Lắp còi nhại xe máy có bị phạt không

.

Cập nhật lúc: 22:52, 28/08/2017 [GMT+7]

Những chiếc còi “độ” phát ra tiếng kêu lớn đang được một số người lùng mua trang bị cho chiếc xe của mình để gây chú ý khi đi trên đường. Tuy nhiên, các loại còi xe có âm thanh “khủng” được sử dụng tràn lan hiện nay tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông, gây mất an ninh trật tự.

Thợ sửa xe đang “chế” còi “khủng” theo yêu cầu của khách hàng.

Tại các cửa hàng bán phụ tùng xe máy ở TP.Biên Hòa không thiếu những món “đồ chơi” cho các loại xe 2 bánh. Từ đèn xi-nhan, đèn chiếu, gương chiếu hậu…, đến những chiếc còi phát ra với âm thanh “khủng”.

* Loại nào cũng có

Theo tìm hiểu của phóng viên, khách mua còi “độ” không chỉ là các thanh niên “choai choai”, mà cả một số người đứng tuổi cũng muốn mua loại linh kiện này để gắn vào xe. Mặt hàng này có đủ chủng loại nhằm phục vụ người chơi. Tuy nhiên, loại thông dụng nhất, tiếng kêu thuộc dạng lớn vẫn là những chiếc còi điện có công suất 3A-12V trở lên.

H.T., chủ một cửa hàng bán phụ tùng xe máy trên đường Phạm Văn Thuận, đoạn gần cầu Mương Sao [TP.Biên Hòa], cho biết bình thường xe máy đều có gắn một chiếc còi đơn. Lúc đầu thì tiếng kêu của chiếc còi khá lớn, nhưng sau một thời gian sử dụng còi bắt đầu có hiện tượng rè, bị mất tiếng hoặc không đủ độ lớn để báo hiệu. Ngoài ra, có một số loại còi kém chất lượng, lúc rửa xe hoặc bị vào nước sẽ bị  “chết”.

Còn còi xe máy “độ” được người chơi ưa chuộng bởi có thể phát ra những tiếng “độc”, như: còi hụ của xe Cảnh sát 113; còi ô tô, xe buýt… Những chiếc còi này có cấu tạo như đèn đôi của xe hơi, gồm 1 chiếc âm trầm [ký hiệu là L] và 1 chiếc âm cao [ký hiệu chữ H]. Dân độ “còi” chuyên nghiệp thường gọi là còi đực và còi cái.

Nói xong, H.T. lôi đủ loại còi ra thử cho khách. Chỉ cần chập 2 dây điện của chiếc còi vào bình ắc-quy, ngay lập tức thứ âm thanh vang dội, chát chúa phát ra khiến những người đứng gần đó phải giật mình.

Các loại còi này chủ yếu lấy từ những cửa hàng bán phụ tùng xe máy ở TP.Hồ Chí Minh. Giá cả tùy thuộc nơi sản xuất, có chiếc chỉ vài chục ngàn đồng, loại trung bình 200-300 ngàn đồng, thậm chí 400-500 ngàn đồng không chừng. Còi càng “độc”, tiếng kêu càng to thì giá cả càng “chát”.

Ngoài các tiệm bán phụ tùng xe máy nổi tiếng trên đường Phạm Văn Thuận, cửa hàng bán phụ tùng xe máy H.P. ở gần Công viên 30-4 [phường Tân Biên, TP.Biên Hòa] được nhiều người chơi xe rỉ tai nhau về việc sẵn sàng đáp ứng nhu cầu từ A đến Z của dân “độ” còi xe máy.

Cửa hàng này có nhiều dân chơi xe khu vực TP.Biên Hòa và các huyện lân cận tìm đến vì ở đây cung cấp nhiều loại còi “độc”, bảo đảm không đụng “hàng”. Ngoài những chiếc còi “zin”, cửa hàng còn cung cấp các loại còi secondhand được tháo từ xe ô tô cũ. Dù vậy, phụ kiện này vẫn được nhiều người ưa chuộng nhờ chất lượng tốt, âm thanh khủng và giá “mềm”.

