Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 quy định chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ phải được công bố trong thời hạn bao lâu kể từ ngày được phê duyệt?

Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015

  • Thông tin liên hệ Luật Sư X
  • Câu hỏi thường gặp
  • Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015. Luật số: 82/2015/QH13 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

    Lịch tư vấn pháp luật miễn phí

    Tình trạng pháp lý

    Số hiệu:82/2015/QH13Loại văn bản:LuậtNơi ban hành:Quốc hộiNgười ký:Nguyễn Sinh HùngNgày ban hành:25/6/2015Ngày hiệu lực:01/7/2016Ngày công báo:27/07/2015Tình trạng:Còn hiệu lực

    Xem trước và tải xuống

    Tải xuống văn bản [65.78 KB]

    Nội dung chính Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015

    Luật gồm có 10 chương 81 điều, cụ thể như sau:

    • Chương I. Những quy định chung, gồm 8 điều [từ Điều 1 đến Điều 8]
    • Chương II. Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, gồm 3 điều [từ Điều 9 đến Điều 11]
    • Chương III. Điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường, hải đảo, gồm 2 mục, 10 điều [từ Điều 12 đến Điều 21]
    • Chương IV. Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ, gồm 3 mục, 17 điều [từ Điều 22 đến Điều 38]
    • Chương V. Quản lý tài nguyên hải đảo, gồm 3 điều [từ Điều 39 đến Điều 41]
    • Chương VI. Kiểm soát ô nhiễm, ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc và nhận chìm ở biển, gồm 3 mục, 22 điều [từ Điều 42 đến Điều 63]
    • Chương VII. Quan trắc, giám sát tổng hợp và hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu , gồm 2 mục 7 điều [từ Điều 64 đến Điều 70]
    • Chương VIII. Hợp tác quốc tế về tài nguyên và môi trường biển và hải đảo, gồm 2 điều [Điều 71 và Điều 72]
    • Chương IX. Trách nhiệm quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo, gồm 6 điều [từ Điều 73 đến Điều 78]
    • Chương X. Điều khoản thi hành, gồm 3 Điều [từ Điều 79 đến Điều 81]

    Mời bạn xem thêm bài viết:

    • Luật Thuế bảo vệ môi trường năm 2010
    • Luật Bảo vệ môi trường 2020;
    • Nghị định 78/2021/NĐ-CP về thành lập và quản lý quỹ chống thiên tai

    Thông tin liên hệ Luật Sư X


    Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo năm 2015 Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

    Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

    Câu hỏi thường gặp

    Phạm vi điều chỉnh của Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo năm 2015?

    Luật này quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo Việt Nam.

    Đối tượng áp dụng Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo?

    Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo năm 2015 ban hành ngày 25 tháng 6 năm 2015 áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có hoạt động liên quan đến quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo Việt Nam.

    Điều khoản chuyển tiếp của Luật này là gì?

    Riêng đối với quy định tại Khoản 1 Điều 79, Luật quy định kể từ thời điểm Luật này được công bố [ngày 08/7/2015], giữ nguyên hiện trạng, không được phép đầu tư, xây dựng mới công trình trong phạm vi 100 m tính từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm về phía đất liền hoặc về phía trong đảo do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển xác định theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho đến khi hành lang bảo vệ bờ biển được thiết lập theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp luật định.

    Luật này quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên vàbảo vệ môi trường biển và hải đảo; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổchức và cá nhân trong quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển vàhải đảo Việt Nam.

    Hoạt động bảo vệ môi trường, quản lý, khai thác, sửdụng các loại tài nguyên biển và hải đảo thực hiện theo quy định của các luậtcó liên quan và bảo đảm phù hợp với các quy định tại Luật này.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cánhân có hoạt động liên quan đến quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môitrường biển và hải đảo Việt Nam.

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu nhưsau:

    1. Tài nguyên biển và hải đảo bao gồm tàinguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật thuộc khối nước biển, đáy biển, lòngđất dưới đáy biển, vùng đất ven biển và quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúcnổi, bãi ngầm [sau đây gọi chung là hải đảo] thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền,quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

    2. Quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảolà việc hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách, cơ chế, công cụ điềuphối liên ngành, liên vùng để bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được khaithác, sử dụng hiệu quả, duy trì chức năng và cấu trúc của hệ sinh thái nhằmphát triển bền vững, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc giacủa Việt Nam trên biển, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

    3. Bãi cạn lúc chìm lúc nổi là vùng đất, đánhô cao tự nhiên có biển bao quanh, khi thủytriều xuống thấp thì lộ ra, khi thủy triềulên cao thì bị ngập nước.

