Lê thị chợ là ai

LÊ THỊ RIÊNG - Người nữ anh hùng cộng sản kiên trung, bất khuất

13-10-2018

Người nữ Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Lê Thị Riêng đã trở thành biểu tượng đầy tự hào về tấm gương người nữ cộng sản kiên trung, bất khuất, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà; Bà cũng là người vợ, người mẹ thủy chung son sắt, dành trọn tình thương yêu ngọt ngào nhất cho chồng con; xứng đáng với 8 chữ vàng Bác Hồ kính yêu đã dành tặng cho Phụ nữ Việt Nam “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang”.

Ảnh - Gia đình nữ anh hùng Lê Thị Riêng

Nữ anh hùng liệt sĩ Lê Thị Riêng sinh năm 1925 nơi làng quê sông nước Giá Rai, Bạc Liêu. Trước cảnh nước mất nhà tan, nhân dân lầm than, cơ cực dưới ách áp bức bóc lột của bọn địa chủ cường hào và ách thống trị của bọn thực dân Pháp, Bà đã sớm giác ngộ và tham gia cách mạng khi tuổi đời chỉ vừa đôi mươi, cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.         Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đã thổi luồng sinh khí mới vào lòng dân tộc. Bằng trái tim yêu nước thiết tha, ý chí kiên định theo đuổi lý tưởng cao cả và nhiệt huyết sôi sục của tuổi trẻ, Bà không từ nan bất cứ công việc, nhiệm vụ gì tổ chức giao phó. Tháng 3/1946, Bà tham gia công tác phụ nữ huyện Giá Rai, phụ nữ cứu quốc tỉnh Rạch Giá, rồi trở thành Ủy viên Ban Chấp hành Phụ nữ Nam bộ vào năm 1949. Ở cương vị nào, Bà đều hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong công tác xây dựng phong trào, vận động quần chúng, được mọi người tin yêu và kính phục.          Năm 1954, sau khi hiệp định Genève được ký kết, Bà tiếp tục tham gia các phong trào cách mạng chống chế độ độc tài phát-xít của Mỹ - Diệm. Cũng trong thời gian này, Bà lập gia đình và sau đó sinh được hai con. Năm 1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam ra đời, Bà được bầu làm Phó Hội trưởng Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ giải phóng và Ủy viên Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam. Trước cuộc chiến tranh ngày càng khốc liệt, Bà đành phải gởi 2 con ra miền Bắc và cuối năm 1960, chồng Bà hi sinh ở một xóm nhỏ Đông Yên, xã Đông Hòa [Dĩ An, Biên Hòa]. Những dòng nhật kí ghi ngày 9/2/1962, Bà đã viết về nỗi đau đớn của mình khi hay tin chồng hi sinh, nỗi nhớ thương con và dặn lòng quyết tâm chiến đấu: “…Bao nhiêu mong nhớ đợi chờ làm tắt ngấm! Đời tôi đã trải qua lắm lần tang tóc như thế, nhưng không lần nào sâu nặng bằng lần này. Còn lại 2 con sống xa mẹ, chúng là nguồn hạnh phúc, là sức mạnh giúp tôi hăng hái đi lên, không bao giờ lùi bước. Tôi sẽ chiến đấu cho hạnh phúc không tan, cho con sớm gần mẹ, cho mọi người không còn tang tóc, chia ly…”.

Bà cũng là một cây viết xã luận sắc xảo của Báo Phụ nữ Giải phóng.

