Liên đới nghĩa là gì

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "liên đới", trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ liên đới, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ liên đới trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt

1. Liên đới lượng tử.

2. Không ai được biết ta có liên đới.

3. Anh nói đúng chuyện tổn thất liên đới

4. Tôi không thể bị liên đới thêm vụ này nữa.

5. Nó thường được liên đới với thần thoại Narcissus Hy Lạp.

6. Gã liên đới với anh, phụ tá Goodman, tên gì nhỉ?

7. Và tôi nghĩ đấy là Hệ Tư tưởng Liên đới xã hội.

8. Chúng ta còn phải liên đới với trường hợp trò Kitayama nữa.

9. Tôi đã kiểm tra lý lịch của tất cả những ai liên đới tới nó.

10. Trong bất kỳ trường hợp nào, chúng ta cần tính toán đến tổn thất liên đới

11. Ngoài ra, sự liên đới giữa các công đoàn với các chính đảng cũng khác biệt.

12. Nó gần như ông không muốn chiếc xe có liên đới tới công ty của mình.

13. Và tôi tin rằng Hệ Tự tưởng Liên đới là cách chúng ta đi xa cùng nhau.

14. Tên tôi là Siyanda Mohutsiwa, 22 tuổi là nhà Tư tưởng Liên đới từ lúc sinh ra.

15. Nếu tha tội cho ông ta, bà sẽ bị liên đới với những tội lỗi của ông ta.

16. Điều này luôn liên đới với một quá trình gia tăng tích lũy một lượng lớn sắc tố carotenoid.

17. Đội của anh đã tính toán chi tiết các tác động liên đới của các nguồn NL khác nhau.

18. Inafa'maolek, hay là phụ thuộc liên đới, là chìa khóa hay giá trị trung tâm trong văn hóa Chamorro...

19. Thật không tưởng tượng nổi là có giả thuyết cho rằng FBI có liên đới tới một cuộc bầu cử.

20. Nhưng Hệ Tư tưởng Liên đới chính trị thường là sự thống nhất Châu Phi của các tầng lớp chính trị.

21. Bây giờ, Hệ Tư tưởng Liên đới chính trị đang tồn tại, tôi không phát minh cái gì mới ở đây cả.

22. Sau khi trở về Thái Lan năm 1954, Thanin làm việc trong Bộ Tư pháp, trở thành một thẩm phán liên đới.

23. Tôi nói, tôi là nhà Tư tưởng Liên đới từ lúc lọt lòng bởi bố mẹ tôi đến từ 2 đất nước Châu Phi khác nhau.

24. Hãy suy xét để thấy sự liên đới giữa công việc đồng áng vô hiệu của các ngươi với cảnh hoang tàn của nơi thờ phượng ta’.

25. Nhưng tôi nghĩ, cách tốt nhất cho Châu Phi chia sẻ thành công là cổ vũ những thứ tôi gọi là hệ Tư tưởng Liên đới xã hội.

26. Nhưng thẳng thắn mà nói sự liên đới của ông với George McHale làm cho mọi hoạt động của ông đều đáng ngờ vực kể cả những việc hồi thời chiến.

27. Hội thánh nên xét xem người ấy có mắc tội đổ huyết hay không để tránh bị liên đới trách nhiệm trước mắt Đức Chúa Trời về tội làm đổ huyết.

28. Chiến tranh, nghèo khổ, tội ác và những điều khác đe dọa sự yên ổn của loài người đều có quan hệ liên đới, và những sự kiện này càng ngày càng gia tăng.

29. Và các chuỗi này được gọi lại một cách liên đới tự động, nên nếu tôi thấy gì đó, tôi nghe gì đó, nó gợi cho tôi về nó, và tự động trở lại.

30. Mỗi thời đại, và ngày nay cũng vậy, nhiều người trẻ cảm thấy ước muốn sâu đậm, mong cho những quan hệ giữa con người với nhau được sống trong sự thật và trong tình liên đới.

31. Thuật ngữ mới này được dựng lên để tránh liên đới với các môn tu luyện tôn giáo, vốn dễ bị gắn nhãn là "mê tín dị đoan" và bị đàn áp trong thời kỳ chủ nghĩa Mao .

32. Việc làm sáng tỏ các yếu điểm là một hành động được gọi là công khai toàn bộ trong cộng đồng hacker, và điều đó gây tranh cãi, nhưng nó làm tôi nghĩ cách các hacker có một tác động liên đới lên công nghệ chúng ta sử dụng mỗi ngày.

33. Giá mà mỗi người môn-đồ được xức dầu của Giê-su chỉ có một “liên-lạc riêng với Đức Chúa Trời” và không liên-kết lại với nhau thành một tổ-chức duy nhứt, liệu họ có thể tìm được sự liên-đới, sự tương-giao hay là sự “giao-thông” hay không?

34. Ủy ban hồi sinh một mạng lưới cung cấp thông tin tình nguyện viên ở các trường học và khu dân cư, thành lập một hệ thống trách nhiệm liên đới chứa chủ hộ, đơn vị làm việc, và chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm trong trường hợp các cuộc biểu tình hoặc các sự kiện gây bất ổn khác xảy ra..

35. Điều đáng nói ở đây về sự phụ thuộc liên đới, đó là sự ảnh hưởng lan tràn của các kĩ năng -- khi con cái người hàng xóm càng tích luỹ được nhiều kĩ năng, cũng đồng nghĩa làm gia tăng sự thịnh vượng của mọi người kể cả với những ai hầu như không có chút đổi mới gì về vốn kĩ năng của họ.

36. Bộ Ngân khố Hoa Kỳ đã nêu rõ rằng đơn vị này “liên quan đến nhiều vụ tấn công vào những người dân thường Campuchia không có vũ khí trong nhiều năm” và “có liên đới với nhiều vụ việc khi lực lượng quân đội được điều động để đe dọa các cuộc biểu tình và phản đối chính trị ít nhất kể từ năm 1997, bao gồm cả một vụ có một công dân Mỹ bị thương vì mảnh lựu đạn.”

37. Trong khi tất cả các giá trị làm nền tảng cho xã hội xuất phát từ Tin Mừng - như cảm thức về phẩm giá con người, tình liên đới, lao công và gia đình -, người ta nhận thấy một sự ”che khuất Thiên Chúa”, một sự mất trí nhớ, thậm chí một sự chối bỏ thực sự đối với Kitô giáo và một sự phủ nhận kho tàng đức tin đã nhận lãnh, đến độ có nguy cơ đánh mất chính căn tính sâu xa của mình.

Nghĩa vụ liên đới là gì và căn cứ phát sinh nghĩa vụ liên đới sẽ như thế nào? Các trường hợp nào phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường trong thi hành án dân sự? Những thắc mắc có liên quan đến vấn đề trên sẽ được công ty Luật Long Phan giải đáp ở dưới đây, mời Quý bạn đọc cùng đón xem:

Nghĩa vụ liên đới bồi thường trong thi hành án dân sự

Nghĩa vụ liên đới là gì?

Điều 288 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về nghĩa vụ liên đới như sau:

  • Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
  • Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.
  • Trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ.
  • Trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ.

Theo đó, người có quyền liên đới có quyền yêu cầu bất thứ ai có nghĩa vụ liên đới thực hiện các nghĩa vụ liên đới với họ. Khi người có quyền liên đới được miễn thực hiện nghĩa vụ thì những người có nghĩa vụ liên đới cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ trên.

Căn cứ phát sinh nghĩa vụ liên đới

Theo thỏa thuận giữa các bên: một nghĩa vụ được coi là nghĩa vụ liên đới khi các bên thỏa thuận nghĩa vụ phát sinh là nghĩa vụ liên đới.

Theo quy định của pháp luật: Theo Bộ luật dân sự 2015, các nghĩa vụ được coi là nghĩa vụ liên đới như:

  • Tại khoản 4 Điều 142 BLDS 2015, trường hợp người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.
  • Tại Điều 338 BLDS 2015, thì khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập.
  • Tại Điều 450 BLDS 2015, trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.

Căn cứ phát sinh nghĩa vụ liên đới

Tổ chức thi hành án đối với nghĩa vụ liên đới

Theo Điều 11 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC thì việc tổ chức thi hành án đối với nghĩa vụ liên đới được quy định như sau:

  • Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án tuyên nghĩa vụ liên đới nhưng không xác định hoặc xác định rõ phần nghĩa vụ của từng người, thì trong quá trình tổ chức thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự có quyền yêu cầu một hoặc một số người bất kỳ có điều kiện thi hành án trong số những người phải thi hành án thực hiện toàn bộ nghĩa vụ liên đới.
  • Người đã thực hiện thay phần nghĩa vụ thi hành án có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ liên đới khác thanh toán lại phần nghĩa vụ mà người đó đã thực hiện thay cho họ theo quy định của pháp luật dân sự.
  • Người đã thực hiện thay phần nghĩa vụ thi hành án có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ liên đới khác thanh toán lại phần nghĩa vụ mà người đó đã thực hiện thay cho họ theo quy định của pháp luật dân sự.

Thời gian tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án. Nếu hết thời hạn trên người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế theo Điều 46 Luật Thi hành án dân sự.

Đình chỉ thi hành án đối với nghĩa vụ liên đới

Theo khoản 1 Điều 50 Luật Thi hành án dân sự, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định đình chỉ thi hành án trong trường hợp sau đây:

  • Người được thi hành án chết mà theo quy định của pháp luật quyền và lợi ích của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế hoặc không có người thừa kế
  • Người phải thi hành án chết không để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế
  • Đương sự có thỏa thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ quyền, lợi ích được hưởng theo bản án, quyết định, trừ trường hợp việc đình chỉ thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba
  • Bản án, quyết định bị hủy một phần hoặc toàn bộ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 103 của Luật này
  • Người phải thi hành án là tổ chức đã bị giải thể, không còn tài sản mà theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của họ không được chuyển giao cho tổ chức khác
  • Có quyết định miễn nghĩa vụ thi hành án
  • Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án
  • Người chưa thành niên được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định đã chết hoặc đã thành niên

Thời hạn ra quyết định đình chỉ thi hành án là 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ đình chỉ thi hành án.

>> Xem thêm: Mẫu đơn yêu cầu hoãn thi hành án dân sự

Trường hợp ủy thác thi hành nghĩa vụ liên đới

Cũng theo Luật Thi hành án dân sự, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ủy thác thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản, làm việc, cư trú hoặc có trụ sở.

  • Trường hợp người phải thi hành án có tài sản, làm việc, cư trú hoặc có trụ sở ở nhiều địa phương thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ủy thác thi hành án từng phần cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có điều kiện thi hành án để thi hành phần nghĩa vụ của họ.
  • Trường hợp ủy thác thi hành nghĩa vụ liên quan đến tài sản thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ủy thác đến cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản; nếu không xác định được nơi có tài sản hoặc nơi có tài sản trùng với nơi làm việc, cư trú, có trụ sở của người phải thi hành án thì ủy thác đến nơi làm việc, cư trú hoặc nơi có trụ sở của người đó.
  • Trường hợp thi hành nghĩa vụ liên đới mà người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản ở các địa phương khác nhau thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ủy thác toàn bộ nghĩa vụ thi hành án đến cơ quan thi hành án dân sự thuộc một trong các địa phương nơi người phải thi hành án có điều kiện thi hành án.

Trường hợp ủy thác thi hành nghĩa vụ liên đới

Trên đây là các giải đáp về các vấn đề xoay quanh đến nghĩa vụ liên đới bồi thường trong thi hành án dân sự. Nếu Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào khác cần tìm LUẬT SƯ DÂN SỰ, vui lòng liên hệ qua Hotline: 1900.63.63.87 để được giải đáp. Trân trọng cảm ơn.

* Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: hoặc .

Video liên quan

Chủ Đề