“Còi xe máy có nhiều loại lắm, từ bắt chước tiếng còi của các loại xe khác đến tiếng bíp to gấp mấy chục lần so với bản gốc. Bảo đảm chỉ cần bấm còi là người đi đường dạt ra hết vì sợ hãi, bất ngờ” - L. [27 tuổi, ngụ phường Hố Nai, TP.Biên Hòa], khách mang chiếc xe hiệu Yamaha Exciter 135 đến cửa hàng H.P. “độ” còi, lên tiếng.

Một chiếc còi “khủng” được giới thiệu có thể phát ra âm lượng lớn khiến nhiều người đi đường hốt hoảng.

* Khiếp vía với tiếng còi “khủng”

Để hoàn thiện chiếc còi “khủng”, đòi hỏi thợ “độ” phải biết “chế” làm sao để còi bền và không bị phát hiện. Bởi, kích cỡ loại còi “độ” thường to hơn còi xe máy bình thường nên khi lắp ráp phải qua một công đoạn “chế” mới có thể thích ứng được.

Đem chiếc còi vừa mua ở cửa hàng bán phụ tùng xe máy đến một tiệm sửa xe, L. được thợ tư vấn khá tận tình. Tuy nhiên, để chiếc còi hoạt động, người chơi phải mua thêm rơ-le đấu nối vào bình ắc-quy. Nếu khách thích kín thì thợ sẽ cắt bớt phần đầu rồi gắn vào trong hộc kín. Gắn như vậy tiếng kêu nhỏ hơn, còn để hẳn bên ngoài sẽ phát ra âm thanh “khủng” gấp nhiều lần.

Đây chỉ một trong những cách “độ” còi bình thường của dân chơi mà nhiều người cũng biết. Nhiều thợ sửa xe không ngại chỉ cho khách nhiều kiểu “độ” tinh vi và dễ thao tác nhằm đối phó với việc kiểm tra của lực lượng chức năng.

Sau một hồi loay hoay, chiếc xe của L. được “chế” thêm một công tắc chuyển nằm ở dưới tay lái bên trái. Chỉ cần gạt qua là có thể sử dụng còi một cách dễ dàng; trường hợp có cảnh sát giao thông kiểm tra thì chuyển sang công tắc còi xe bình thường.

Theo chia sẻ của L., còi rú lên tiếng ngân giống còi ô tô và có thể hụ như xe cảnh sát. Mỗi lần phát ra thời lượng rất dài và lớn, do đó L. yêu cầu thợ “chế” thêm phụ kiện, bằng cách lấy nguồn phát còi từ tay thắng. Chỉ cần không bóp thắng thì chiếc còi “độc” sẽ ngưng hoạt động, tắt ngay lập tức.

Trên nhiều tuyến đường, tiếng còi “khủng” vẫn thường vang lên làm náo động cả một khu vực. Đặc biệt, vào các tối cuối tuần, trên đường đông đúc phương tiện qua lại hoặc khi diễn ra các sự kiện, lễ hội lớn lại xuất hiện vài thanh niên tụ tập chạy theo nhóm bấm còi, nẹt pô xe ầm ĩ. Điều này khiến người tham gia giao thông không khỏi bức xúc, bởi lúc nghe thấy tiếng còi xe cấp cứu, xe cảnh sát mọi người sẵn sàng nép vào lề nhường đường, nhưng sau đó nhìn lại không phải xe ưu tiên mà chỉ là xe máy bình thường. Nhiều trường hợp khi nghe tiếng còi “khủng”, người điều khiển phương tiện đã hốt hoảng giật mình, luống cuống dẫn đến va chạm giao thông, gây thương tích.

Ngoài nguy cơ mất an toàn giao thông và an ninh trật tự thì việc tự tiện “độ” còi xe một cách vô tội vạ có thể dẫn đến tình trạng cháy, nổ do chập điện. Vì vậy, với những trường hợp bị phát hiện cần phải kiên quyết xử lý nghiêm, không để tình trạng này gây nguy hiểm đến người đi đường.

Dương Ngọc

TT - Thời gian gần đây trên địa bàn thành phố xuất hiện các loại xe môtô, ôtô được người điều khiển phương tiện tự gắn thêm một số loại còi, đèn, thậm chí thay đổi hình dáng không đúng theo qui định. Các trường hợp này sẽ bị xử phạt như thế nào?

Thượng tá Phạm Văn Thịnh [ảnh], trưởng Phòng cảnh sát giao thông [CSGT] đường bộ Công an TP.HCM - cho biết:

- Ngay sau khi xuất hiện tình trạng này, Phòng CSGT đã chỉ đạo cho lực lượng CSGT các quận, huyện lưu ý tuần tra, phát hiện và xử phạt nghiêm không để rộ lên gây mất trật tự trị an và có thể cả tai nạn giao thông. Bước đầu đã phát hiện và xử phạt nhiều trường hợp vi phạm nói trên.

* Tự gắn còi không đúng âm lượng, như còi có tiếng nhạc inh ỏi, tiếng heo kêu, chó sủa, gà gáy... hoặc gắn đèn chớp, nháy, đèn ánh sáng trắng trong bánh xe gây lóa mắt cho người đi chiều ngược lại thì mức xử phạt cụ thể ra sao?

- Hành vi vi phạm này được xử phạt theo nghị định 152 của Chính phủ qui định về xử lý hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Đối với xe môtô, điều 3 [khoản 5] qui định xe không được quyền ưu tiên sử dụng tín hiệu còi, cờ, đèn của xe ưu tiên cũng như xe được quyền ưu tiên nhưng sử dụng tín hiệu còi, cờ, đèn của xe ưu tiên không đúng qui định, thì bị phạt tiền 150.000 đồng và phạt bổ sung tịch thu còi, cờ, đèn trái qui định. Nếu sử dụng còi ôtô hoặc còi vượt quá âm lượng qui định thì phạt tiền 150.000 đồng và tịch thu còi.

Đối với ôtô, điều 12 [khoản 5] qui định nếu gắn còi, cờ, đèn không đúng qui định thì phạt tiền 400.000 đồng, đồng thời tịch thu còi, cờ, đèn trái qui định. Trường hợp không có còi hoặc có còi nhưng không đúng tiêu chuẩn về âm lượng thì phạt tiền 150.000 đồng và tháo bỏ thiết bị lắp thêm không đúng qui định.

Nếu tự ý thay đổi hoặc cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước xe không đúng thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì bị phạt tiền đến 4 triệu đồng, đồng thời buộc khôi phục hình dáng, kích thước ban đầu [đối với ôtô] và phạt 750.000 đồng đối với môtô.

* Tình trạng vi phạm nêu trên xuất hiện ngày càng nhiều, phải chăng lực lượng CSGT đã bị động trong việc phát hiện, xử phạt?

- Mặc dù khó có thể kiểm tra, phát hiện hết được nhưng chúng tôi coi đây là vi phạm của nhóm đối tượng dàn hàng ngang, đua xe trái phép nên kiên quyết phát hiện, xử lý triệt để. Chúng tôi kiến nghị các cơ quan chức năng tìm hiểu nguồn gốc nhập các loại thiết bị không được phép nhập nói trên, để có các biện pháp ngăn chặn ngay từ “đầu vào”.

V.H.Q. thực hiện

Sử dụng còi xe không đúng quy định có thể nhận mức phạt lên đến một triệu đồng [Nguồn: Sưu tầm]

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, chủ phương tiện vi phạm lỗi sử dụng còi xe không đúng cách khi tham gia giao thông sẽ chịu mức phạt như sau:

Loại phương tiện

Hành vi

Mức phạt 

Căn cứ điều luật

Xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy

Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về tiếng ồn

- Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng 

- Tịch thu còi xe ô tô

Điểm d khoản 1 và điểm a khoản 4, Điều 17

Bấm còi, rú ga liên tục trong khu dân cư, khu đô thị [trừ những xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định]

- Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng 

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông

Điểm c, khoản 3 và điểm c, khoản 10, Điều 6

Bấm còi trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau trong khu dân cư, khu đô thị [trừ những xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định]

- Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông

Điểm n, khoản 1 và điểm c, khoản 10, Điều 6

Điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng còi không có tác dụng

Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng

Điểm a, khoản 1, Điều 17

Xe ô tô [bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo] và các loại xe tương tự xe ô tô 

Điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định

- Phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng

- Tịch thu còi nếu vượt quá âm lượng 

Điểm d, khoản 4; và điểm b, khoản 6, Điều 16

Bấm còi trong khu đông dân cư, đô thị trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau [trừ xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định]

Phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng

Điểm g, khoản 1, Điều 5

Điều khiển xe không có còi hoặc có còi nhưng không có tác dụng

- Phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng

- Buộc phải lắp đầy đủ thiết bị, thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định

Điểm b, khoản 2, và điểm a, khoản 7, Điều 16

Bấm còi, rú ga liên tục, bấm còi hơi trong đô thị, khu đông dân cư, trừ xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định

- Phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông

Điểm b, khoản 3, và điểm c, khoản 11, Điều 5

2. Quy định về hình thức nộp phạt khi phạm lỗi sử dụng còi xe

Theo Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Nghị định 97/2017/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung, quy định về hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt như sau:

- Khoản 1: Cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện việc nộp tiền phạt thông qua các hình thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính. Người vi phạm có thể nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam.
  • Nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích.
Quy định về thủ tục nộp tiền phạt vi phạm lỗi sử dụng còi xe vào Kho bạc nhà nước [Nguồn: Sưu tầm]

- Khoản 2: Trong trường hợp quyết định xử phạt chỉ áp dụng hình thức phạt tiền mà cá nhân bị xử phạt không cư trú, tổ chức bị xử phạt không đóng trụ sở tại nơi xảy ra hành vi vi phạm thì theo đề nghị của cá nhân, tổ chức bị xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt quyết định nộp tiền phạt theo hình thức nộp phạt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và gửi quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt nộp phạt vào tài khoản Kho bạc nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày tiền phạt được nộp vào tài khoản của Kho bạc nhà nước, thì người tạm giữ các giấy tờ để bảo đảm cho việc xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính phải gửi trả lại cá nhân, tổ chức bị xử phạt các giấy tờ đã tạm giữ qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm. Chi phí gửi quyết định xử phạt và chi phí gửi trả lại giấy tờ do cá nhân, tổ chức bị xử phạt chi trả.

- Khoản 3: Trường hợp cá nhân đề nghị hoãn thi hành quyết định phạt tiền hoặc cá nhân, tổ chức đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 76 và Điều 79 Luật xử lý vi phạm hành chính phải có đơn đề nghị gửi người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn 05 ngày làm việc tính từ ngày nhận được quyết định xử phạt.

- Khoản 4: Trường hợp cá nhân đề nghị giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt theo quy định tại Điều 77 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì phải có đơn đề nghị gửi người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày làm việc, trước khi hết thời hạn hoãn ghi trong quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt.

- Khoản 5: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần, thì người đã ra quyết định xử phạt phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người đề nghị; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do.

- Khoản 6: Trường hợp nộp chậm tiền phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì cơ quan thu tiền phạt căn cứ vào quyết định xử phạt để tính và thu tiền chậm nộp phạt.

- Khoản 7: Quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt; giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt; nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản.

Thời gian xem xét, quyết định giảm, miễn phần còn lại hoặc cho phép nộp tiền phạt nhiều lần không tính là thời gian chậm nộp tiền phạt.

- Khoản 8: Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Sử dụng còi xe sai quy định không những gây ô nhiễm tiếng ồn mà còn ảnh hưởng đến người tham gia giao thông [Nguồn: Sưu tầm]

Việc sử dụng còi xe sai quy định không những gây tình trạng ô nhiễm tiếng ồn mà còn ảnh hưởng đến người tham gia giao thông, người sinh sống trong khu vực dân cư, đô thị. Vì vậy, người điều khiển phương tiện chỉ nên bấm còi khi cần thiết để thể hiện văn hóa tham gia giao thông cũng như tránh được lỗi xử phạt không đáng có. 

Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thông tin chi tiết về các dòng xe máy điện và ô tô VinFast có thể truy cập website của VinFast hoặc liên hệ tới tổng đài 1900 23 23 89 để được chuyên viên tư vấn. 

* Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo.

>> Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề