ở đó, đối tượng nghiên cứu [người được phỏng vấn] có thể thoải mái chia sẻ những ý kiến và quan điểm cá nhân, giúp người thực hiện nghiên cứu [người phỏng vấn] khai thác một cách chi tiết, đi sâu vào nhiều khía cạnh của vấn đề. Người phỏng vấn có thể sử dụng các câu hỏi soạn sẵn hoặc không, thường là câu hỏi mở [không cho sẵn phương án trả lời], để thực hiện phỏng vấn sâu và thu thập thông tin từ người trả lời một cách linh hoạt, đầy đủ nhất.

Một số hình thức phỏng vấn sâu thường được sử dụng trong nghiên cứu, khảo sát, điều tra là: phỏng vấn có cấu trúc [structured in-depth interview], phỏng vấn bán cấu trúc [semi-structured interview] hoặc phỏng vấn tự do [unstructured interview]. Thảo luận nhóm tập trung/ Thảo luận nhóm/ Phỏng vấn nhóm [focus group discussion] là phương pháp thu thập thông tin định tính thông qua việc trao đổi, trò chuyện và thảo luận với một nhóm đối tượng nghiên cứu. Tại đây, người tham gia có thể cùng bày tỏ, chia sẻ ý kiến và thảo luận để đưa ra ý kiến thống nhất về vấn đề đặt ra. Nếu phỏng vấn sâu giúp người hỏi thu thập thông tin, ý kiến đánh giá của cá nhân thì thảo luận nhóm sẽ thu được kết quả mang tính đa chiều, khách quan dưới nhiều góc độ của một nhóm đối tượng nghiên cứu điển hình.

Công cụ nghiên cứu định lượng

Khảo sát sử dụng bảng hỏi [questionnaire survey] là phương pháp thu thập thông tin định lượng trên diện rộng, sử dụng bảng câu hỏi [bảng hỏi] khảo sát, điều tra; trong đó, tổng hợp tất cả các câu hỏi đã soạn sẵn để thu thập thông tin từ đối tượng nghiên cứu. Các câu hỏi thuờng ở dạng đóng với phương án trả lời cho sẵn và/hoặc có thêm lựa chọn mở để người trả lời chia sẻ, giải thích thêm cho câu trả lời của mình.

Bảng câu hỏi được chuẩn bị sẵn và gửi đến cho đối tượng nghiên cứu tự trả lời thông qua các hình thức phổ biến như khảo sát trực tuyến [online survey] gửi đường link khảo sát đến người trả lời, khảo sát qua điện thoại [telephone survey] gọi điện thoại phỏng vấn đối tượng nghiên cứu và giúp họ điền vào bảng hỏi, hoặc khảo sát phát bảng hỏi trực tiếp cho người trả lời tự hoàn thiện.

Như đã đề cập, tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng mà người dùng có thể lựa chọn phương pháp nghiên cứu và công cụ phù hợp cho mình. Vậy khi nào chúng ta nên sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng? Cần lựa chọn công cụ nào cho phù hợp và ứng dụng chúng như thế nào? Ưu, nhược điểm của từng phương pháp là gì? Kính mời quý độc giả đón đọc Kỳ 2: Ứng dụng nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng trong nghiên cứu, khảo sát và điều tra

Kiểm trả định lượng là gì?

Nói cách khác, nghiên cứu định lượng là nghiên cứu sử dụng các phương pháp khác nhau để lượng hóa, đo lường và phản ánh và diễn giải các mối quan hệ giữa các nhân tố [các biến] với nhau. Trong khoa học xã hội, nghiên cứu định lượng được sử dụng rộng rãi trong tâm lý học, kinh tế học, xã hội học, tiếp thị, y tế, …

Test định tính là gì?

Xét nghiệm định tính [test nhanh]: Mẫu test lấy bằng cách trích máu và nhỏ vào khay test, sau một thời gian nhất định sẽ cho ra kết quả âm tính [không có kháng thể] hay dương tính [có kháng thể].

Định tính dùng để làm gì?

Định tính là phương pháp nghiên cứu được sử dụng khá nhiều trong các lĩnh vực khoa học khác nhau nhằm thu thập sự hiểu biết sâu sắc về hành vi con người và những lý do ảnh hưởng đến hành vi này. Nghiên cứu định tính là đặt câu hỏi rộng và thu thập dữ liệu từ hiện tượng hoặc người tham gia.

Phương pháp tiếp cận định tính là gì?

Khác với phương pháp tiếp cận định lượng, tiếp cận định tính là cách xem xét đổi tượng nghiên cứu thông qua ý nghĩ hay sự hiểu về bản chất của đối tượng nghiên cứu. Dữ liệu thu thập được theo cách tiêp cận này mang tính chât cảm tính, thường dưới dạng câu từ, hình ảnh từ tài liệu, từ quan sát và sao chép...

Chủ Đề