        Năm 1965, khi đang là Khu ủy viên Sài Gòn - Gia Định, Bà được giao giữ nhiệm vụ Trưởng Ban Phụ vận Sài Gòn - Gia Định [T4], phụ trách cánh đô thị và nông thôn. Ngày 9/5/1967, trên đường đi công tác, nữ chiến sĩ Lê Thị Riêng bị tên phản cách mạng Ca Vĩnh Phối nhận mặt, chỉ điểm cho bọn mật vụ bắt và giam giữ tại khám Chí Hòa. Bọn địch dùng đủ chiêu bài tâm lý dụ dỗ, mua chuộc… bất thành, chuyển sang thực hiện những cực hình tra tấn man rợ nhất như: đánh đập, châm điện, đốt trơ xương ngón tay, đánh toét hai bàn chân…, hòng làm khuất phục người nữ chiến sĩ cộng sản đầy kiên trung, nhưng tất cả đều thất bại trước tinh thần và ý chí bất khuất “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của Bà.           Biết không thể khai thác được thông tin từ người tù cộng sản Lê Thị Riêng, đêm mồng 2 Tết Mậu Thân [nhằm ngày 01 tháng 02 năm 1968], địch bí mật đem bà đi thủ tiêu cùng nhiều chiến sĩ cách mạng khác. Trong những giờ phút cuối cùng, khi bị còng trên xe cùng đồng đội, Bà vẫn không ngừng cổ vũ tinh thần cho mọi người: “Trong tình huống này, ta phải xứng đáng là những người cộng sản”, vẫn cùng hòa giọng ca vang bài Quốc tế ca “Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian, vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn…” Tinh thần bất khuất của người nữ chiến sĩ Lê Thị Riêng giúp đồng đội, đồng chí của Bà vững vàng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng dù tay không một tấc sắt, dù cái chết đang cận kề. Trước khi bị súng bắn trọng thương và anh dũng hi sinh, Bà vẫn hô vang “Đả đảo khủng bố, đả đảo tàn sát. Hồ Chí Minh muôn năm!”, dõng dạc tố cáo tội ác của Mỹ - ngụy. Trong giây phút bị địch xả súng thủ tiêu, Lê Thị Riêng đã đón nhận lấy luồng đạn hung bạo, lấy thân mình chở che cho người đồng chí, đồng đội Ngọc Anh được sống. Trong tác phẩm “Gương sáng nữ Việt” - tác giả Trần Đình Ba, đã viết: “Trong những giờ phút cuối cùng trước lúc anh dũng hy sinh, nữ chiến sĩ Lê Thị Riêng vẫn làm tròn nhiệm vụ của một người cách mạng ở cương vị lãnh đạo”.

        Đấu tranh với kẻ thù, nữ chiến sĩ Lê Thị Riêng là người dũng cảm, mưu trí, kiên quyết, khôn khéo. Đối với đồng chí, đồng đội, bà hết mực thân ái, giúp đỡ, chở che. Đối với gia đình, bà vẫn là người vợ, người mẹ hết lòng thương yêu chồng, con như bao người phụ nữ Việt Nam khác. Trong bài thơ “Ước mơ”, bà viết:

Mẹ nguyện làm một chiến đấu viên
Mẹ chiến đấu cho ngày mai tươi sáng
Cho Bắc, Nam thống nhất
Cho đất nước hòa bình
Cho mọi người được no ấm, quang vinh
Cho con được hưởng trọn tình thương của mẹ.

           Những dòng thơ giản dị của người nữ cộng sản kiên trung vừa thể hiện lý tưởng cách mạng cao đẹp với những ước mơ cháy bỏng về một ngày mai Bắc - Nam sum họp một nhà, núi liền núi - sông liền sông, nhưng cũng vừa thấm đẫm tình yêu vô bờ bến của người mẹ dành cho những đứa con.         Tri ân những hi sinh của người nữ chiến sĩ anh hùng, ngày 10/4/2001, Chủ tịch nước đã ký truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước cho Liệt sĩ Lê Thị Riêng.

        Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tên Bà được đặt cho các con đường tại Quận 1 và Quận 12, tên công viên và trường Tiểu học tại Quận 10. Người nữ Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Lê Thị Riêng đã trở thành biểu tượng đầy tự hào về tấm gương người nữ cộng sản kiên trung, bất khuất, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà; Bà cũng là người vợ, người mẹ thủy chung son sắt, dành trọn tình thương yêu ngọt ngào nhất cho chồng con; xứng đáng với 8 chữ vàng Bác Hồ kính yêu đã dành tặng cho Phụ nữ Việt Nam “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang”.

Nguồn: TCCS

Số lượt xem:1977

Bài viết liên quan:

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 10-2018

Tổng kết 10 năm thi hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình

Cách mạng Tháng Tám 1945-bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam

Lương tối thiểu năm 2019 sẽ tăng thêm 5,3%

Sự ra đời của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Lễ kỷ niệm 105 năm ngày thành lập tỉnh Kon Tum

Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII

6 tuyến đường tại quận 7 được đặt tên mới

Thông tin từ Văn phòng UBND TP.HCM, thành phố vừa quyết định đặt tên mới cho 6 tuyến đường trên địa bàn quận 7. Cụ thể, đặt tên Hoàng Trọng Mậu cho đường D1 [đường số 1] – khu dân cư Him Lam, phường Tân Hưng, từ đường D4 đến đường số 18 khu Him Lam;

Võ Thị Nhờ cho hẻm 487 Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Đông, từ đường Huỳnh Tấn Phát đến đường số 5, khu  dân cư Nam Long;

Cao Thị Chính cho đường D1, phường Phú Thuận, từ đường N5 đến khu dân cư Savimex;

Lê Thị Chợ cho đường N1, phường Phú Thuận, từ đường Huỳnh Tấn Phát đến đường Đào Trí;

Nguyễn Thị Xiếu cho đường nhánh cầu Tân Thuận 2, phường Tân Thuận Tây, từ đường Trần Xuân Soạn đến chân cầu Tân Thuận 2

Ngô Thị Nhạn cho đường số 13, phường Tân Thuận Tây, từ đường Tân Mỹ đến đường nhánh cầu Tân Thuận 2.

Theo ghi nhận của phóng viên, TP.HCM có nhiều tên đường viết tắt, đánh số khó hiểu, khó tìm. Nhiều đường trùng tên với nhau gây ra nhầm lẫn, có tên đường còn thô tục. Số liệu thống kê của Trung tâm Nghiên cứu đô thị và phát triển cho biết toàn thành phố có 1.774 đường mang tên tạm và khoảng 400 tên đường “có vấn đề” như tên không có ý nghĩa, tên trùng, tên khác nhau của cùng một nhân vật; nhiều tên đường còn ghi sai tên danh nhân; tên thiếu thẩm mỹ…

Ở quận 12, tên đường được đặt theo tên phường, ví dụ phường Đông Hưng Thuận thì tên đường sẽ là viết tắt tên phường kèm với số thứ tự sau đó như ĐTH 02, ĐTH 11… Tương tự, ở phường Trung Mỹ Tây thì sẽ tìm thấy rất nhiều các con đường TMT 01, TMT 2A, TMT 05, TMT 10, TMT 13. Nhiều người còn tỏ ra ngạc nhiên hơn khi thấy đường TCH.34-35-36 ở phường Tân Chánh Hiệp.

Đến huyện Hóc Môn, tình trạng đặt tên đường theo kiểu này còn bát nháo hơn. Cụ thể, đi dọc đường Phan Văn Hớn ở xã Xuân Thới Thượng là bắt gặp các con đường: XTT2, XTT5, XTT 46, XTT 19, XTT 27… được đánh số không theo bất kỳ nguyên tắc nào; gần đó còn thấy ngay đường XTT 6-2, XTT 6-2-1, XTT 6-2-2.

Qua xã Xuân Thới Sơn thì tên đường không còn viết tắt và viết thẳng đuột là Xuân Thới Sơn 19, Xuân Thới Sơn 20, Xuân Thới Sơn 21A, Xuân Thới Sơn 31A hay đến xã Xuân Thới Đông thì tên đường lại được đặt là Xuân Thới 15, Xuân Thới 21. Ở đây, nhiều người cũng trố mắt với một con đường được đặt theo cách nối tên của hai xã như đường Xuân Thới Sơn - Xuân Thới Đông.

TP.HCM có nhiều tên đường khó hiểu.

Hay tại Khu đô thị Phú Mỹ Hưng [quận 7] chúng tôi gần hoa mắt khi dáo dác tìm và đọc các tên như: Mỹ Vinh, Cảnh Viên, An Viên, The Grand View 2, The Panorama, Sky Garden... Chính vì thế mới có những bảng số nhà theo kiểu: 22... Mỹ Hào, 11... Mỹ Kim. Riêng đường Nguyễn Văn Linh, một số nhà thì ghi tên đường này với những con số lên đến đơn vị hàng ngàn, một số lại nhảy xuống hàng đơn vị với những cái tên lạ hoắc.

Càng khó chịu hơn khi bắt gặp nhiều tuyến đường được đặt tên nửa Tây nửa ta, như: Đường 10 Tây – West 10th St; N-Nam – N South St; Phạm Thái Bường – East 7 th St...

Phần lớn các con đường ở TP.HCM đều đặt theo tên của danh nhân, chứng nhân lịch sử. Tuy nhiên, không phải tên của họ luôn được viết đúng. Nhiều tên đường đã quá đỗi thân thuộc với người dân TP nhưng đến khi biết đó là tên sai thì ai nấy cũng té ngửa.

Chẳng hạn, con đường mang tên Ngô Thời Nhiệm [quận 3] được biết đến là danh sĩ, nhà văn đời hậu Lê - Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh nhưng tên thật của ông phải là Ngô Thì Nhậm.

Hay đường Lê Thánh Tôn [quận 1] thì đúng ra phải là Lê Thánh Tông, đường Hoàng Đức Tương [quận 11] đúng ra là Hoàng Đức Lương, Tôn Thất Đạm [quận 1] thì đúng ra là Tôn Thất Đàm, còn Trương Quốc Dung [quận Phú Nhuận] thì đúng ra là Trương Quốc Dụng, Kha Vạn Cân [quận Thủ Đức] thì đúng ra là Kha Vạng Cân…

Trước đây, đường Sương Nguyệt Ánh [quận 1] cũng là viết sai tên của con gái thứ năm của cụ Nguyễn Đình Chiểu, tên thật là Sương Nguyệt Anh và mới đây đã được sửa lại thành đúng.

Bên cạnh đó, ngay tại quận 1 trung tâm TP, người dân cũng đã quá quen với các con đường được đặt theo tên của vĩ nhân nước ngoài như đường Alexandre de Rhodes, Calmette, Pasteur, Yersin.

Ở TP.HCM còn có những con đường độc, lạ, không nhầm lẫn vào đâu được như đường Kênh Nước Đen, Ấp Chiến Lược, Tên Lửa [quận Bình Tân]; đường Cống Lở [quận Tân Bình]; Bờ Bao Tân Thắng [quận Tân Phú]. Trước đây ở quận Tân Phú còn có đường Điện Cao Thế mà sau này đã được đổi thành đường Nguyễn Thế Truyện.

Hay đến quận Phú Nhuận, đoạn gần đường Phan Xích Long, sẽ bàng hoàng với hơn 10 con đường nằm gần nhau đều được đặt tên theo tên của các loài hoa như Hoa Mai, Hoa Sứ, Hoa Phượng, Hoa Đào, Hoa Lan….

Ngoài những ví dụ điển hình về ma trận tên đường thì không ít người cũng bức xúc với tình trạng tên đường trùng nhau. Đơn cử như đường Lý Thường Kiệt, vốn là con đường xương sống của quận 10 nhưng nhiều người lại không biết có một con đường cũng mang tên Lý Thường Kiệt ở huyện Hóc Môn. Hay đường Phan Văn Trị là nghĩ ngay đến quận Gò Vấp nhưng còn một con đường cũng mang tên này ở quận 5. Còn nhiều tên đường khác cũng trùng nhau như Nguyễn Du [nằm ở quận 1 và quận Gò Vấp], Phạm Ngũ Lão [quận 1 và quận Gò Vấp], Bạch Đằng [quận Bình Thạnh và quận Tân Bình]…

Video liên quan

Chủ Đề