    4. Bãi ngầm là bãi đá, bãi san hô, bãi cáthoặc thành phần tự nhiên khác nhô cao lên khỏi đáy biển nhưng vẫn ngập nước khithủy triều xuống thấp nhất.

    5. Quy hoạch sử dụng biển là định hướng vàtổ chức không gian cho việc sử dụng các vùng biển Việt Nam, được lập và phê duyệt theo quy định của Luật biển Việt Nam.

    6. Vùng bờ là khu vực chuyển tiếp giữa đấtliền hoặc đảo với biển, bao gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển.

    7. Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bềnvững tài nguyên vùng bờ là định hướng và tổ chức không gian cho việc khaithác, sử dụng các loại tài nguyên trong vùng bờ.

    8. Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biểnvà hải đảo là hoạt động khảo sát, điều tra, phân tích, đánh giá về tàinguyên, môi trường biển và hải đảo nhằm cung cấp số liệu về hiện trạng, xácđịnh quy luật phân bố, tiềm năng, đặc điểm định tính, định lượng của tàinguyên, môi trường biển và hải đảo.

    9. Thống kê tài nguyên biển và hải đảo làviệc điều tra, tổng hợp, đánh giá hiện trạng tài nguyên biển và hải đảo tại thời điểm thống kê và tình hình biến động giữacác lần thống kê.

    10. Quan trắc, giám sát tổng hợp tài nguyên, môitrường biển và hải đảo là quá trình theo dõi có hệ thống về tài nguyên, môitrường biển và hải đảo, các yếu tố tác động đến tài nguyên, môi trường biển vàhải đảo nhằm cung cấp thông tin, đánh giá hiện trạng diễn biến tài nguyên, môitrường biển và hải đảo và dự báo, cảnh báo các tác động xấu đối với tài nguyên,môi trường biển và hải đảo.

    11. Rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảolà khả năng xảy ra ô nhiễm và thiệt hại về người, tài sản, tài nguyên, điềukiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội do ô nhiễm môi trường biển và hải đảogây ra.

    12. Sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển làviệc dầu, hóa chất độc từ phương tiện chứa, vận chuyển hoặc từ công trình,thiết bị và mỏ dầu thoát ra biển do sự cốkỹ thuật, thiên tai, tai nạn hoặc do con người gây ra.

    13. Chủ cơ sở là cá nhân hoặc người đứng đầucơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm pháp lý về toàn bộ hoạt động khai thác, vậnchuyển, chuyển tải, sử dụng dầu và sản phẩm dầu, hóa chất độc.

    14. Nhận chìm ở biển là sự đánh chìm hoặctrút bỏ có chủ định xuống biển các vật, chất được nhận chìm ở biển theo quyđịnh của Luật này.

    Điều 4. Chính sách của Nhà nướcvề tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

    1. Nhà nước bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo đượcquản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý,hiệu quả, bền vững theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phục vụ phát triển kinhtế - xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

    2. Nhà nước huy động các nguồn lực, khuyến khíchđẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môitrường biển và hải đảo; ưu tiên cho vùng biển sâu, biển xa, hải đảo, vùng biểnquốc tế liền kề và các tài nguyên mới có tầm quan trọng trong phát triển kinhtế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; có chính sách khuyến khích tổ chức,cá nhân tham gia khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biểnvà hải đảo.

    3. Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường biển vàhải đảo; nâng cao hiệu quả công tác phối hợptrong việc kiểm soát ô nhiễm, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường biển và hảiđảo, biến đổi khí hậu, nước biển dâng; quản lý chặt chẽ hoạt động nhận chìm ởbiển.

    4. Đầu tư nâng cao năng lực quan trắc, giám sát, dựbáo về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; thiết lập hệ thống thông tin, cơsở dữ liệu tổng hợp, đồng bộ về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phục vụphát triển kinh tế biển, quốc phòng, an ninh.

    5. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong quản lý, khai thác, sử dụngtài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo trên nguyên tắc giữ vững độc lập,chủ quyền quốc gia.

    Điều 5. Nguyên tắc quản lý tổnghợp tài nguyên biển và hải đảo

    1. Tài nguyên biển và hải đảo phải được quản lýthống nhất theo chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môitrường biển và hải đảo; quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển; quy hoạch tổng thểkhai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảođảm quốc phòng, an ninh.

    2. Quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo phảidựa trên tiếp cận hệ sinh thái, bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được khaithác, sử dụng phù hợp với chức năng củatừng khu vực biển và trong giới hạn chịutải của môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo.

    3. Việc quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảophải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp; tạo điều kiện thuận lợiđể cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia tích cực và hiệuquả trong quá trình quản lý; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.

    Điều 6. Tham gia của cộng đồng dâncư, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệmôi trường biển và hải đảo

    1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệmbảo đảm sự tham gia thuận lợi, có hiệu quả của cộng đồng dân cư, tổ chức, cánhân có liên quan trong quản lý tổng hợptài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

    2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệmlấy ý kiến của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trìnhlập chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biểnvà hải đảo, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ,chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ và thiết lập hành lang bảo vệbờ biển; tiếp thu, giải trình các ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư, tổchức, cá nhân có liên quan.

    3. Việc lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, tổ chức,cá nhân có liên quan được thực hiện thông qua hình thức trực tiếp, bằng văn bản hoặc các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc tiếp thu, giải trình phải được công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Điều 7. Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam

    Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 6 hằng năm.

    Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm

    1. Khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảotrái quy định của pháp luật.

    2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển, quy hoạchtổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ đã được cơ quan nhànước có thẩm quyền phê duyệt và công bố.

    3. Lợi dụng việc điều tra cơ bản, nghiên cứu khoahọc, khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo làm ảnh hưởng đến quốcphòng, an ninh, lợi ích quốc gia, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhânkhác.

    4. Thực hiện các hoạt động trong hành lang bảo vệbờ biển quy định tại Điều 24 và trên quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi,bãi ngầm phải bảo vệ, bảo tồn quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 41 của Luậtnày.

    5. Hủy hoại, làm suy thoáimôi trường, hệ sinh thái biển, hải đảo.

    6. Nhận chìm vật, chất ở vùng biển Việt Nam mà không có giấy phép, trái quy định của pháp luật.

    7. Cung cấp, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệutài nguyên, môi trường biển và hải đảo không đúng quy định của pháp luật.

    8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định vềquản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

    Chương II

    CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC, SỬDỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

    Điều 9. Nguyên tắc, căn cứ lập vàkỳ chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo

    1. Nguyên tắc lập chiến lược:

    a] Phù hợp vớichiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược biểnViệt Nam, chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia;

    b] Đáp ứng yêu cầu khai thác, sử dụng hợp lý, hiệuquả tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, ứng phó với biến đổi khíhậu, nước biển dâng; bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh;bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa.

    2. Căn cứ lập chiến lược:

    a] Tiềm năng tài nguyên biển và hải đảo; kết quảđiều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; kết quả thăm dò, đánhgiá, thống kê tài nguyên biển và hải đảo; dự báo tác động của biến đổi khí hậu,nước biển dâng đối với tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;

    b] Nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên biển vàhải đảo; yêu cầu bảo vệ môi trường biển và hải đảo;

    c] Kết quả thực hiện chiến lược khai thác, sử dụngbền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo kỳ trước.

    3. Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tàinguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo được lập ở cấp quốc gia cho giai đoạn20 năm, tầm nhìn 30 năm.

    Điều 10. Nội dung của chiến lượckhai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo

    1. Quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo, tầm nhìn, mục tiêu về điều tra cơ bản, nghiên cứu khoahọc, hợp tác quốc tế, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển vàhải đảo đáp ứng yêu cầu quản lý tổng hợp để phát triển bền vững.

    2. Định hướng, nhiệm vụ và giải pháp tổng thể vềđiều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, khai thác, sử dụng tàinguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, ứng phó với biến đổi khí hậu, nướcbiển dâng.

    3. Các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ để thựchiện mục tiêu của chiến lược.

    Điều 11. Lập, thẩm định, phê duyệtvà thực hiện chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môitrường biển và hải đảo

    1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương có biển lập chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảovệ môi trường biển và hải đảo và trình Chính phủ phê duyệt. Chiến lược khaithác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo phải đượclấy ý kiến của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình lập và phải được thẩm địnhtrước khi phê duyệt.

    2. Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biểntrong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm rà soát, đề xuất sửađổi, bổ sung chiến lược của ngành, địa phương có nội dung liên quan đến khaithác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường cho phùhợp với chiến lược khai thác, sửdụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

    3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Chương III

    ĐIỀU TRA CƠ BẢN, NGHIÊNCỨU KHOA HỌC VỀ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

    Mục 1: ĐIỀU TRA CƠ BẢN TÀI NGUYÊN,MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

    Điều 12. Yêu cầu đối với hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

    1. Bảo đảm cung cấp thông tin, dữ liệu về tàinguyên, môi trường biển và hải đảo phục vụ công tác quản lý, phát triển kinh tếbiển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bảo vệ chủ quyền quốc gia,bảo đảm quốc phòng, an ninh.

    2. Phải xác định thứ bậc ưu tiên đối với các hoạtđộng điều tra cơ bản tài nguyên, môitrường biển và hải đảo theo đối tượng, khu vực điều tra, phù hợp với khả năngđáp ứng về nguồn lực của Nhà nước theo từng giai đoạn.

    3. Phải dựa trên nhu cầu điều tra, kế thừa kết quảđiều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học đã thực hiện ở khu vực dự kiến điều tra.Các hoạt động điều tra cơ bản trên một khu vực biển phải được lồng ghép phù hợpvới đặc thù của hoạt động điều tra cơ bản trên biển và hải đảo để bảo đảm tiếtkiệm, hiệu quả.

    4. Kết quả điều tra cơ bản phải được nghiệm thu,phê duyệt, giao nộp, khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật.

    Điều 13. Hoạt động điều tra cơbản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

    1. Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, môi trườngbiển và hải đảo được thực hiện thông qua các dự án, đề án, nhiệm vụ sau đây:

    a] Dự án, đề án, nhiệm vụ điều tra cơ bản thuộcchương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;

    b] Dự án, đề án, nhiệm vụ điều tra cơ bản khôngthuộc chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển vàhải đảo.

    2. Các dự án, đề án, nhiệm vụ điều tra cơ bản quyđịnh tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm dự án, đề án, nhiệm vụ điều tra mangtính liên ngành, liên vùng, ở vùng biển sâu, biển xa và vùng biển quốc tế liềnkề; điều tra cơ bản hải đảo, phát hiệnnguồn tài nguyên mới, các dự án, đề án, nhiệm vụ điều tra cơ bản có tầm quantrọng trong phát triển kinh tế - xã hội,bảo đảm quốc phòng, an ninh.

    3. Các dự án, đề án, nhiệm vụ điều tra cơ bản quy định tại điểm b khoản 1 Điều này do bộ, cơquan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển lập, phê duyệt và tổchức thực hiện theo quy định của pháp luật; trước khi phê duyệt phải lấy ý kiếncủa Bộ Tài nguyên và Môi trường về sự cần thiết, đối tượng, phạm vi, nội dungđiều tra, tính khả thi, hiệu quả; sau khi phê duyệt phải gửi quyết định phêduyệt và thông tin về vị trí, ranh giới, diện tích, tọa độ khu vực điều tra củadự án, đề án, nhiệm vụ về Bộ Tài nguyên và Môi trường.

    Điều 14. Chương trình trọng điểmđiều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

    1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương có biển căn cứ vào nhu cầu điều tra cơ bản tài nguyên, môi trườngbiển và hải đảo của ngành, lĩnh vực, địa phương và quy định tại khoản 2 Điều 13của Luật này có trách nhiệm đề xuất các dự án, đề án, nhiệm vụ gửi về Bộ Tàinguyên và Môi trường để tổng hợp, xây dựng chương trình trọng điểm điều tra cơbản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

    2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trungương có biển tổ chức thực hiện các dự án, đề án, nhiệm vụ theo chương trìnhtrọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đã được Thủtướng Chính phủ phê duyệt.

    3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổchức, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chương trình trọng điểm điều tra cơ bảntài nguyên, môi trường biển và hải đảo đã được phê duyệt.

    4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Điều 15. Trách nhiệm của cơ quan,tổ chức trong điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

    1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương có biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệmchỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, môi trườngbiển và hải đảo theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

    2. Cơ quan, tổ chức được giao thực hiện dự án, đềán, nhiệm vụ điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo có tráchnhiệm sau đây:

    a] Thực hiện đúng dự án, đề án, nhiệm vụ đã được phêduyệt; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá trong điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biểnvà hải đảo;

    b] Bảo đảm tính trung thực, đầy đủ trong việc thu thập, tổng hợp tài liệu, thông tin về tài nguyên, môi trường biển vàhải đảo; bảo mật tài liệu, thông tin theo quy định của pháp luật;

    c] Bảo đảm an toàn, an ninh trên biển, bảo vệ tàinguyên, môi trường biển và hải đảo trong quá trình thực hiện dự án, đề án,nhiệm vụ điều tra;

    d] Trình cơ quan có thