Kinh nghiệm đấu tranh ngoại giao của Đảng giai đoạn 1945 1946

chính sách đối ngoại của Đảng thời kỳ 1945- 1946. Ý nghĩa lịch sử và hiệnthựcMỞ ĐẦUĐối ngoại là một vấn đề quan trọng bậc nhất trong quan hệ chính trịquốc tế, là cơ sở phát triển các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa…của mỗiquốc gia. Hoạt động đối ngoại có thể làm một nước tụt hậu về mọi mặt nếukhông đưa ra chính sách đối ngoại hợp lý, không có sự hợp tác giữa các quốcgia, các khu vực trên thế giới và ngược lại, nếu một quốc gia có chính sáchđối ngoại hợp lý sẽ thúc đẩy được mọi mặt đời sống xã hội phát triển, hợp tác,giao lưu quốc tế ngày càng sâu rộng. Chính sách đối ngoại của bất cứ quốcgia nào cũng đều nhằm ba mục tiêu cơ bản, đó là góp phần bảo vệ độc lập,chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia; tranh thủ những điều kiện quốctế thuận lợi nhất để phát triển đất nước và nâng cao vị thế, mở rộng ảnhhưởng trên trường quốc tế. Chính sách đối ngoại của nước ta cũng không phảilà trường hợp ngoại lệ.Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn thể hiện được bảnlĩnh, trí tuệ của mình trong việc hoạch định chủ trương, chính sách đối ngoạiphù hợp với từng thời kỳ lịch sử. Đặc biệt trong giai đoạn [1945-1946], khiđất nước đang ở trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn “ngàn cân treo sợi tóc”,bằng những chính sách ngoại giao khôn khéo, linh hoạt, sáng tạo, Đảng ta đãtập trung tinh thần và lực lượng giải quyết từng khó khăn, đưa đất nước thoátkhỏi vòng vây của kẻ thù. Với những lý do trên tác giả chọn đề tài “Chínhsách đối ngoại của Đảng trong thời kỳ 1945-1946” làm tiểu luận, nhằm làmrõ tính đúng đắn trong chính sách đối ngoại của Đảng, góp phần làm nênthắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ vữngchắc nền độc lập dân tộc mà nhân dân ta đã giành được.NỘI DUNG1. Bối cảnh quốc tế và trong nước thời kỳ 1945 – 19461.1. Bối cảnh quốc tế thời kỳ 1945 – 1946Ngày 2/5/1945, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với thắng lợi thuộcvề phe Đồng minh. Tình hình thế giới có nhiều thay đổi với nhịp độ cực kỳnhanh chóng. Các nước lớn điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình. Ở pheĐồng Minh, quan hệ giữa các nước dần chuyển từ hợp tác trong chiến tranhsang đối đầu trong hòa bình. Trật tự thế giới thay đổi, chuyển từ trật tự mộtcực được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ nhất thành trật tự hai cực màngười ta vẫn gọi là trật tự hai cực Ianta, đứng đầu là Mỹ và Liên Xô.Nước Mỹ sau chiến tranh, đặc biệt là sau khi tổng thống Truman lêncầm quyền [tháng 4-1945], dựa vào vị trí là quốc gia mạnh nhất về kinh tế, tàichính, quân sự, độc quyền về vũ khí nguyên tử, chủ nợ chính của phần lớn cácquốc gia Âu, Á, Mỹ Latinh trong thời chiến, mưu đồ làm bá chủ thế giới. Đểthực hiện mục tiêu chiến lược làm bá chủ thế giới của mình, hoạt động ngoạigiao của Mỹ bắt đầu hướng vào chống Liên Xô và phong trào cách mạng thếgiới, chống những diễn biến tích cực của phong trào giải phóng thuộc địanhằm thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dânLiên xô sau chiến tranh, mặ dù chịu thiệt hại to lớn về người và củanhưng cũng nhanh chóng trở thành cường quốc hàng đầu Châu Âu. Tuy cònthua kém Mỹ về tiềm lực kinh tế và vũ khí hạt nhân nhưng Liên Xô vẫn đóngmột vai trò quyết định cùng Mỹ giải quyết những vấn đề lớn về hòa bình, anninh trong khu vực và trên thế giới.Tại thời điểm này, các nước lớn trong phe Đồng Minh cũng ra sức củngcố lại hệ thống thuộc địa. Anh và Pháp là hai cường quốc thắng trận nhưngtrong thế suy yếu, chính trị không ổn định nên cần phải nhanh chóng khôiphục lại nền kinh tế, ổn định chính trị và duy trì vai trò cường quốc sau chiếntranh. Để làm được như vậy, Anh và Pháp phải bảo vệ được hệ thống thuộcđịa và khu vực ảnh hưởng của mình.Trong khi đó ở Châu Á và Châu Phi, phong trào đấu tranh chống chiếntranh xâm lược và sự thống trị, đô hộ của thực dân phương Tây trở nên vôcùng mạnh mẽ. Các cuộc đấu tranh ở các nước diễn ra dưới nhiều hình thứckhác nhau nhưng đều có chung một xu hướng là hướng tới lật độ ách thống trịbên ngoài, giải phóng đất nước vốn và thuộc địa của đế quốc, thực dânphương Tây. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước này dần lansang Châu Âu và lan rộng toàn thế giới.Như vậy, ta thấy được bối cảnh quốc tế trong những năm 1945 – 1946có nhiều diễn biến phức tạp tác động sâu sắc và rộng lớn tới nhiều mối quanhệ quốc tế và có tác động trực tiếp đến tình hình ở Việt Nam.1.2. Bối cảnh trong nước thời kỳ 1945 – 1946Vào thời điểm đỉnh cao của cuộc chiến tranh thế giới, năm 1942, chủtịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra thời cơ và tiên đoán thời điểm cách mạng nước tathành công “1945 – Việt Nam độc lập” 1. Người kêu gọi đồng bào cả nước:“Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các Đồng minh quốc sắp tranh đượcsự thắng lợi cuối cùng. Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một nămhoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp, ta phải làm nhanh!” 2 Tới tháng 8 năm1945, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Đông Dương do lãnh tụHồ Chí Minh đứng đầu – cuộc cách mạng nổ ra và giành được thắng lợi.Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời mở ra một kỷ nguyên mới cho toànthể nhân dân Việt Nam.Những ngày đầu đất nước thành lập, chính quyền nhân dân phải đốimặt với nhiều thách thức lớn. Đời sống kinh tế - xã hội đang rối loạn, suy sụpsau chiến tranh. Nạn khan hiếm lương thực triền miên trong thời chiến đã đưalại hậu quả trong những năm 1945, có hơn hai triệu người chết đói; mọi hoạt11,2: Hồ Chí Minh: Toàn tập – [2000] – Nxb. Chính trị quốc gia - t.3 - tr. 230, 505 - 5062động sản xuất, kinh tế, tài chính, thương mại đình đốn. Hệ thống ngân hàngĐông Dương vẫn trong tay tư bản Pháp. Trong khi đó, quân Tưởng cho lưuhành đồng tiền mất giá của Trung Quốc, tự ý quy định tỷ giá tiền quan kim vàtiền Đông Dương, làm lũng đoạn thị trường ở miền Bắc; chính sách ngu dâncủa thực dân Pháp làm cho 95% dân ta mù chữ.Một thách thức nữa mà nước ta gặp phải - đó là cùng một lúc phải đốiphó với nhiều thế lực quân sự đối địch của các nước lớn đang có mặt tại nướcta. Ở phía Bắc, gần 2000 quân Tưởng vào Việt Nam với danh nghĩa giải giápquân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra, mang theo các nhóm người Việt sống lưuvong ở Trung Quốc. Những nhóm người Việt này thuộc các tổ chức ViệtCách, Việt Quốc do chính quyền Tưởng thu nạp và nuôi dưỡng từ lâu. PhíaNam Việt Nam lúc này cũng có khoảng 26 nghìn quân Anh - Ấn vào giải giápquân đội Nhật.Tháng 10/1945, Anh đã ký với Pháp hiệp định chính thức công nhậnquyền dân sự của Pháp tại Đông Dương. Ngày 1/1/1946, Anh ký hiệp địnhtrao quyền cho Pháp giải giáp quân đội Nhật ở phía Nam vĩ tuyến 16. Đổi lại,Pháp nhân nhượng cho Anh một số quyền lợi ở Xyri và Libăng. Thêm vào đó,trong khoảng thời gian Nhật Bản chiếm đóng Đông Dương, Pháp có khoảng50 nghìn lính gồm tù binh đang bị Nhật giam giữ và tân binh nằm rải rác ởcác miền phụ cận Đông Dương. Sau chiến tranh, 1500 lính Pháp bị Nhật giamgiữ ở miền Nam Việt Nam trong cuộc đảo chính ngày 9/3/1945 được thả vàvũ trang trở lại. Quân viễn chinh mới của Pháp được gấp rút đưa vào miềnNam. Ngày 23/9/1945, Pháp mở cuộc xâm lược Việt Nam lần 2. Ngoài ra,còn khoảng 60 nghìn quân Nhật ở Việt Nam chờ giải giáp lúc này.Như vậy, bốn thế lực quân sự lớn đang chiếm đóng nước ta [ là Nhật,Anh, Pháp và lực lượng Tưởng Giới Thạch] và bốn trong năm nước lớn làthành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đang dính líuvào việc giải giáp cho Đông Dương với mục tiêu duy nhất là tìm cách xóachính quyền cách mạng, lập lại trật tự của thực dân phương Tây tại đây. Nhìntổng thể về kinh tế, tài chính, quân sự, tương quan lực lượng giữa ta và cácthế lực thù địch từ bên ngoài vào có sự chênh lệch rất lớn. Đất nước ta lại rơivào tình thế “châu chấu đá xe”.Lúc này, chủ tịch Hồ Chí Minh kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cùngThường vụ Trung ương Đảng đã sớm thấy khả năng dùng ngoại giao như vũkhí sắc bén tham gia năng động vào quá trình tự bảo vệ thành quả cách mạng,chia rẽ, cô lập kẻ thù. Ngoại giao Việt Nam từ những ngày đầu đã chủ độngphát huy thế tiến công chống lại âm mưu, cạm bẫy của kẻ thù, thực thi nhữngnhiệm vụ to lớn tưởng chừng như khó có thể thực hiện được.2. Chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kỳ 1945 – 19452.1. Mục tiêu của chính sách đối ngoạiTrước tình hình trong nước và quốc tế diễn biến rất phức tạp, nhà nướcta đã sớm ban hành chính sách ngoại giao của chính phủ Việt Nam dân chủcộng hòa. Một tháng sau khi tuyên bố nước Việt Nam giành được độc lập,ngày 3/10/1945, chính sách ngoại giao của nước ta được công bố dưới dạngmột văn kiện nhà nước: “Thông cáo về chính sách ngoại giao của nước Cộnghòa Dân chủ Việt Nam”, được đăng trên báo Cứu quốc, ngày 3/10/1045.Mục tiêu của chính sách là: bảo vệ thành quả của cuộc cách mạngTháng 8 mà trước hết là duy trì, củng cố chính quyền nhân dân vừa thành lậptrên cả nước. Tiếp đó, đưa đất nước Việt Nam đến độc lập hoàn toàn và vĩnhviễn; “Nước Việt Nam còn đương ở giai đoạn đấu tranh kịch liệt, tất chínhsách ngoại giao phải có mục đích cốt yếu là giúp cho sự đấu tranh thắng lợibằng mọi phương pháp êm dịu hay cương quyết”3. Đồng thời, chính sáchngoại giao của ta cũng chỉ rõ ta sẽ cùng các nước trong Đồng minh xây đắplại nền hòa bình thế giới.2.2. Lựa chọn chính sách đối ngoại3Nguyễn Phúc Luân [2001], Ngoại giao Việt Nam vì sự nghiệp giành độc lập, tự do [1945-1975], Nhà xuấtbản chính trị quốc gia, trang 39.Bản “Thông cáo về chính sách ngoại giao của nước Cộng hòa Dân chủViệt Nam” [3/10/1945] đã đề ra chính sách đối ngoại rất cụ thể, đúng đắn,phù hợp với từng đối tượngVới các nước Đồng minh, Việt Nam mong muốn duy trì hữu nghị vàthành thật hợp tác trên cơ sở bình đẳng và tương trợ, để xây dựng nền hòabình thế giới lâu dàiVới Pháp, chính sách của ta là bảo vệ tính mạng và tài sản kiều dânPháp đúng theo luật quốc tế, miễn là họ yên ổn sinh sống và tôn trọng luậtpháp, chủ quyền và nền độc lập của Việt Nam. Ta mong muốn xây dựng quanhệ hữu nghị dựa trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng và các quyền của nhauđối với nước Pháp. Còn đối với bọn thực dân Pháp có mưu đồ chống phá,xâm lược nước ta thì ta kiên quyết đấu tranh.Với các nước láng giềng, đặc biệt đối với nhân dân Khơme, Lào, ViệtNam đặt quan hệ dựa trên nguyên tắc dân tộc tự quyết. Đã từng chịu ách đôhộ của Pháp, nhân dân ba nước phải hợp sức lại để cởi bỏ ách đô hộ đó, giúpđỡ lẫn nhau giành được độc lập và duy trì nền độc lập của mình. Hơn nữa, banước có quan hệ kinh tế chặt chẽ, sẽ giúp đỡ nhau trong công cuộc kiến thiết,cùng nhau tiến lên trên con đường tiến bộ.“Với các tiểu dân tộc trên toàn cầu, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộnghòa sẵn sàng thân thiện, hơp tác chặt chẽ trên nguyên tắc bình đẳng để ủng hộlẫn nhau trong sự nghiệp xây đắp và giữ vững nền độc lập”.4Trong bối cảnh thế giới và trong nước diễn biến phức tạp. cùng mộtlúc, ta còn phải giải quyết mối quan hệ với nhiều lực lượng khác nữa. Do đó,ta cần có chính sách linh hoạt, mềm dẻo, đề ra những nhiệm vụ ưu tiên. Kẻthù chính lúc này của ta là thực dân Pháp xâm lược. Ta cần tập trung lực4[Nguồn: Bộ ngoại giao: Những văn bản chính của Hội nghị Giơnevơ [1995], Hà Nội,trang 25 – 26]lượng chống kẻ thù chính, hòa hoãn các lực lượng chống đối khác để rảnh tayđánh Pháp. Đảng ta chủ chương: “phải đặt riêng bọn thực dân Pháp xâm lượcra mà đánh , đừng bỏ cả Pháp, Anh, Ấn [lính Ấn Độ trong hàng ngũ quânAnh] vào một bị mà đánh và đừng coi họ là kẻ thù ngang nhau, đừng côngkích nước Pháp, chỉ công kích bọn thực dân Pháp.”5Trên cơ sở này, thường vụ Trung ương Đảng, Chính phủ và chủ tịch HồChí Minh đã đi đến quyết định chiến lược “Hòa để tiến”. Bộ chỉ huy cáchmạng lúc bấy giờ đã khái quát đúng các khả năng khác nhau để giữ vữngthành quả cách mạng mà không nhất thiết phải đi theo con đường độc đạo. Takhông chủ chương “đánh đến cùng” bởi chủ chương này sẽ làm cho ta bị côlập và tiêu hao lực lượng. Ta sử dụng các biện pháp “hòa để tiến”, lợi dụngmâu thuẫn trong hàng ngũ đối phương, khéo léo, linh hoạt biến các Hiệp địnhtay đổi [Anh – Pháp và Hoa – Pháp] liên quan đến quyền lợi của nước tathành thỏa thuận tay ba với sự tham gia của ta, đồng thời tạo thế hòa hoãn vớimột bên để tranh thủ thời gian củng cố nội lực, tăng cường sức mạnh để đốiphó với những kẻ thù khác.Như vậy, ngoại giao của ta thời kì này là ngoại giao đa phương, mềmdẻo, linh hoạt, khi nhượng bộ, khi cương quyết và luôn khẳng định đường lốiđộc lập tự chủ của nước nhà2.3. Triển khai chính sách đối ngoại* Chính sách đối ngoại với quân Tưởng Giới ThạchChính quyền Tưởng từ lâu đã có những toan tính riêng của mình vềĐông Dương. Ngay khi Paris thất thủ, và quân đội Nhật Bản tiến vào chiếmđóng Bắc Đông Dương tháng 9 năm 1940, chính phủ của Tưởng bắt đầuchuẩn bị cho kế hoạch “Hoa nhập quân Việt” và chủ chương “Diệt cộng cầmHồ”. Tưởng Giới Thạch đã chuẩn bị một lực lượng tay sai người Việt để khi5Vũ Đoàn Kết [2007], Chính sách đối ngoại Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, trang 24đưa quân vào Việt Nam sẽ lập chính quyền thân Tưởng và mục tiêu là lật đổĐảng cộng sản, phá tan Việt Minh.Tuy nhiên, Chính quyền cách mạng của ta nêu cao khẩu hiệu “Hoa –Việt thân thiện” và thực hiện hòa hoãn với các sách lược mềm mỏng và bìnhtĩnh mà Hồ Chí Minh còn gọi là: “chính sách Câu Tiễn” 6. Mục đích củanhững chính sách này là lợi dụng lực lượng của Tưởng có mặt ở Việt Namnhư một lực lượng đối trọng với lực lượng của thực dân Pháp, kiềm chế chủtrương của chính phủ Paris sớm khôi phục kiểm soát ở Đông Dương; có thờigian ổn định tình hình trong nước và rảnh tay đối phó với Pháp.Trong các tuyên bố công khai của Chính phủ Việt Nam về quan hệ Việt– Hoa, cũng như các thư từ và điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cho TưởngGiới Thạch, ta luôn khẳng định tình hữu nghị, quan hệ gắn bó lâu năm giữahai nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng thường có những cuộc thăm hỏi cáctướng lĩnh của Tưởng ở Việt Nam như Lư Hán, Tiêu Văn...một mặt là để đặtquan hệ ngoại giao thân thiết, mặt khác là để tìm hiểu các tướng lĩnh, lợi dụngmặt hám lời vật chất để hạn chế sự chống phá; tìm hiểu những mâu thuẫn nộibộ của chúng và các mâu thuẫn với bên ngoài. Từ đó, lợi dụng những mâuthuẫn để thực hiện những việc có ích cho ta.Ví dụ như việc lãnh tụ Hồ Chí Minh tranh thủ tướng Lư Hán củaTưởng – người thường có thái độ thành kiến với Pháp ở Đông Dương. Hồ chủtịch thường trao đổi với Lư Hán về tình hình Việt Nam, giới thiệu chủ trường“Hoa – Việt thân thiện”, phê phán các hành động xâm lược của Pháp. Quanhững lần trao đổi như vậy, Lư Hán rất ngạc nhiên và khâm phục sự hiểu biếtsâu rộng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Lư hán có những hành động độc lập vớichính phủ Trung Ương như: không công nhận A-lếch-xăng-đri là đại diện choĐờ Gôn ở miền Bắc Việt Nam, không cho phép Pháp lập cơ quan hành chínhdân sự, không ủng hộ quá mực bọn Việt quốc, Việt cách...767Hồ Chí Minh nói chuyện Hội nghị ngoại giao 1964. Hồ sơ lưu trữ của Bộ ngoại giao Việt NamVũ Đoàn Kết [2007], Chính sách đối ngoại Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, trang 56Thêm vào đó, Hồ chủ tịch còn lợi dụng sự khác biệt về quyền lợi, biệnpháp chống đối cách mạng nước ta của các tướng lĩnh Tưởng, từ đó gây ảnhhưởng đến cách thức hành động của chúng. Ví dụ như mâu thuẫn nội bộ củaTưởng được thể hiện qua 14 nguyên tắc chỉ đạo hoạt động của quân độiTrung Hoa tại Đông Dương, trong đó chủ trương giữ liên hệ chặt chẽ với Mỹvà Pháp, giữ thái độ trung lập trong quan hệ Pháp – Việt. Tiêu Văn – 1 tướngcủa Tưởng nhận xét rằng với 14 nguyên tắc này, nhiều người Pháp cho là đãlàm sống lại những điều mà họ đã tuyệt vọng. Còn tướng Lư Hán thì cho rằngcác nguyên tắc của chính phủ không phù hợp với tình hình ở Việt Nam bấygiờ. Như vậy là không thống nhất được phương án hành động. Điều này rất cólợi cho ta.Tình hình trong nước có nhiều biến chuyển, Đảng ta rút vào hoạt độngbí mật dưới hình thức tự giải tán ngày 11 tháng 10 năm 1945. Để hạn chế cáchoạt động phá hoại của các nhóm thân Tưởng, chủ tịch Hồ Chí Minh đại diệncho Việt Minh thực hiện nhiều cuộc tiếp xúc, họp liên tịch với những kẻ đạidiện cho Việt Quốc, Việt Cách để thống nhất những nguyên tắc chung và kýkết những thỏa thuận buộc bọn Việt Quốc, Việt Cách phải tỏ sự nhất trí đốivới các nguyên tắc đoàn kết, hợp tác, vì lợi ích quốc gia, ủng hộ kháng chiếnở Nam Bộ, chống thực dân Pháp xâm lược, ủng hộ các chủ trương của chínhphủ...Ta dành cho bọn Việt Cách, Việt Quốc các chức vụ phó chủ tịch nước,bộ trưởng ngoại giao, bộ trưởng kinh tế và 70 ghế trong quốc hội không quatổng tuyển cử. Sách lược khéo léo và đúng đắn này đã xoa dịu sự chống đốicủa các tướng lĩnh Tưởng và các nhóm thân Tưởng, góp phần ngăn chặn âmmưu phá hoại và lật đổ của chúng. Tuy vậy nhân nhượng những ta vẫn cónhững nguyên tắc hoạt động rõ ràng, luôn khẳng định đường lối độc lập tựchủ.Đảng ta cũng đồng thời thực hiện biểu dương lực lượng chính trị lớnmạnh của quần chúng nhân dân ủng hộ cách mạng để hậu thuẫn cho hoạtđộng ngoại giao. Điển hình là cuộc diễu hành của 30 vạn nhân dân thủ đô HàNội. Cuộc diễu hành về danh nghĩa để hoan nghênh phái bộ Đồng minhnhưng thực chất là để biểu dương lực lượng của nhân dân ủng hộ chính quyềncách mạng và Hồ chủ tịch.Như vậy, ngoại giao của Việt Nam với Tưởng trong giai đoạn này dùngba biện pháp chính: Biểu dương lực lượng, Lợi dụng mâu thuẫn tránh xungđột; Nhân nhượng có nguyên tắc [Vũ Đoàn Kết]. Nhờ những biện pháp, chínhsách của chính phủ Việt Nam hòa hoãn, kiềm chế lực lượng chống phá củaTưởng, miền Bắc nước ta một thời kỳ tương đối ổn định để thực hiện chủtrương kháng chiến kiến quốc, xây dựng củng cố chính quyền nhân dân; làmchậm chễ việc quân đội viễn chinh Pháp ra Bắc và tạo điều kiện để chi việncho kháng chiến ở đồng bào miền Nam.* Chính sách đối ngoại với thực dân PhápSau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Pháp lại mưu đồ xâm lượcViệt Nam lần nữa. Chúng đưa quân đánh chiếm miền Nam Việt Nam trước,sau đó ý định mở rộng chiến tranh ra Bắc. Tuy nhiên, quân đội Pháp thất bạitrong kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh ở miền Nam, nên mặc dù đã thảo kếhoạch quân sự mở rộng chiến tranh ra Bắc, song Bộ chỉ huy quân Pháp thấylo ngại. Kế hoạch của chúng khó có thể thực hiện. Vì thực dân Pháp lúc nàykhông những phải đối mặt với khối đại đoàn kết dân tộc của ta mà còn phảiđối mặt với hơn 20 vạn quân Tưởng. Pháp lo sợ sự “xích gần với chính quyềnHà Nội” của lực lượng Tưởng Giới Thạch ở Đông Dương sau một số thỏathuận giữa ta với Tưởng. Trước tình hình đó, Pháp đưa ra giải pháp 8: một mặtthương lượng với chính phủ Trùng Khánh để đạt được sự công nhận củaTưởng về chủ quyền của Pháp ở Đông Dương và cho quân Pháp thay thếquân Tưởng ở miền Bắc Việt Nam. Mặt khác, đàm phán với chính phủ ViệtNam dân chủ cộng hòa để tránh chiến tranh lâu dài.8Vũ Đoàn Kết [2007], Chính sách đối ngoại Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, trang 58Về phía Tưởng, quân Tưởng đang gặp khá nhiều khó khăn trong trongchống phá phong trào cách mạng do Đảng cộng sản lãnh đạo. Tưởng GiớiThạch muốn rút quân về để chiếm Mãn Châu nhưng vẫn muốn giữ đượcnhiều quyền lợi ở Đông Dương. Do đó, Tưởng cũng muốn thương lượng vớiPháp về vấn đề đưa quân ra Bắc của Pháp. Hơn nữa, Mỹ cũng đồng tình vớiTưởng trong việc thương lượng với Pháp vì Mỹ đang ra sức tập hợp lựclượng, trong đó có Pháp, để chống Liên Xô.Ngày 28/2/1946, Pháp và Tưởng đã ký hiệp ước Hoa – Pháp tại TrùngKhánh. Theo hiệp ước, Pháp trả cho Tưởng các tô giới Thượng Hải, HánKhẩu, Quảng Châu, Thiên Tân, đất mướn Quảng Châu Loan, bán lại đườngsắt Vân Nam, mở cửa Hải Phòng thành cảng tự do, miễn thuế cho hàng hóaTưởng vận chuyển qua Bắc và lót tay cho Tưởng một khoản tiền lớn. Bù lại,Tưởng đồng ý cho quân Pháp thay Tưởng ở Bắc Đông Dương9.Hiệp ước Hoa – Pháp là một bất lợi cho ta. Trước đó ta lợi dụng mâuthuẫn giữa Pháp và Tưởng để tránh đối đầu với hai thế lực lớn này, còn naychúng lại bắt tay thỏa hiệp với nhau. Tình thế này, buộc ta phải đưa ra đượcnhững chính sách đối ngoại mới, linh hoạt, phù hợp để đối phó với Tưởng vàPháp.Trước tiên, ta vẫn chủ trương tiếp tục hòa hoãn với thế lực Tưởng ởĐông Dương nhằm dùng Tưởng để cản trở việc thực hiện ý đồ của Pháp vàtrong cả việc thực thi thỏa thuận Hoa – Pháp về Đông Dương, duy trì đượcthế hòa hoãn với cả hai phía, tạo thế vững chắc trong cuộc thương lượng vớiPháp.Chính sách của ta dần chuyển thành nhân nhượng, hòa hoãn với Pháptuy nhiên vẫn giữ vững nền độc lập chính trị. Mục tiêu của hòa hoãn với Phápđể đẩy Tưởng về nước, biến hiệp định tay đôi thành thỏa thuận tay ba. Thỏahiệp Việt – Pháp được hoàn chỉnh từng bước qua các cuộc đấu tranh trong9Vũ Đoàn Kết [2007], Chính sách đối ngoại Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, trang 59đàm phán giữa hai bên. Cuối cùng, ngày 6/3/1946, hiệp định sợ bộ Việt –Pháp được ký kết với sự chứng kiến của phái bộ Mỹ, lãnh sự Anh và lựclượng của Tưởng Giới Thạch ở Đông Dương. Hiệp định gôm những nội dungcơ bản sau: Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do, có chính phủ, nghịviện, quân đội và tài chính riêng và là một thành viên trong liên bang ĐôngDương, nằm trong khối liên hiệp Pháp. Về hợp nhất 3 kỳ, chính phủ Phápcam kết thừa nhận những quyết định của nhân dân trực tiếp phán quyết quacuộc trưng cầu ý dân. Đổi lại, chính phủ Việt Nam chấp thuận để 15 nghìnquân Pháp vào Bắc Việt Nam thay thế quân đội Trung Hoa làm nhiệm vụ giảigiáp quân đội Nhật và đưa chúng về nước. Số quân Pháp kể trên sẽ được rúthết trong vòng 5 năm.Việc ký Hiệp định sơ bộ là một biện pháp ngoại giao sáng suốt, lợidụng mâu thuẫn Pháp – Tưởng, nhất là khi chúng đã thỏa hiệp. Hiệp định sơbộ phản ánh việc ta vận dụng sách lược phân hóa kẻ thù, sử dụng điều khoảnthay quân của Hiệp định Hoa – Pháp tạo thời cơ đẩy quân Tưởng và bọn taysai của chúng ra khỏi đất nước, tránh được nguy cơ phải đối phó với hai thếlực thù địch cùng một lúc. Đồng thời, Hiệp định tạo một không gian hòa hoãntrong cả nước để có thể biến thời gian thành lực lượng vật chất và cùng vớikết quả đem lại trên thực tế [Tưởng rút quân về nước, Pháp phải dãn quân ra]đã góp phần làm thay đổi so sánh lực lượng toàn cục có lợi hơn cho cuộc đấutranh của nhân dân ta trong cả nước.Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên mà nướcViệt Nam dân chủ cộng hòa ký kết với nước ngoài. Các thỏa thuận ngày 6/3đã mở rộng khuôn khổ tiếp xúc và thương lượng Việt – Pháp, tạo cơ sở pháplí cho việc đấu tranh ngoại giao ở Việt Nam.Ngay sau khi Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 được ký kết, nội bộ quân Phápcó sự thay đổi. Mâu thuẫn giữa phái chủ chiến đứng đầu là Đắc – giăng – li- ơvà phe chủ hòa đứng đầu là Lơ – Cléc và Xanh – tơ – ni trong quân đội Pháplên cao. Đắc – giăng – li – ơ chỉ trích Lơ – Cléc “chỉ thích điều đình, khôngmuốn đánh nhau. Trong khi đó, cố vấn chính trị Cao ủy Pháp lại nhận xét: vềphía Pháp Hiệp định được thảo ra một cách vội vã. Phái chủ chiến dần thắngthế. Các lực lượng thực dân hiếu chiến phản động ở Đông Dương tìm cách hạthấp ý nghĩa của Hiệp định sơ bộ, trì hoãn việc thi hành Hiệp định, tiếp tụctiến hành chiến tranh Nam Bộ, Nam Trung Kỳ, lập ra “chính phủ Nam Kỳ” và“nước cộng hòa Nam Kỳ”.Theo yêu cầu của phía Pháp, ngày 24/3/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh đãgặp Đắc – giăng – li – ơ ở Vinh Bắc Bộ. Tại cuộc gặp hai bên đã thỏa thuậnnhững bước tiếp cuộc đàm phán Việt Pháp để giải quyết những vấn đề còn lạicủa Hiệp định sơ bộ. Hai bên đồng ý triệu tập cuộc họp trù bị Đà Lạt nhưPháp đề nghị nhưng ta đòi phải có sự tham gia của đại biểu Chính phủ từPháp sang; đồng ý triệu tập sớm cuộc đàm phán chính thức giữa hai bên ởParis ngay sau khi kết thúc cuộc họp trù bị; phía Pháp mời đoàn đại biểuQuốc hội Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm nước Pháp vào tháng5 năm 1946.Tại cuộc hợp trù bị ở Đà Lạt, do lập trường ngoan cố của Pháp, cuộchọp trù bị Việt – Pháp sau 22 ngày đấu tranh gay gắt xung quanh 5 vấn đề:đình chỉ chiến sự và tạo không khí chính trị thuận lợi; vấn đề liên hiệp Pháp;vấn đề Liên bang Đông Dương; vấn đề trưng cầu dân ý về thống nhất 3 kỳ đãkhông đem lại kết quả cụ thể nào. Tuy nhiên hai bên đã hiểu lập trường củanhau, giúp ta chuẩn bị tốt hơn cho cuộc họp chính thức ở Paris.Cuộc đàm phán chính thức Việt – Pháp ở Phôngtennơblô tiến hành từngày 6/7/1946 đến 1/8/1946, ta rất có thiện chí nhưng bọn thực dân phảnđộng Pháp luôn thực hiện âm mưu phá vỡ hoàn toàn cuộc đàm phán chínhthức, đi đến làm vô hiệu hóa Hiệp đinh sơ bộ 6/3/1946. Chúng gần như đãthực hiện được âm mưu của mình. Ngày 13/9/1946, đoàn đàm phán của ta lênđường về nước. Tuy nhiên chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định ở lại thêm vàingày nữa để tiếp tục thảo luận với chính phủ Pháp nhằm cứu vãn tình thếcăng thẳng của quan hệ Pháp – Việt, kéo dài thêm thời gian hòa hoãn ở ĐôngDương rất cần cho ta lúc này. Kết quả là tạm ước 14/9/1946 được ký kết giữaHồ Chí Minh và Bộ trưởng Mutê đại diện của chính phủ Pháp.Tạm ước này đã ghi nhận tạm thời những cam kết của Việt Nam vàPháp trên cơ sở Hiệp định sơ bộ, nhằm giải quyết những vấn đề bức thiếttrong mối quan hệ hai nước, khẳng định cần phải ngừng ngay mọi xung đột.Phía Pháp sẽ đảm bảo thực hiện các quyền tự do, dân chủ ở Nam Bộ, thảnhững người Việt Nam bị Pháp bắt và phía Việt Nam nhân nhượng cho Phápmột số quyền lợi về kinh tế và văn hóa ở Việt Nam 10. Bọn thực dân Pháp phảnđộng cũng đòi Chủ tịch Hồ Chí Minh thỏa thuận rút lực lượng vũ trang ởNam Bộ ra miền Bắc nhưng Người kiên quyết không chấp nhận.Như vậy, bằng việc nhân nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi vềkinh tế, văn hóa và kiên trì quan điểm độc lập trong Liên hiệp Pháp, ta đạtđược tiếp tục ngừng bắn, cam kết quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Nam bộ.Do đó, giúp ta có thêm thời gian để chuẩn bị lực lượng quân sự, kinh tế...đốiphó với quân địch.Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và tạm ước 14/9/1946 đã thể hiện được chínhsách đối ngoại đa phương, mềm dẻo và linh hoạt của Đảng, chủ tịch Hồ ChíMinh. Nhờ những chính sách này, ta không những loại bỏ được bớt kẻ thù[Tưởng Giới Thạch] mà còn có thêm thời gian để chuẩn bị cho toàn quốckháng chiến.* Chính sách đối ngoại với các quốc gia khácNhư đã khẳng địng trong Thông cáo 3/10/1945, với các nước lớn, cácnước trong Đồng minh chống phát xít thì Việt Nam hết sức thân thiện vàthành thực hợp tác trên lập trường bình đẳng và tương ái. Mỹ là một nước lớntrong phe Đồng minh chống phát xít. Thái độ của chính phủ Mỹ sẽ ảnh hưởngđến việc Pháp thiết lập chế độ thuộc địa ở Đông Dương, ảnh hưởng tới sựbành trướng của quân đội Tưởng. Từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 2 năm10Nguyễn Phúc Luân [2001], Ngoại giao Việt Nam vì sự nghiệp giành độc lập, tự do [1945-1975], Nhà xuấtbản chính trị quốc gia, trang 741946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tám lần gửi thông điệp, thư, điện và cônghàm cho Tổng thống và Ngoại trưởng Mỹ, giới thiệu các phát triển mới trongtình hình của Việt Nam; tố cáo Pháp trở lại xâm lược Việt Nam và vi phạmcác nguyên tắc nêu trong Hiến chương Đại Tây Dương và Hiến chương LiênHợp Quốc; đề nghị Hoa Kỳ công nhận nền độc lập của Việt Nam.Chính phủ Việt Nam cũng thường xuyên giữ quan hệ với các đại diệnMỹ có mặt ở Việt Nam, như Phái bộ Mỹ tại Đông Dương, văn phòng của Cơquan Tình báo chiến lược. Mục đích của ta là nhằm tranh thủ những ngườiMỹ có mặt ở Hà Nội để hỗ trợ cho việc kiềm chế tướng lĩnh Tưởng và thế lựccủa Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có những cuộc tiếp xúc với quan chứcngoại giao của Mỹ. Tháng 9 năm 1946, khi ở Pháp, chủ tịch đến thăm Đại sứquán Mỹ ở Paris, gặp Đại sứ Mỹ và sau đó tiếp cán bộ Đại sứ Mỹ đến chàoNgười. Các giao dịch của những người đứng đầu Việt Nam đã có tác độngnhất định tới thái độ của Mỹ trong vấn đề Đông Dương. Tài liệu của Lầu Nămgóc đã nhận xét về vấn đề này: “Trong khi không có hành động gì đáp ứngyêu cầu mà Hồ Chí Minh nêu lên, Mỹ cũng không sẵn sàng giúp đỡ Pháp” 11.Như vậy, chính sách ngoại giao của ta lúc này là ngoại giao nhân dân, chủđộng lập hội Việt – Mỹ thân hữu nhằm tranh thủ Mỹ trung lập, tạo điều kiệnđể hòa hoãn, kiềm chế lực lượng của Tưởng cũng như Pháp ở Việt Nam.Đối với các nước khác trên thế giới, ta chủ trương quan hệ hữu nghị,hợp tác, bình đẳng, tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ từ bên ngoài. Đối với nhândân Pháp, Việt Nam không thù hằn gì, vẫn luôn tỏ thái độ thân thiện, tỏ ýmuốn hợp tác. Ta chỉ chống lại bọn thực dân Pháp phản động, có ý đồ muốnxâm lược nước ta.3. Ý nghĩa lịch sử và hiện thực3.1. Ý nghĩa lịch sử11Các tài liệu của Lầu Năm góc, tập 1, trang 17 - 18Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ 1945 – 1946 rất linhhoạt, khôn khéo. Dấu ấn đậm nét của thắng lợi ngoại giao thời kỳ này là đốisách và những ứng xử tài tình cùng một lúc với nhiều nước lớn, đối phó vớibốn đạo quân nước ngoài với trên 30 vạn binh lính có mặt ở Việt Nam. Mốiquan hệ giữa các nước lớn luôn có nhiều xung đột và mâu thuẫn về lợi ích,nhưng khi cần họ sẵn sàng thỏa hiệp, mua bán với nhau bất chấp quyền lợicủa nhân dân Việt Nam, tìm cách áp đặt đối với Việt Nam và Đông Dương.Nhưng ta đã khéo léo lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước với nhau và có sáchlược phù hợp với từng đối tượng: giữ Mỹ đứng trung lập, kiên nhẫn tránh mọixung đột của Tưởng, kiên quyết kháng chiến chống Pháp xâm lược ở miềnNam, đồng thời tìm giải pháp hòa bình khi Tưởng và Pháp thỏa hiệp cho phépquân đội Pháp ra miền Bắc.Đánh giá thời kỳ này, cố Tổng bí thư Lê Duẩn cho rằng: “lúc thì tạmhòa hoãn với Tưởng để rảnh tay đối phó với thực dân Pháp, lúc thì hòa hoãnvới Pháp để đuổi cổ quân Tưởng và quét sạch bọn phản động tay sai củaTưởng, dành thời gian củng cố lực lượng, chuẩn bị toàn quốc kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược, điều mà Đảng ta đã biết chắc là không thểnào tránh khỏi. Những biện pháp cực kỳ sáng suốt đó đã được ghi vào tronglịch sử nước ta như một mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lênin-nít về lợidụng những mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch và về sự nhân nhượng cónguyên tắc”12Như vậy, thực tế đã chứng minh rằng, thời kỳ 1945-1946 đó mãi mãi đivào lịch sử hào hùng của dân tộc như những năm tháng không thể nào quên.Nền ngoại giao Việt Nam non trẻ do Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đảng và chínhphủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã góp phần xuất sắc bảo vệ chủ quyền vànền độc lập non trẻ trong khi thế lực của ta còn yếu, đồng thời tạo điều kiệntranh thủ thời gian xây dựng lực lượng, tranh thủ những điều kiện quốc tếthuận lợi nhất để phát triển đất nước; nâng cao vị thế, mở rộng ảnh hưởng trên12Lê Duẩn [1970], Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành nhữngthắng lợi mới, Nxb Sự thật, tr.31.trường quốc tế. Tựu chung lại, chính sách đối ngoại Việt Nam thời kỳ này làngoại giao đa phương, linh hoạt dựa trên nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạnbiến”, nhân nhượng có nguyên tắc và lợi dụng, tranh thủ mâu thuẫn tronghàng ngũ kẻ thù.Những chính sách ngoại giao này hình thành từ những ngày đầu nướcViệt Nam được thành lập, đã đặt nền móng cho ngoại giao Việt Nam cáchmạng và hiện đại. Những chính sách này xuyên suốt quá trình phát triển củangoại giao Việt Nam cũng như quá trình phát triển đất nước và đã để lại khánhiều thành tựu.Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, những chính sách đối ngoại trên củaViệt Nam vẫn phát huy tác dụng, giúp Việt Nam một lần nữa thoát ra khỏitình thế nguy hiểm, giữ vững được nền độc lập. Đối với đế quốc Mỹ, cuộcchiến tranh Việt Nam là mũi nhọn của chiến lược toàn cầu của Mỹ trongnhững năm 60. Quyết tâm chiến lược của Mỹ ở Việt Nam thể hiện qua sựdính líu của 5 đời tổng thống: Ai-xen-hao, Ke-nơ-đi, Nich-xơn và Pho vàochiến tranh Việt Nam. Đối với Mỹ, sự sụp đổ ở Việt Nam sẽ gây ra một cuộckhủng hoảng đối với toàn bộ hệ thống thuộc địa của Mỹ trên toàn thế giới.Chính vì lẽ đó, Mỹ tập trung ở mức cao nhất lực lượng quân sự và tài chínhtrong thời bình với quyết tâm đè bẹp cuộc đấu tranh của nhân dân ta và từ đóuy hiếp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.Về phía ta, ta một lần nữa vận dụng những chính sách ngoại giao linhhoạt, khôn khéo, phù hợp với từng thời điểm cụ thể để giành được thắng lợi.Sách lược đấu tranh và tranh thủ lực lượng trung gian của ta đã thu hẹp xuhướng thân Mỹ, sợ Mỹ và mơ hồ về cuộc chiến tranh, góp phần tạo chuyểnbiến lực lượng có lợi cho ta, thể hiện trước hết ở các diễn đàn quốc tế như:Liên Hợp Quốc, Phong trào không liên kết và các diễn đàn khu vực khác.Đồng thời, ta mở rộng quan hệ với nên ngoài, tạo được một hậu phương quốctế vững chắc, hậu thuẫn cho cuộc chiến đấu lâu dài của “dân tộc nhỏ chiếnđấu với đế quốc to”, đồng thời góp phần làm rối loạn hậu phương của thế lựcxâm lược. Các phong trào đấu tranh, các cuộc biểu tình của nhân dân cácnước phản đối chiến tranh ở Việt Nam lên cao, tác động lớn đến diễn biếnquốc tế. Phong trào phản chiến ở Mỹ lên tới đỉnh điểm gây những hệ quả bấtlợi cho nhà Trắng và Lầu Năm góc trong việc điều hành chính sách tăngcường, mở rộng chiến tranh.Ta cũng rất sáng suốt nhìn ra âm mưu chia rẽ Việt Nam với TrungQuốc và chia rẽ các nước xã hội chủ nghĩa, nhằm cô lập Việt Nam. Bằngnhững chính sách kiên định, đoàn kết với Liên Xô, với những sách lược có lý,có tình, ngoại giao của ta đã góp phần duy trì, củng cố quan hệ đoàn kết, hợptác với Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác, tạo hậuphương quốc tế vững chắc có lợi cho ta.Đảng và nhà nước ta bên cạnh thái độ cương quyết giữ độc lập, sẵnsàng đấu tranh vũ trang bảo vệ độc lập, còn rất coi trọng mặt trận ngoại giao,nhất là sử dụng mọi biện pháp chính trị, đối ngoại để khai thác đúng nhượcđiểm cơ bản trong chiến lược chiến tranh của đối phương. Tiến công ngoạigiao từ tháng 1 năm 1967 buộc địch xuống thang chiến tranh, ngồi vào bànđàm phán tay đôi trong khi ta chưa tung ra quả đấm chiến lược về quân sự làđiều khôn ngoan và sáng tạo của Việt Nam. Thế trận đánh – đàm đã buộc đốiphương bộc lộ chỗ yếu nhất trong chiến tranh, mặt khác tạo thời cơ để ta pháthuy sức mạnh chính nghĩa; phối hợp chính trị - quân sự - ngoại giao và sứcmạnh cộng hưởng của dân tộc và thời đại13.Sau gần năm năm đấu tranh quyết liệt trên bàn đàm phán, Hội nghịParis đã ghi nhận trí tuệ lớn của Việt Nam. Điểm nổi bật của Hiệp định Parischấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Nếu khi bắt đầu cuộcchiến, Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn muốn xóa hiệp định Giơ – ne – vơ thì nayhọ lại phải xác nhận tôn trọng quyền độc lập, tự chủ, thống nhất toàn vẹn lãnhthổ của Việt Nam như đã thừa nhận ở Hiệp định Giơ – ne – vơ.13Vũ Đoàn Kết [2007], Chính sách đối ngoại Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, trang 424Như vậy, chính sách ngoại giao đa phương, linh hoạt, biết tận dụngđiểm yếu của kẻ thù cùng với sự đoàn kết dân tộc đã giúp Việt Nam giànhđược thắng lợi, buộc Mỹ và các nước phải công nhận độc lập toàn vẹn lãnhthổ của ta. Thắng lợi ngoại giao cực kỳ quan trọng này đã tạo cơ sở pháp lýcho cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam đi đến thắng lợi hoàntoàn vào mùa xuân năm 1975. Qua đó, một lần nữa, tính đúng đắn, hợp lýtrong chính sách đối ngoại của Việt Nam được khẳng định3.2. Ý nghĩa hiện thựcTrong bối cảnh đất nước phải đối phó với thù trong giặc ngoài, sáchlược ngoại giao “hòa để tiến” đã tranh thủ thời gian cho Cách mạng củng cốlực lượng, chuẩn bị trường kỳ kháng chiến. Trong giai đoạn này, ngoại giaođã rút ra được những bài học đầu tiên nhưng vô cùng quý giá, đó là bài học vềnguyên tắc “đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu,” về chủ trương “thêm bạn, bớtthù,” về phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến,” về sách lược “lợi dụng mâuthuẫn giữa kẻ thù”... để từ đó đặt nền móng cho thắng lợi của các thời kỳ tiếpnối.Bước vào thế kỷ XXI, ngoại giao Việt Nam chuyển hướng mạnh mẽsang phục vụ kinh tế, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là tạo môi trường hòa bình,ổn định và điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế, lấy việc mở rộngkinh tế đối ngoại làm trọng tâm 14. Hoạt động ngoại giao phục vụ sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng được tăng cường và mở rộng, gópphần xây dựng chính sách, khuôn khổ pháp lý cho quan hệ kinh tế đối ngoại,nghiên cứu đánh giá các vấn đề chính trị, kinh tế quốc tế tác động đến ViệtNam, nghiên cứu chính sách kinh tế, tìm hiểu tiềm năng thế mạnh của cácnước, thúc đẩy hợp tác bình đẳng, cùng có lợi giữa Việt Nam với các nước.Bước vào thời kỳ Đổi mới, Đảng và Nhà nước đã sớm xác định nhiệmvụ đối ngoại trong thời kỳ mới là tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định chomục tiêu phát triển kinh tế. Từ chỗ bị bao vây về kinh tế, cô lập về chính trị,14Ngoại giao Việt Nam – 60 năm vì hòa bình, hữu nghị - Trang web của Bộ ngoại giao Việt Nam://www.mofa.gov.vn/ - Truy cập ngày 14/12/2009đến nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 180 nước, quan hệ kinh tế thương mại - đầu tư với trên 220 quốc gia và vùng lãnh thổ; quan hệ với cácnước láng giềng, khu vực, các nước lớn và các trung tâm kinh tế - chính trịhàng đầu, các nước bạn bè truyền thống và đối tác tiềm năng ngày càng pháttriển, đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững hơn. Trong 30 năm đổi mới, đấtnước ta đã đạt được những thành tựu lớn về nhiều mặt, gắn nhiệm vụ trọngtâm phát triển kinh tế-xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh; tăng cường,mở rộng quan hệ đối ngoại, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế - xãhội, phá thế bị bao vây, cô lập, giữ vững ổn định chính trị, xã hội, phát triểnkinh tế với đà tăng trưởng ngày càng cao, đời sống nhân dân được cải thiện,quốc phòng, an ninh được củng cố, quan hệ đối ngoại ngày càng rộng mở, uytín, vị thế quốc tế của nước ta không ngừng được nâng cao.”Việt Nam là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm của cộngđồng quốc tế. Ngoại giao cũng góp phần tích cực quảng bá hình ảnh đất nước,con người Việt Nam, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để kiều bào ta ngày cànghướng về Tổ quốc, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Công tác biên giới lãnhthổ đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là việc lần đầu tiên tronglịch sử quan hệ Việt Nam và Trung Quốc, hai bên đã hoàn thành phân giớicắm mốc biên giới trên đất liền và ký các văn bản pháp lý liên quan.Đánh giá về những đóng góp của ngoại giao trong sự nghiệp phát triểnđất nước, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương chia sẻnếu trong những năm tháng kháng chiến, ngoại giao là một mặt trận chiếnlược quan trọng, phối hợp với mặt trận quân sự và chính trị để bảo vệ Tổquốc, giành lại độc lập dân tộc, thống nhất đất nước thì bước vào thời kỳ Đổimới, công tác ngoại giao phục vụ kinh tế trở thành nhiệm vụ trọng tâm củangành, đóng góp ngày càng thiết thực, hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinhtế - xã hội đất nước.Với vai trò mở đường, phát huy sức mạnh của ngoại giao chính trị,ngoại giao văn hóa, ngành ngoại giao đã khai thông, mở rộng và đưa quan hệhợp tác của Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đi vàochiều sâu; đi tiên phong trong việc khai mở các thị trường, các lĩnh vực hợptác quốc tế mới. Có thể nói chưa bao giờ Việt Nam có được quan hệ hợp tácquốc tế rộng rãi và bình đẳng với các nước ở khắp các châu lục như ngày nay.Vai trò và vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.Ngày nay, thế giới biết đến Việt Nam không chỉ là dân tộc yêu chuộnghòa bình, quật cường, anh dũng trong chiến tranh, mà còn là đất nước đổi mớithành công, thân thiện, có nhiều tiềm năng, kinh tế phát triển năng động, tíchcực tham gia vào các công việc quốc tế vì hòa bình, hợp tác và phát triển.Trong những thành tựu đáng tự hào đó của cả dân tộc, có sự đóng góp đáng kểcủa ngành ngoại giao trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địaphương và doanh nghiệp trong việc triển khai có hiệu quả ba trụ cột đối ngoạilà ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, kết hợp vớicông tác người Việt Nam ở nước ngoài.Thực hiện đường lối và chính sách đối ngoại đúng đắn, đến nay ViệtNam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 15 nước, quan hệ đối tác toàndiện với 11 nước. Việt Nam đã đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với cácđối tác, nhất là các đối tác quan trọng, đưa khuôn khổ quan hệ đã xác lập đivào thực chất. Những chuyến thăm ngoại giao của Tổng Bí thư Nguyễn PhúTrọng tới Trung Quốc, Hoa Kỳ... và những chuyến thăm của các lãnh đạoĐảng, Nhà nước được triển khai rộng khắp thế giới, cùng với việc chúng tatiếp đón những nguyên thủ và lãnh đạo các nước tới Việt Nam, là minh chứnghùng hồn về thế n ước đang lên, vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế ngàycàng được khẳng định vững chắcTrước tình hình mới đòi hỏi ngoại giao phải chủ động và sáng tạo hơn,nhạy bén và hiệu quả hơn, phối hợp chặt chẽ với các ngành quốc phòng, anninh, kinh tế, tư tưởng văn hóa... để tạo ra sức mạnh tổng hợp, giữ vững môitrường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho sự phát triển của đất nước.Giáo sư Vũ Dương Ninh chia sẻ 70 năm qua ngoại giao đã thực hiệnđược nhiệm vụ của mình, phối hợp với các mặt trận chính trị, quân sự, kinh tế,đem lại thắng lợi, sự phát triển cho đất nước. Bây giờ trong sự phát triển củađường lối đổi mới thì ngoại giao cũng vẫn cần thực hiện đường lối đa dạnghóa, đa phương hóa, tăng cường lực lượng ủng hộ Việt Nam, tức là làm bạnngày càng sâu hơn, rộng hơn. Nhờ đó, Việt Nam đẩy mạnh cuộc đấu tranh bảovệ độc lập tự chủ, đặc biệt là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ các đường biêngiới trên bộ, biển đảo. Với kinh nghiệm đó, với đường lối đúng đắn của Đảngvà Nhà nước, với đội ngũ cán bộ ngoại giao ngày càng đông đảo và nhiềukinh nghiệm, chắc chắn chúng ta sẽ đạt được mục tiêu dân giàu nước mạnh,xã hội dân chủ công bằng văn minh.KẾT LUẬNHiện nay, xu thế chung mà các quốc gia trên thế giới hướng tới là sựhòa bình, hợp tác và phát triển. Các quốc gia ngày càng có nhiều mối quan hệvề kinh tế, chính trị, xã hội.Để những mối quan hệ này trở nên tốt đẹp, bềnvững, một quốc gia cần có quan hệ ngoại giao tốt với các quốc gia khác trongkhu vực và trên thế giới. Việt Nam, sau 30 năm đổi mới, đang có lợi thế rấtlớn là tình hình chính trị, xã hội cơ bản ổn định nhưng chúng ta cũng đangphải đối mặt với nhiều thách thức rất lớn. Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếptục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đaphương hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châmViệt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệmtrong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Nhữngphương châm, đường lối đối ngoại của ta bắt đầu cùng với sự hình thành củanhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đến nay, những chính sách đó vẫn lànhững công cụ sắc bén giúp Việt Nam bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹnlãnh thổ, phát triển về các mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội. Tìm hiểu về chínhsách đối ngoại của Việt Nam giúp ta hiểu rõ về hoạt động ngoại giao của nướcnhà. Từ đó, ta rút ra được những kinh nghiệm quý báu để vận dụng, sáng tạogóp phần phát triển đất nước. Đồng thời, những kiến thức mà ta thu được quatìm hiểu các chính sách ngoại giao, hoạt động ngoại giao cũng giúp ích cho tatrong việc ứng xử, trong công việc hàng ngày. Thời kỳ 1945 – 1946 là thờiđiểm nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới được hình thành. Tại thời điểmnày, tình hình trong nước và quốc tế diễn biến rất phức tạp. Ngoại giao ViệtNam lúc này phải phát huy hết khả năng để giữ vững độc lập, chủ quyền vàđưa đất nước đi lên. Đây là thời kì mà ngoại giao Việt Nam được thể hiện rấtrõ nét với những mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể. Thắng lợi của chính sách đốingoại thời kỳ 1945-1946 đã minh chứng cho đường lối đúng đắn của Đảng,nâng tầm nghệ thuật trong sách lược ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh vàĐảng ta, để lại nhiều kinh nghiệm quý báu trong quan hệ đối ngoại hiện nay./.TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Bộ giáo dục đào tạo: Giáo trình đường lối cách mạng của Đảngcộng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, H.2009.2. Nguyễn Đình Bin, Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Nxb chính trịquốc gia , H.20023. Lê Duẩn, Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủnghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb Sự thật, H, 19704. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VI, Nxb Chính trị quốc gia, H.1986.5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, H.1991.6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấphành Trung ương, khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, H.1992.7. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, H.1996.8. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, H.2001.9. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X, Nxb Chính trị quốc gia, H.2006.10. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011.11. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2000.12. Vũ Đoàn Kết, Chính sách đối ngoại Việt Nam 1945-1975, Nxb Thếgiới, H.2007.13. Nguyễn Phúc Luân, Ngoại Giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệpđộc lập, tự do 1945-1975, Nxb Chính trị quốc gia, H.2001.14. Ngoại giao Việt Nam – 60 năm vì hòa bình, hữu nghị - Trang webcủa Bộ ngoại giao Việt Nam: //www.mofa.gov.vn15. Thông cáo ngoại giao 3/10/1945

Video liên quan

Chủ Đề