Lập bảng ngân sách cá nhân Công nghệ 10

1. Xác lập cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp:

a. Đặc trưng của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp gồm những bộ phận, cá nhân khác nhau, có mối quan hệ phụ thuộc nhau, được chuyên môn hoá để thực hiện mục tiêu xác định cua doanh nghiệp. 

- Có hai đặc trưng cơ bản là: Tính tập trung và tính tiêu chuẩn hóa

- Tính tập trung: Thể hiện quyền lực của tổ chức tập trung vào một cá nhân hay bộ phận.

- Tính tiêu chuẩn hóa: Đòi hỏi các bộ phận, các cá nhân trong doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi nội quy , quy chế của doanh nghiệp.

b. Mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

Mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp có các đặc điểm sau:

- Giám đốc.

Các nhân viên bán hàng khác nhau.

- Nhân viên kế toán.

 

Lập bảng ngân sách cá nhân Công nghệ 10

Cấu trúc đơn giản

Cấu trúc phức tạp

+ Số lượng nhân viên ít
+ Quyền quản lý nhân viên tập trung vào một người (giám đốc)

+ Số lượng nhân viên nhiều + Nhiều phòng ban

+ Quyền quản lý được phân bổ cho một số người: giám đốc, các trưởng bộ phận

2. Tổ chức thực hiện kế hoach kinh doanh của doanh nghiệp 

Vai trò: Biến các kế hoạch của doanh nghiệp thành những kết quả thực tế, thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp 

a. Phân chia nguồn lực

- Nguồn lực của doanh nghiệp gồm:

- Tài chính (tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp  …)

- Nhân lực (sử dụng đúng người đúng công việc…)

- Các nguồn lực khác (trang thiết bị, máy móc…) sử dụng theo nguyên tắc có hiệu quả.

b. Theo dõi thực hiện kế hoạch

- Phân công người theo dõi từng công việc

- Kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện kế họach

3. Tìm kiếm nguồn vốn

- Vốn của chủ doanh nghiệp.

- Vốn của các thành viên.

- Vốn vay.

- Vốn của người cung ứng.

Lập bảng ngân sách cá nhân Công nghệ 10

II. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1. Hạch toán kinh tế 

a. Khái niệm

Là việc tính toán chi phí và doanh thu của doanh nghiệp bằng đơn vị tiền tệ

b. Ý nghĩa

Giúp chủ doanh nghiệp có biện pháp điều chỉnh kinh doanh cho phù hợp.

Doanh thu > chi phí → có lãi.

Doanh thu < chi phí → thua lỗ

c. Nội dung cơ bản

- Xác định doanh thu.

- Xác định chi phí.

- Xác định lợi nhuận kinh doanh.

d. Phương pháp hạch toán

- Phương pháp xác định danh thu:

Doanh thu của doanh nghiệp = số lượng sản phẩm bán được x giá bán một sản phẩm

- Phương pháp xác định chi phí kinh doanh:

+ Chi phí mua nguyên, vật liệu

+ Chi phí tiền lương.

+ Chi phí mua hàng hoá.

+ Chi phí cho quản lí doanh nghiệp.

2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Lập bảng ngân sách cá nhân Công nghệ 10

- Doanh thu và thị phần: phản ánh kết quả kinh doanh về quy mô

- Lợi nhuận: phản ánh hiệu quả kinh doanh

- Mức giảm chi phí là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lí

- Tỉ lệ sinh lời là sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và vốn đầu tư, cho biết 1 đồng vốn ứng với bao nhiêu đống lời trong 1 thời gian nhất định

- Các chỉ tiêu khác :

+ Việc làm và thu nhập cho người lao động

+ Mức đóng góp cho ngân sách

+ Mức độ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

III. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Xác định cơ hội kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp

- Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực

- Đổi mới công nghệ kinh doanh

- Tiết kiệm chi phí

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Quản lí doanh nghiệp, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

- Nêu ra được nội dung công việc quản lí doanh nghiệp.

- Chỉ ra được nội dung của tổ chức hoạt động kinh doanh, nội dung đánh giá hiệu quả kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Giải thích được mối quan hệ các nội dung quản lí doanh nghiệp.

1. Khái niệm kế hoạch kinh doanh:

Là văn bản thể hiện mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong thời kì nhất định.

2. Các căn cứ để lập kế hoạch:

- Dựa vào nhu cầu của thị trường, thể hiện ở hợp đồng hay đơn đặt hàng.

- Dựa vảo sự phát triển của kinh tế xã hội: Phát triển sản xuất hàng hoá, thu nhập của dân cư.

- Dựa vào pháp luật hiện hành: Chủ trương, đường lối, chính sách của nhà nước.

- Dựa vào khả năng của doanh nghiệp: nguồn vốn, trình độ, công nghệ, lao động, trang thiết bị, nhà xưởng.

II. Nội dung và phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp:

1. Nội dung kế hoạch

5 nội dung chính của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là:

- Kế hoạch bán hàng

- Kế hoạch mua hàng

- Kế hoạch tài chính

- Kế hoạch lao động

- Kế hoạch sản xuất

2. Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp

a. Kế hoạch bán hàng: 

Bán cái gì? Khi nào bán? Bán bằng cách nào?

Kế hoạch bán hàng = Mức bán hàng thực tế trong thời gian qua +(-) Các yếu tố tăng (giảm)

Cơ sở xác định: Tổng hợp nhu cầu thị trường.  Dự đoán nhu cầu thị trường.

Ví dụ 1: Mức bán hàng thực tế của danh nghiệp Hữu Hoàng năm qua là 5 tỉ đồng. Năm nay dự kiến phấn đấu thêm 240 triệu đồng. Hãy xác định kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp mỗi tháng trong năm?

Trả lời: Mỗi tháng kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp tăng thêm 240 triệu :12 tháng = 20 (triệu đồng)

Ví dụ 2: Mức bán hàng thực tế của danh nghiệp Phúc Khang năm qua là 5 tỉ đồng. Năm nay dự kiến phấn đấu thêm 240 triệu đồng. Hãy xác định kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp mỗi tháng trong năm?

Trả lời: Mỗi tháng kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp tăng thêm 240 triệu :12 tháng = 20 (triệu đồng)

b. Kế hoạch mua hàng: 

Cần mua hàng gì? Khi nào mua? Mua bằng cách nào?...

Kế hoạch mua hàng = Mức bán kế hoạch +(-) Nhu cầu dự trữ hàng hoá

Cơ sở xác định: sự phù hợp cả về số lượng, mặt hàng, thời gian… với kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp.

Ví dụ: Cửa hàng bác An bán mỗi ngày 10 két bia, để dự trữ 2 két. Hãy xác định kế hoạch mua bia của cửa hàng trong ngày?

Trả lời: Kế hoạch mua bia trong ngày của cửa hàng là 12 (két bia)

c. Kế hoạch sản xuất:

Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào..

Kế hoạch sản xuất = Năng lực sản xuất 1 tháng x số tháng

Cơ sở xác định:  căn cứ vào năng lực sản xuất và  nhu cầu thị trường về sản phẩm đó trong một khoảng thời gian nhất định (quý,năm….)

Ví dụ: Một doanh nghiệp X có năng lực sản xuất 10.000 sản phẩm/ tháng. Nhu cầu thị trường đang cần sản phẩm đó của doanh nghiệp. Xác định kế hoạch sản xuất trong 1 năm của danh nghiệp?

Trả lời: Kế hoạch sản xuất trong 1 năm của danh nghiệp X là: 10.000 sản phẩm / tháng x12 tháng =120.000 (sản phẩm)

d. Kế hoạch lao động: 

Cần bao nhiêu lao động, tay nghề và trình độ như thế nào? bộ phận nào cần? khi nào cần? Bố trí ra sao?.

Kế hoạch lao động cần sử dụng = Doanh số bán hàng (dịch vụ) / Định mức lao động của một người

Kế hoạch lao động của doanh nghiệp thể hiện số lượng lao động cần sử dụng và từng loại lao động phù hợp với kế hoạch lao động.

Ví dụ: Danh số bán hàng của doanh nghiệp Y là 12.000 sản phẩm / tháng. Định mức lao động của một người mỗi tháng là 300 sản phẩm. Xác định kế hoạch lao động cần sử dụng của doang nghiệp X?

Trả lời: Kế hoạch lao động cần sử dụng của doanh nghiệp Y là 12.000 : 300 = 40 (người)

e. Kế hoạch tài chính: 

Huy động bằng cách nào? phục vụ vào mục đích gì? Khi nào cần?....

Sản phẩm của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở năng lực sản xuất và căn cứ vào nhu cầu thị trường về sản phẩm đó trong một khoảng thời gian nhất định (quý, năm…).

Kế hoạch vốn của doanh nghiệp = Vốn hàng hoá + Tiền công + Tiền thuế

Cơ sở xác định: căn cứ vào nhu cầu mua hàng hoá, tiền trả công lao động, tiền nộp thuế. 

Ví dụ: Danh nghiệp Z dự kiến sử dụng 100 triệu đồng cho việc mua nguyên liệu sản xuất giày dép,100 triệu đồng  trả lương cho công nhân tháng đầu tiên, 10 triệu đồng tiền thuế / năm (nộp thuế một lần). Xác định kế hoạch vốn của doanh nghiệp?  

Trả lời: Kế hoạch vốn của doanh nghiệp Z là: 210 (triệu đồng)

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Xác định kế hoạch kinh doanh, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

- Biết được các căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

- Biết được nội dung và phương pháp xác định kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ.