Làm thế nào để biết hệ miễn dịch tốt

Hệ miễn dịch kém là nguyên nhân chính khiến cơ thể mất đề kháng trước sự tấn công của các tác nhân gây hại. Tình trạng này nếu để kéo dài có thể dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân khiến hệ miễn dịch suy yếu và cách khắc phục hiệu quả trong bài viết sau.

Hệ miễn dịch kém là gì?

Hệ miễn dịch là tập hợp các tế bào bạch cầu, lympho trong máu, tủy, hạch, lá lách với nhiệm vụ chính là bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Theo các chuyên gia, vị trí phân bố của hệ miễn dịch nhiều nhất là ở các cửa vào của cơ thể bao gồm hệ hô hấp và tiêu hóa.

Bằng cách sinh ra kháng thể hoặc tự tiêu diệt bằng men tiêu hủy và cơ chế thực bào các tác nhân bên ngoài khi xâm nhập vào cơ thể đều bị khu trú và tiêu diệt để không gây bệnh. Tuy nhiên theo thời gian hệ miễn dịch trở nên suy yếu và không thể thực hiện chức năng bảo vệ trên thì người ta gọi đó là hệ miễn dịch kém.

Người có hệ miễn dịch kém sẽ thường xuyên bị mắc bệnh do không có khả năng chống chọi với vi khuẩn

Ở người trưởng thành, hệ miễn dịch được xây dựng và củng cố theo nguyên tắc ghi nhớ. Sau khi tạo ra kháng thể phù hợp, có khả năng tiêu diệt thành công mọi kháng nguyên cơ thể sẽ nhận diện và ghi nhớ cho những lần sau. Cơ chế này được gọi là miễn dịch chủ động.

Ở trẻ sơ sinh, trong những năm tháng đầu đời hệ miễn dịch của trẻ chủ yếu là được thừa hưởng kháng thể từ sữa mẹ. Người ta gọi đó là miễn dịch thụ động. Tuy nhiên theo thời gian, các kháng thể này sẽ suy giảm rất nhanh, nhất là lúc bé bước vào giai đoạn cai sữa. Chính vì thế, khoảng thời gian này bé sẽ thường hay mắc các bệnh nhiễm trùng và đây chính là cơ hội để xây dựng hệ miễn dịch chủ động cho riêng mình. Tuy nhiên đối với một số chủng khuẩn có độc tính cao, gây bệnh nặng cha mẹ không nên chủ quan mà cần chủ động phòng chống bằng cách tiêm vaccin cho bé.

Như vậy có thể hiểu miễn dịch kém là tình trạng hệ thống bảo vệ và phòng ngự của cơ thể bị mất đi khả năng chống chọi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Lúc này hiện tượng nhiễm trùng sẽ thường kéo dài và lặp đi lặp lại nhiều lần. Lâu ngày, các cấu trúc giải phẫu và chức năng sinh lý của các cơ quan sẽ bị ảnh hưởng và sụt giảm nghiêm trọng.

Các loại suy giảm miễn dịch thường gặp

Theo các chuyên gia có hai loại suy giảm miễn dịch là tiên phát và thứ phát. Tuy nhiên dù là hình thức rối loạn nào chăng nữa thì suy giảm miễn dịch đều để lại những hệ quả khó lường. Cụ thể:

  • Suy giảm miễn dịch tiên phát

Suy giảm miễn dịch tiên phát là tình trạng hệ miễn dịch kém đi do các tế bào và protein hoạt động không bình thường. Ước tính cứ khoảng 2.000 người thì sẽ có 1 người được chẩn đoán là suy giảm hệ miễn dịch tiên phát. Hội chứng này thường được phát hiện là do các khiếm khuyết từ di truyền hoặc khiếm khuyết trong gen của hệ miễn dịch. Tuy không có tính lây lan và truyền nhiễm nhưng suy giảm miễn dịch tiên phát có thể di truyền từ đời bố mẹ sang con cái. Vì vậy những người có hệ miễn dịch kém nên chủ động tìm cách khắc phục nếu muốn có con.

  • Suy giảm miễn dịch thứ phát

Là tình trạng hệ miễn dịch kém và yếu đi do các tác nhân bên ngoài như hóa chất, nhiễm trùng tấn công. Theo các chuyên gia những nguyên nhân chính gây suy giảm miễn dịch thứ phát gồm vết bỏng nặng, hóa trị, sự bức xạ, tiểu đường, suy dinh dưỡng, Tình trạng này nếu để kéo dài có thể gây ra AIDS, bệnh bạch cầu, đa u tủy,

Hệ miễn dịch kém một phần là do các vi khuẩn bên ngoài tấn công

Hệ miễn dịch kém nguyên nhân do đâu?

Hệ miễn dịch kém có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi với nhiều cơ chế khác nhau. Nhưng nhìn chung, hội chứng này có thể chia làm 2 nhóm nguyên nhân chính là bẩm sinh và mắc phải. Cụ thể:

Hệ miễn dịch kém do bẩm sinh

  • Rối loạn di truyền: Những bất thường trong bộ gen được thừa hưởng từ cha hoặc mẹ có thể khiến hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu. Lâu ngày trẻ sẽ trở nên mất phòng thủ với những tác nhân có hại bên ngoài. Một số nghiên cứu khoa học cũng cho biết những đứa trẻ sinh ra từ cha mẹ bình thường sẽ có có hệ miễn dịch tối hơn những trẻ sinh ra được thừa hưởng bộ gen lỗi.
  • Rối loạn trong quá trình sản xuất tế bào miễn dịch: Việc thiếu hụt tế bào B, tế bào T hoặc cả hai loại tế bào này sẽ gây ra khiếm khuyết thực bào, giảm gamma globulin trong máu và khiến hệ miễn dịch kém nhạy bén.

Hệ miễn dịch kém do yếu tố khách quan

Bên cạnh yếu tố bẩm sinh thì hệ miễn dịch kém còn xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan dưới đây:

  • Tuổi tác: Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra tuổi càng cao thì khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể càng giảm. Lý do là bởi lúc này các tế bào T bị giảm sút, hệ miễn dịch không đủ sức mạnh để chống lại nhiễm trùng. Chính vì thế khi tuổi càng cao, bạn càng dễ bị các bệnh truyền nhiễm.
  • Chế độ ăn uống: Hệ miễn dịch cũng cần được nuôi dưỡng thông qua chế độ ăn hằng ngày. Vì vậy nếu để cơ thể thường xuyên thiếu chất dinh dưỡng thực bào sẽ bị yếu đi, mất khả năng chiến đấu với những tác nhân lạ. Mặt khác một chế độ ăn uống kém lành mạnh sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá cũng sẽ khiến nội tạng bị tổn thương, hệ miễn dịch suy yếu.
  • Căng thẳng: Hệ thần kinh và các tế bào miễn dịch trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết. Vì vậy khi ta căng thẳng hoặc stress kéo dài, các tế bào kháng virus sẽ bị suy yếu, kèm theo đó là sự gia tăng của những yếu tố gây bệnh. Ngoài ra hormone Cortisol được sản sinh trong trong quá trình căng thẳng cũng sẽ khiến hệ miễn dịch bị ức chế.
  • Lười tập thể dục: Tập thể dục, thể thao thường xuyên không những giúp máu lưu thông mà còn cho phép các tế bào và hệ miễn dịch trong cơ thể thực hiện chức năng của mình hiệu quả. Tuy nhiên nếu để cơ thể ít vận động nguy cơ mắc béo phì và các bệnh truyền nhiễm của bạn sẽ tăng cao.
  • Sử dụng thuốc: Các loại thuốc điều trị như kháng sinh, corticoid có khả năng ức chế hoạt động của tế bào miễn dịch và kích hoạt phản ứng viêm nhiễm xảy ra. Vì vậy nếu sử dụng thường xuyên loại thuốc này hệ miễn dịch sẽ trở lên suy yếu và kém linh hoạt hơn.
  • Ngủ không đủ giấc: Việc để cơ thể thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu ngủ sẽ lượng tế bào Lympho T và Lympho B trong máu có xu hướng giảm. Lâu ngày khiến tuyến phòng thủ của hệ miễn dịch suy yếu, tạo điều kiện cho các kháng nguyên lạ xâm nhập và tấn công.
  • Nhiễm HIV/AIDS: Virus HIV thường kí sinh và gây tổn thương trực tiếp lên hệ miễn dịch. Từ đó khiến tế bào kháng nguyên bị sụt giảm, cơ thể mất khả năng chống đỡ lại các bệnh lý nhiễm trùng tưởng chừng như rất nhẹ.
  • Mắc bệnh đái tháo đường: Tình trạng tăng đường huyết kéo dài không kiểm soát là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn tấn công và làm hệ miễn dịch kém hoạt động.
Những bệnh nhân bị đái tháo đường sẽ có hệ miễn dịch kém hơn những người bình thường

Dấu hiệu nhận biết một hệ miễn dịch kém

Hệ miễn dịch kém là một trong nguyên nhân khiến bạn dễ mắc bệnh. Vậy làm thế nào để nhận biết sự khác thường này? Dưới đây là những dấu hiệu điển hình được các chuyên gia chỉ ra:

  • Hay mắc bệnh: Là dấu hiệu đơn giản nhất để nhận biết hệ miễn dịch có vấn đề. Theo các chuyên gia khi hệ miễn dịch trở nên suy yếu, cơ thể sẽ không đủ sức để chống chọi lại với các tác nhân gây bệnh, kể cả những bệnh tưởng chừng như đơn giản. Vì vậy nếu thấy tần suất các bệnh cảm cúm, cảm mạo tăng lên, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn
  • Hay bị dị ứng: Các phản ứng như ngứa, chảy nước mặt, dị ứng thực phẩm kích ứng da cũng là một trong những điềm báo cho thấy hệ miễn dịch của bạn đang có vấn đề. Bạn cần củng cố nhanh chóng để phòng bệnh hiệu quả.
  • Mất nhiều thời gian lành bệnh: Việc cần nhiều thời gian để cơ thể hồi phục sau cảm lạnh, cảm cúm cũng là dấu hiệu cảnh báo hệ miễn dịch kém hoạt động. Lúc này bạn cần tăng cường chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể dục đều đặn để củng cố lại hàng rào phòng thủ này.
  • Gặp rối loạn tiêu hóa: Hệ tiêu hóa và miễn dịch có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng đầy hơi, chuột rút, tiêu chảy, táo bón, bạn cần hết sức cẩn trọng vì đó là dấu hiệu cho thấy sức đề kháng đang bị sụt giảm nghiêm trọng.
  • Hay bị đau khớp: Xương khớp là cơ quan giúp sản sinh tế bào của hệ miễn dịch vì vậy khi bộ phận này gặp vấn đề thì chứng tỏ hệ miễn dịch của bạn đang bị suy yếu. Cần cảnh giác và tăng cường các biện pháp bảo vệ để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, phòng nguy cơ lây bệnh.
  • Da trở nên sạm và khô: Hệ miễn dịch suy giảm sẽ khiến cơ thể bài tiết chậm chạp và tích tụ độc tố trên da. Tình trạng này nếu để kéo dài sẽ khiến làn da của bạn xuống cấp trở nên thâm sạm và thô ráp.
  • Mắt trở nên mờ và dễ mỏi: Các nhà nghiên cứu Anh cho biết thị lực là một trong những yếu tố phản ánh hoạt động của hệ miễn dịch. Vì vậy khi miễn dịch suy giảm mắt sẽ trở nên mỏi và nhìn mờ hơn. Do đó nếu thấy triệu chứng này tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ để được xác định chính xác nguyên nhân, loại trừ tâm lý các bệnh về mắt.
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi: Cơ thể thường xuyên rơi vào tình trạng mệt mỏi cũng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe suy giảm. Lúc này bạn cần tìm gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và nâng cao hệ miễn dịch hiệu quả.

Cách tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả

Hệ miễn dịch kém có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân. Do vậy ngay khi nhận thấy triệu chứng bạn cần nhanh chóng tìm cách khắc phục để bảo vệ bản thân khỏi những tác nhân lạ. Dưới đây là một số giải pháp giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tăng sức đề kháng và giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Do đó khi hệ miễn dịch suy yếu bạn cần tăng cường bổ sung hàm lượng lớn vitamin và các khoáng chất để cơ thể nhanh chóng phục hồi. Cụ thể:

  • Ăn nhiều chất xơ: Việc tăng cường bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ này sẽ giúp cơ thể chống lại quá trình viêm nhiễm và nuôi dưỡng hệ sinh vật trong đường ruột khỏe mạnh. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ có thể kể đến như: Trái cây, quả hạnh, rau xanh, các loại hạt.
  • Bổ sung chất béo lành mạnh: Các chất béo lành mạnh như dầu ô liu, cá hồi có thể giúp giảm viêm và tăng cường miễn dịch với mầm bệnh. Một vài nghiên cứu khoa học đã chỉ ra dầu ô liu có khả năng ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa lợi khuẩn: Việc tăng cường bổ sung lợi khuẩn từ sữa chua, đồ lên men, sẽ giúp mạng lưới vi sinh vật trong cơ thể phát triển khỏe mạnh, chống lại các sinh vật có hại hiệu quả.
  • Bổ sung tỏi/ gừng: Tỏi và gừng là những thực phẩm có khả năng kháng viêm, giảm đau rất tốt. Vì vậy việc bổ sung thường xuyên sẽ giúp có một ngân hàng kháng sinh tự nhiên, chống lại các tác nhân gây hại.
Bổ sung gừng hoặc tỏi vào trong thực đơn của mình để hệ miễn dịch được khỏe mạnh

Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho hệ miễn dịch thì bạn cũng cần hạn chế một số chất độc hại sau đây:

  • Hạn chế dùng thuốc lá: Thói quen dùng thuốc tác động trực tiếp tới hệ miễn dịch và làm suy giảm sức đề kháng khiến cơ thể mất khả năng chiến đấu với bệnh tật. Do đó để hạn chế viêm nhiễm và tránh gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch bạn cần loại bỏ thói quen này từ bây giờ.
  • Hạn chế rượu bia: Uống rượu bia quá nhiều không chỉ làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch mà còn tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp. Do đó để bảo vệ sức khỏe, bạn nên hạn chế tất cả các đồ uống có cồn.
  • Hạn chế đồ ăn nhiều đường: Các nghiên cứu khoa học cho biết, việc bổ sung nhiều đường có thể sẽ khiến hệ miễn dịch suy yếu, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì. Do đó để tăng cường miễn dịch bạn nên cố gắng hạn chế lượng đường dưới mức 5% calo/ ngày [tương đương khoảng 25gm với chế độ ăn 2.000 calo].

Hạn chế căng thẳng

Giảm căng thẳng, stress là chìa khóa quan trọng để tăng cường và bảo vệ hệ miễn dịch. Lý do là bởi khi căng thẳng kéo dài cơ thể sẽ tự sản sinh ra hormone Cortisol, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuyến phòng ngự trung ương. Đồng thời hoạt động này còn thúc đẩy phản ứng viêm nhiễm, làm mất cân bằng chức năng của các tế bào miễn dịch. Theo các nhà khoa học, tình trạng căng thẳng kéo dài có thể ức chế phản ứng miễn dịch ở trẻ nhỏ, khiến các hoạt động cơ thể gặp nhiều khó khăn. Do đó để hạn chế tình trạng miễn dịch suy giảm bạn nên học cách kiểm soát và cân bằng tinh thần bằng cách ngồi thiền, học vẽ, tập yoga, Nếu cảm thấy khó kiểm soát căng thẳng, bạn cũng có thể đến gặp trực tiếp nhà tư vấn tâm lý và các bác sĩ để được hỗ trợ.

Thể dục, thể thao thường xuyên

Mặc dù tập thể dục với cường độ cao có thể khiến hệ thống miễn dịch bị ức chế. Tuy nhiên nếu duy trì ở mức độ vừa phải thì đây lại là cách giúp tăng sức đề kháng hiệu quả.

Theo các nhà khoa học, một buổi tập thể dục đúng cách có hiệu quả tương đương với vắc xin tăng cường cho hệ miễn dịch kém. Không những thế hoạt động này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính mà, tăng cường khả năng giải phóng Endorphin, kiểm soát căng thẳng hiệu quả.

Bên cạnh đó tập thể dục ở mức độ vừa phải còn có thể làm giảm viêm và giúp các tế bào miễn dịch tái tạo thường xuyên hơn. Vì vậy để giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường miễn dịch mỗi ngày bạn nên dành ra khoảng 20-30 phút để đi bộ, đạp xe, bơi lội,

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ và tình trạng miễn dịch của cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vì vậy nếu giấc ngủ không được đảm bảo, cơ thể có khả năng mắc bệnh cao hơn bình thường. Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày có nguy cơ bị cảm lạnh cao hơn những người ngủ từ 6 tiếng trở lên.

Ngủ nghỉ không chỉ là thời gian để cơ thể tái tạo và phục hồi năng lượng mà còn cho phép hệ miễn dịch sản sinh sức đề kháng. Do đó để bảo vệ cơ thể tốt nhất, mỗi ngày bạn nên ngủ trên 7 tiếng đối với người trường thành và 8-10 tiếng đối với trẻ nhỏ. Trường hợp gặp khó khăn khi vào giấc, bạn có thể thử áp dụng những biện pháp như tắt thiết bị điện tử, sử dụng mặt nạ ngủ, tập thể dục thường xuyên,

Sử dụng nước ion kiềm

Một trong những biện pháp giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể được khỏe mạnh là bổ sung nước thường xuyên. Tuy nhiên uống nước thôi là chưa đủ mà nguồn nước còn phải được đảm bảo vệ sinh và chất lượng. Với công nghệ điện phân cao cấp, nước ion kiềm là giải pháp tăng sức đề kháng được các chuyên gia hàng đầu Nhật Bản khuyên dùng. Nguồn nước này sở hữu nhiều lợi ích với sức khỏe nhờ chứa những đặc tính quan trọng như:

Sử dụng nước ion kiềm để tăng cường sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch
  • Nguồn nước giàu hydrogen, có khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do gây bệnh.
  • Nước giàu tính kiềm nên giúp trung hòa axit dư thừa, cân bằng độ pH hiệu quả. Mặc dù có tính kiềm như rau xanh nhưng nhờ khả năng thẩm thấu và chuyển hóa nhanh mà cơ thể không cần mất quá nhiều thời gian để hấp thụ.
  • Đặc biệt, loại nước này còn rất giàu vi khoáng tự nhiên như Na, K, Mg, nên khi đi vào cơ thể sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch kém, phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.

Hạn chế dùng kháng sinh

Sử dụng kháng sinh quá mức có thể khiến hệ miễn dịch kém hoạt động hơn bình thường. Lý do là bởi ngoài chức năng tấn công các vi khuẩn gây bệnh, các loại thuốc này còn tiêu diệt luôn cả lợi khuẩn và các tế bào kháng thể của hệ miễn dịch. Khi các kháng thể chết đi, đồng ngừa với việc hệ miễn dịch bị mất đi khả năng phòng thủ, không đủ sức để chống chọi lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus.

Do đó để bảo vệ cơ thể và ngăn ngừa tình trạng hệ miễn dịch kém hoạt động bạn nên hạn chế dùng kháng sinh, trừ trường hợp được chỉ định. Đối với những bệnh vặt như cảm cúm, cảm mao, đau nhức cơ thể bạn có thể sử dụng một số mẹo vặt dân gian từ mật ong, chanh, tỏi để cải thiện triệu chứng.

Tiêm vacxin hoặc các thực phẩm chức năng

Bổ sung vacxin hoặc các thực phẩm chức năng cũng là giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh. Theo các nhà khoa học, vacxin là chế phẩm được tạo ra từ những kháng nguyên có nguồn gốc vi sinh vật gây bệnh hoặc mang cấu trúc tương tự. Do đó khi tiêm vacxin vào người, hệ miễn dịch trong cơ thể sẽ dần thích nghi và tạo kháng thể mới. Quá trình này diễn ra sau khi hệ thống miễn dịch đã nhận diện và ghi nhớ kẻ thù ở những lần tiếp theo. Ngoài vacxin bạn cũng có thể bổ sung cho cơ thể vitamin và các loại thực phẩm chức năng để bù vào khoảng trống về mặt dinh dưỡng. Tuy nhiên việc sử dụng bất kỳ loại vacxin hoặc thực phẩm chức năng nào cũng cần sự chỉ định từ bác sĩ.

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh

Theo các chuyên gia người có hệ miễn dịch kém nên hạn chế tiếp xúc với những bệnh nhân bị cảm cúm hoặc mắc các bệnh lây nhiễm. Việc tiếp xúc gần có thể khiến virus gây bệnh lây lan từ người này sang người khác thông qua giọt bắn hoặc cử chỉ thân mật.Bên cạnh đó, bạn cũng nên khử trùng sạch sẽ những vật dụng trong gia đình. Bởi vi khuẩn, virus thường sinh sống trên các bề mặt tay cầm cửa, điều khiển từ xa,

Hệ miễn dịch kém do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra. Do đó ngay khi phát hiện ra triệu chứng bạn cần tăng cường bằng nhiều cách khác nhau. Liên hệ với Vua Điện Giải để được tư vấn về máy lọc nước ion kiềm- giải pháp tăng sức đề kháng ngay từ trong gia đình.

Máy điện giải
Thay lõi lọc
Vệ sinh điện cực
Thay muối điện phân
  • Sản phẩm chính hãng, mẫu mã đa dạng.
  • Chuyên gia sức khỏe đồng hành 24/7.
  • Quy trình test nước 9 bước độc quyền.
  • Lắp đặt và tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Nhật.
  • Bảo hành chính hãng, bảo dưỡng trọn đời.
Showroom 0969 56 8886

Video liên quan

Chủ Đề