Nghĩa vụ của sinh viên là gì

Học sinh, sinh viên được tổ chức thành lớp học theo ngành đào tạo và theo khoá học. Mỗi lớp học lại được chia thành các tổ phù hợp với việc tổ chức đi thực hành, thực tập của HSSV, Hiệu trưởng quyết định số lượng học viên và việc chia tổ mỗi lớp trên cơ sở đề nghị của Phũng Đào tạo và phũng Quản lý HS-SV. Quản lý lớp có 1 giáo viên chủ nhiệm, 1 lớp trưởng và 2 lớp phó.

1. Học sinh, sinh viên có nhiệm vụ:
- Học tập và rèn luyện theo kế hoạch và chương trình đào tạo của Trường.
- Tham gia các hoạt động của HSSV về học tập lý thuyết, thực hành, thực tập tại các bệnh viện, các trạm y tế xã và thực tế tại cộng đồng; các hoạt động văn hoá, thể thao và các hoạt động khác theo đúng nội quy, quy chế của Trường.

- Chấp hành pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của Trường, kính trọng các thầy cô giáo, cán bộ viên chức nhà trường và các cơ sở thực tập; đoàn kết, giúp đỡ bạn bè.
- Giữ gìn và bảo vệ tài sản, các công trình công cộng trong trường và nơi thực tập, thực tế, ngoài xã hội. Giữ gìn an ninh, trật tự và an toàn xã hội.
- Đóng học phí đầy đủ, đúng kỳ hạn theo quy định của Trường.
- Bảo vệ và phát huy truyền thống của Trường.
2. Học sinh, sinh viên có quyền:
- Được tôn trọng, được đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về học tập, rèn luyện ở Trường.
- Được tham gia các hoạt động của các đoàn thể, các tổ chức xã hội trong nhà trường theo quy định của pháp luật.
- Được sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập và các phương tiện khác vào mục đích học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và văn hoá, thể dục, thể thao.
- Được đóng góp ý kiến, kiến nghị và khiếu nại với Nhà trường về công tác đào tạo, xây dựng trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của HSSV.
- Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần theo chế độ, chính sách của Nhà nước đối với học sinh các trường Cao đẳng & Trung học chuyên nghiệp.
- Được nhận bằng ngay sau khi có quyết định công nhận tốt nghiệp.
3. Cấm học sinh, sinh viờn có các hành vi sau:
- Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ viên chức và học sinh nhà trường.
- Gian lận trong học tập, kiểm tra và thi.
- Đánh bạc, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng ma tuý, vũ khí, chất nổ, chất gây cháy, các chất độc hại, lưu hành văn hoá phẩm đồi truỵ.
- Đánh nhau, gây rối trật tự an ninh trong trường và ngoài xã hội.
- Uống rượu, bia trong trường.

Nhiệm vụ của sinh viên

1. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy chế, nội quy, điều lệ của Nhà trường.

2. Khi đến trường học tập và công tác, sinh viên phải chấp hành quy định đồng phục [đầu tóc, mũ, quần, áo, giầy/ dép, đeo thẻ sinh viên]: Từ Thứ Hai đến Thứ Năm, sinh viên mặc đồng phục; sinh viên ngành đi biển phải đi giầy đen; sinh viên các ngành khác đi giầy hoặc dép quai hậu. Các ngày còn lại không yêu cầu đồng phục nhưng phải đảm bảo lịch sự [không mặc áo phông, quần rách, …].

3. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của Nhà trường; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập và rèn luyện; thực hiện tốt nếp sống văn minh.

4. Sinh viên có nghĩa vụ tham gia trực an ninh theo kế hoạch phân công của Nhà trường, trực an ninh khu nội trú [đối với sinh viên ở nội trú], góp phần giữ gìn và bảo vệ tài sản của Nhà trường; xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của Nhà trường.

5. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo của Nhà trường; chủ động tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và tự rèn luyện đạo đức, lối sống.

6. Sinh viên các ngành đi biển [Điều khiển tàu biển, Khai thác Máy tàu biển] phải rèn luyện theo chế độ quy định của ngành nghề và được ở nội trú trong 03 năm đầu đối với hệ Đại học, 02 năm đầu đối với hệ Cao đẳng.

7. Thực hiện đầy đủ quy định về việc khám sức khoẻ đầu khóa, cuối khóa và khám sức khoẻ định kỳ trong thời gian học tập theo quy định của Nhà trường. Sinh viên ngành đi biển phải thoả mãn các quy định tuyển sinh riêng của Trường theo yêu cầu của nghề nghiệp đi biển.

8. Đóng học phí, bảo hiểm y tế và các chi phí có liên quan theo đúng thời hạn quy định.

9. Tham gia lao động công ích, hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội, vì cộng đồng phù hợp với năng lực và sức khoẻ theo yêu cầu của Nhà trường.

10. Chấp hành nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà nước khi được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với Nhà nước, nếu không chấp hành phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo theo quy định.

11. Tham gia phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và các hoạt động khác của sinh viên, cán bộ, giáo viên; kịp thời báo cáo với khoa [đơn vị có SV], phòng chức năng, Hiệu trưởng hoặc các cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện những hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế khác của sinh viên, cán bộ, giáo viên trong trường.

12. Tham gia giữ gìn trật tự, an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong trường học, gia đình và cộng đồng.

13. Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật và của Nhà trường.

Quyên sinh viên là gì?

Học sinh, sinh viênquyền: - Được tôn trọng, được đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về học tập, rèn luyện ở Trường. - Được tham gia các hoạt động của các đoàn thể, các tổ chức xã hội trong nhà trường theo quy định của pháp luật.

Học sinh sinh viên là gì?

Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học.

Quyền lợi của học sinh là gì?

Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền học chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lớp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều ...

Khi nào thì được gọi là sinh viên?

Sinh viên chủ yếu những người đăng ký vào trường hoặc cơ sở giáo dục khác tham gia các lớp học trong khóa học để đạt được mức độ thành thạo môn học theo hướng dẫn của người hướng dẫn, và dành thời gian bên ngoài lớp để thực hiện bất kỳ hoạt động nào mà giảng viên chỉ định cần thiết cho việc chuẩn bị lớp học hoặc ...

Chủ Đề