Kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl loãng và với dung dịch H2 so4 đặc nguội

♦  Kim loại tác dụng với dung dịch HCl ; H2SO4 loãng là những kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học. Sản phẩm thu được gồm muối và khí H2.

♦  Một số kim loại tan được trong nước khi tác dụng với dung dịch axit HCl; H2SO4 loãng thì chúng phản ứng với axit trước, nếu kim loại còn dư sẽ phản ứng với nước trong dung dịch tạo ra dung dịch bazo.

♦  Dạng bài toán này thường tính khối lượng muối thu được sau phản ứng

»  m muối clorua = m kim loại + 71.nH2

»  m muối sunfat = m kim loại + 96.nH2

♦  HNO3 là axit có tính oxi hóa mạnh gần như ở mọi nồng độ

♦  Oxi hóa hầu hết các kim loại để đưa kim loại lên mức oxi hóa cao nhất [trừ Au và Pt]

♦  Tổng quát:

♦  $M+HN{{O}_{3}}\to M{{\left[ N{{O}_{3}} \right]}_{n}}+\left\{ \begin{array}  {} N{{O}_{2}} \\  {} NO \\  {} {{N}_{2}}O \\ {} {{N}_{2}} \\  {} N{{H}_{4}}N{{O}_{3}} \\ \end{array} \right.+{{H}_{2}}O$

[Al; Fe; Cr không phản ứng với HNO3 đặc nguội]

♦  Đối với bài toán kim loại + HNO3 thì

${{n}_{{{e}_{-}}}}={{n}_{{{e}_{+}}}}={{n}_{NO_{3}^{-}\left[ KL \right]}}=1.{{n}_{N{{O}_{2}}}}+3.{{n}_{NO}}+8.{{n}_{{{N}_{2}}O}}+10.{{n}_{{{N}_{2}}}}+8.{{n}_{N{{H}_{4}}N{{O}_{3}}}}$

mmuối = mKL + ${{m}_{NO_{3}^{-}\left[ KL \right]}}+{{m}_{N{{H}_{4}}N{{O}_{3}}}}$

${{n}_{HN{{O}_{3}}\left[ pu \right]}}=2{{n}_{N{{O}_{2}}}}+4{{n}_{NO}}+10{{n}_{{{N}_{2}}O}}+12{{n}_{{{N}_{2}}}}+10{{n}_{N{{H}_{4}}N{{O}_{3}}}}$

Từ các công thức trên, nếu cho n – 1 dữ kiện sẽ tính được dữ kiện thứ n, do đó dùng để dự đoán sản phẩm và tính toán

♦  Những bài toán về HNO3 đã cho số mol kim loại, và khối lượng muối thì chắc chắn có NH4NO3; hoặc cho HNO3 và các khí thì cũng có NH4NO3; hoặc cho số mol kim loại và khí thì cũng có NH4NO3

♦  Bài toán hỗn hợp kim loại [ Cu ; Fe ] tác dụng với HNO3

Nếu HNO3 dư thì dung dịch thu được có Fe3+ ; Cu2+

Nếu Fe dư thì Cu chưa phản ứng và dung dịch thu được là Fe2+

Giải thích : $F\text{e}+2F{{e}^{3+}}\to 3F{{e}^{2+}}$

Nếu Cu dư thì dung dịch thu được có : Fe2+ ; Cu2+

Giải thích :  $Cu+2F{{e}^{3+}}\to C{{u}^{2+}}+2F{{e}^{2+}}$

♦  H2SO4 đặc nóng có tính oxi hóa mạnh

Ví dụ: $M+{{H}_{2}}S{{O}_{4\left[ dn \right]}}\to {{M}_{2}}{{\left[ S{{O}_{4}} \right]}_{n}}+\left\{ \begin{array}  {} S{{O}_{2}}\uparrow  \\  {} S\ \ \ \ \ \ \ +{{H}_{2}}O \\  {} {{H}_{2}}S \\ \end{array} \right.$

Trong đó n là số oxi hóa cao nhất của kim loại M

»  Al ; Fe ; Cr không phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nguội

»  Với phản ứng trên cần chú ý :

m muối = ${{m}_{kl}}+{{m}_{SO_{4}^{2-}}};{{n}_{SO_{4}^{2-}}}=\frac{1}{2}.{{n}_{e\left[ - \right]}}=\frac{1}{2}.{{n}_{e\left[ + \right]}}$

»  Để làm tốt dạng bài tập này cần phải vận dụng định luật bảo toàn electron ; định luật bảo toàn điện tích , khối lượng

Câu 1 : Hoà tan hoàn toàn 33,1g hỗn hợp Mg, Fe, Zn vào trong dung dịch H2SO4 loãng dư thấy có 13,44 lít khí thoát ra [ở đktc] và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m  là:

A. 78,7g      B. 75,5g      C. 74,6g      D. 90,7g

Lời giải chi tiết

♦  Các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học

♦  Phương trình phản ứng tổng quát $2M+n{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\to {{M}_{2}}{{\left[ S{{O}_{4}} \right]}_{n}}+n{{H}_{2}}\uparrow $

♦  Khối lượng muối thu được là : ${{m}_{m}}={{m}_{kl}}+96.{{n}_{{{H}_{2}}}}=33,1+96.\frac{13,44}{22,4}=90,7$

Đáp án D

Câu 2 : Hòa tan hoàn toàn 9,24 gam Mg vào dung dịch HNO3 dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và hỗn hợp 2 khí gồm 0,025 mol N2O và 0,15 mol NO. Vậy số mol HNO3 đã bị khử ở trên và khối lượng muối trong dung dịch Y là

A. 0,215 mol và 58,18 gam.     B. 0,65 mol và 58,18 gam.

C. 0,65 mol và 56,98 gam.             D. 0,265 mol và 56,98 gam.

Lời giải chi tiết :

♦  ${{n}_{Mg}}=\frac{9,24}{24}=0,385\ mol$

♦  Áp dụng bảo toàn electron $\Rightarrow {{n}_{N{{H}_{4}}N{{O}_{3}}}}=\frac{2.0,385-8.0,025-3.0,15}{8}=0,015\left[ mol \right]$

${{n}_{HN{{O}_{3}}}}$bị khử  $=2{{n}_{{{N}_{2}}O}}+{{n}_{NO}}+{{n}_{N{{H}_{4}}N{{O}_{3}}}}=2.0,025+0,15+0,015=0,215\ mol$

Þ mmuối = mkl $+{{m}_{NO_{3}^{-}}}+{{m}_{N{{H}_{4}}N{{O}_{3}}}}=9,24+0,385.2.62+80.0,015=58,18\ g$

Đáp án A 

Câu 3: Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 3 : 7 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,8m gam chất rắn, dung dịch X và 3,36 lít hỗn hợp khí [đktc] gồm NO và N2O [không có sản phẩm khử khác của N+5 ]. Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 56,7 gam. Giá trị của m là

A. 98 gam      B. 133 gam      C.112 gam      D. 105 gam

Bài giải :

Cách 1: 

♦  Sau phản ứng còn 0,8m g chất rắn ⇒ Có  0,2m g chất rắn phản ứng.

♦  Mà mFe = 0,7m g ⇒ Sau phản ứng còn dư Fe và Cu chưa phản ứng.

♦  Có mCu : mFe $=\frac{64{{n}_{Cu}}}{56{{n}_{F\text{e}}}}=\frac{3}{7}\to \frac{{{n}_{Cu}}}{{{n}_{F\text{e}}}}=0,375$

♦  Đặt số mol Fe là x ⇒ nCu = 0,375x mol, nFe pu = $\frac{0,2m}{0,7m}.x=\frac{2\text{x}}{7}$

♦  ${{n}_{HN{{O}_{3}}}}$[phản ứng] =  ne trao đổi + nNO + $2{{n}_{{{N}_{2}}O}}=\frac{56,7}{63}=0,9\left[ mol \right]$

$\Rightarrow 3{{n}_{NO}}+8{{n}_{{{N}_{2}}O}}+{{n}_{NO}}+2{{n}_{{{N}_{2}}O}}=0,9mol$

${{n}_{NO}}+{{n}_{{{N}_{2}}O}}=\frac{3,36}{22,4}=0,15\ mol$

$\Rightarrow {{n}_{NO}}=0,1\ mol,\ \ n{{N}_{2}}O=0,05\ mol$

$\Rightarrow 2.\frac{2}{7}x=3.0,1+8.0,05=0,7\ mol\Rightarrow x=1,225\ mol$

Þ  m = 56x + 64.0,375x = 98 g

Đáp án A

Cách 2 :

♦  Ta có: ${{n}_{NO}}+{{n}_{{{N}_{2}}O}}=\frac{3,36}{22,4}=0,15\ mol$ và ${{n}_{HN{{O}_{3}}}}$[phản ứng] $=4{{n}_{NO}}+10{{n}_{{{N}_{2}}O}}=0,9$

♦  Giải hệ tính được ${{n}_{NO}}=0,1\ mol,\ \ n{{N}_{2}}O=0,05\ mol$

♦  Áp dụng định luật bảo toàn eletron

Do kim loại còn dư nên Fe chỉ đưa lên mức Fe+2 

$\frac{0,2m}{56}.2=0,1.3+0,05.8\Rightarrow m=98\left[ gam \right]$

Đáp án A

Câu 4 : Hòa tan hết 29,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg, Cu theo tỉ lệ mol 1:2:3 bằng H2SO4 đặc nguội được dd Y và 3,36 lít SO2 [đktc]. Cô cạn dd Y được khối lượng muối khan là:

A. 38,4 gam             B. 21,2 gam      C. 43,4 gam         D. 36,5 gam

Lời giải chi tiết:

♦  Gọi x là số mol Fe trong hỗn hợp X, →     nMg = 2x, nCu=3x.

→ 56x+24.2x+64.3x=29,6 → x= 0,1 mol

→ nFe = 0,1 mol, nMg=0,2 mol, nCu=0,3 mol

♦  Do  H2SO4 đặc nguội, nên sắt không phản ứng

$\begin{array}  {} SO_{4}^{2-}\ \ \ \ +\ \ \ \ 2e\ \ \ \ \to \ \ \ \ {{S}^{+4}} \\  {} \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ 0,3\ \ \ \leftarrow \ \ \ \ \frac{3,36}{22,4} \\ \end{array}$

Theo biểu thức: mmuối = mCu + mMg + ${{m}_{SO_{4}^{2-}}}$ = mCu + mMg  + $96.\frac{1}{2}\sum{e}$ [trao đổi]

$=64.0,3+24.0,2+96.\frac{1}{2}.0,3=38,4\ gam$

Đáp án A 

Câu hỏi hot cùng chủ đề

LIVESTREAM 2K4 ÔN THI THPT QUỐC GIA 2022

ĐỀ MINH HOẠ GIỮA KÌ 2 CỰC SÁT - Hóa học 11 - 2k5 - Livestream HÓA cô THU

Hóa học

ĐỀ MINH HỌA ÔN THI GIỮA KÌ 2 CỰC SÁT - Tiếng anh 11 - 2k5 Livestream TIẾNG ANH cô QUỲNH TRANG

Tiếng Anh [mới]

BÀI TẬP PHẢN XẠ TOÀN PHẦN HAY NHẤT - Vật lý 11 - 2K5 Livestream LÝ THẦY TUYÊN

Vật lý

ÔN THI GIỮA KÌ 2 SÁT NHẤT - 2K5 - Livestream HÓA cô HUYỀN

Hóa học

ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 TRỌNG TÂM - CHỮA ĐỀ TRƯỜNG MAI ANH TUẤN - 2k5 - Livestream TOÁN thầy THẾ ANH

Toán

ÔN THI GIỮA KÌ 2 ĐỀ CHỌN LỌC 05 - 2k5 - Livestream TOÁN thầy QUANG HUY

Toán

BÀI TẬP HIDROCACBON TRỌNG TÂM DẠNG 2: ỨNG DỤNG ĐỘ BẤT BÃO HÒA CỰC HAY - 2k5 - Livestream HÓA thầy DŨNG

Hóa học

Xem thêm ...

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề