Luật đầu tư công sửa đổi 2023

[TBTCO] - Ngày 11/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc bổ sung dự án Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp [sửa đổi] vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Từ ngày 9/8 đến 11/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành phiên họp thứ 14. Tại phiên họp này, theo chương trình dự kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho danh mục dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư và bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương [đợt 3]; xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 7/202; xem xét, thông qua 2 dự thảo Nghị quyết về: Thành lập thị trấn Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; thành lập thị xã Chơn Thành và thành lập các phường thuộc thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 13.

Ngày 11/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc bổ sung dự án Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp [sửa đổi] vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Cũng trong ngày 11/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến bước đầu về dự thảo báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021”; xem xét đề xuất của Chính phủ liên quan đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 ngày 24/9/2021 của UBTVQH về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Riêng ngày 10/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành cả ngày để tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội đối với 2 lĩnh vực thuộc trách nhiệm của Bộ Công an và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Ngày 26/11/2014, Quốc hội ban hành Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp [Luật số 69/2014/QH13], có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2015. Sau hơn 7 năm thực hiện, Luật đã tạo hành lang pháp lý cho việc đầu tư vốn Nhà nước vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp nhà nước [DNNN] đã được xây dựng đồng bộ phù hợp với yêu cầu đổi mới, hội nhập, cơ cấu lại DNNN; các cơ chế, chính sách đã tạo môi trường pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua, một số chủ trương, quan điểm chỉ đạo và hệ thống pháp luật có liên quan đến việc quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp có thay đổi. Quá trình triển khai thực hiện Luật số 69/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn qua rà soát cho thấy đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần thiết phải được rà soát, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn và định hướng cơ cấu lại DNNN trong thời gian tới.

Do vậy, cần thiết phải xây dựng Luật 69/2014/QH13 [sửa đổi] với các chính sách mới nhằm tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý bảo đảm cho việc phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN; tăng cường công tác quản lý, giám sát việc sử dụng vốn Nhà nước đúng mục đích, đúng đối tượng.

Hoàng Yến

Các đại biểu Quốc hội tham dự, thảo luận tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: VGP/LS

Sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình về dự thảo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết, với 462/463 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,77% tổng số đại biểu Quốc hội.

Cụ thể, về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, Quốc hội quyết nghị đổi tên dự án Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn thành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 [tháng 5/2022]; điều chỉnh thời gian trình đối với dự án Luật Đất đai [sửa đổi] từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 [tháng 5/2022] sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 [tháng 10/2022] và kỳ họp thứ 5 [tháng 5/2023], thông qua tại kỳ họp thứ 6 [tháng 10/2023]; bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 để trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 4 [tháng 10/2022] theo quy trình tại một kỳ họp dự án Luật Phòng, chống rửa tiền [sửa đổi].

Quốc hội cũng quyết nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 để trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 [tháng 10/2022] các dự án: Luật Đấu thầu [sửa đổi]; Luật Giá [sửa đổi]; Luật Giao dịch điện tử [sửa đổi]; Luật Hợp tác xã [sửa đổi]; Luật Phòng thủ dân sự.

Về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, Quốc hội quyết nghị, tại kỳ họp thứ 5 [tháng 5/2023], trình Quốc hội thông qua 6 luật, 1 nghị quyết, bao gồm: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng [sửa đổi]; Luật Đấu thầu [sửa đổi]; Luật Giá [sửa đổi]; Luật Giao dịch điện tử [sửa đổi]; Luật Hợp tác xã [sửa đổi]; Luật Phòng thủ dân sự; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023. Trình Quốc hội cho ý kiến về 6 dự án Luật gồm: Luật Đất đai [sửa đổi] [cho ý kiến lần 2]; Luật Kinh doanh bất động sản [sửa đổi]; Luật Nhà ở [sửa đổi]; Luật Tài nguyên nước [sửa đổi]; Luật Viễn thông [sửa đổi]; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Tại Kỳ họp thứ 6 [tháng 10/2023] sẽ trình Quốc hội thông qua 6 luật gồm: Luật Đất đai [sửa đổi]; Luật Kinh doanh bất động sản [sửa đổi]; Luật Nhà ở [sửa đổi]; Luật Tài nguyên nước [sửa đổi]; Luật Viễn thông [sửa đổi]; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự. Đồng thời, trình Quốc hội cho ý kiến về 2 dự án luật: Luật Bảo hiểm xã hội [sửa đổi]; Luật Lưu trữ [sửa đổi].

Thực hiện nghiêm chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đã thông qua

Nghị quyết giao Chính phủ, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan, tổ chức có liên quan tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ lập pháp được giao trong Đề án định hướng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XV [Đề án]. Trường hợp sau khi rà soát, nghiên cứu thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới luật, pháp lệnh, nghị quyết thì khẩn trương chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết bảo đảm chất lượng để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đưa vào Chương trình, bảo đảm thứ tự ưu tiên về tính cấp thiết ban hành, tính khả thi của Chương trình, cân đối hài hòa với khối lượng công việc của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; quyết tâm hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng toàn bộ các nhiệm vụ lập pháp đã được đề ra trong Đề án.

Nghị quyết cũng nhấn mạnh, cơ quan, tổ chức được giao chủ trì soạn thảo thực hiện nghiêm, thực chất việc tổng kết thi hành pháp luật; đánh giá tác động của chính sách; tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Việc soạn thảo phải đặt yêu cầu cao về chất lượng, bám sát và kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; các quy định phải bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, có tính quy phạm cao, tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Những vấn đề cấp bách, đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh và có sự thống nhất cao thì mới đề xuất quy định trong luật; những vấn đề tuy cấp bách, cần thiết nhưng là vấn đề mới, chưa có sự đồng thuận cao thì có thể đề xuất thực hiện thí điểm; đánh giá kỹ lưỡng về nguồn lực để thực hiện.

Lê Sơn


Chủ Đề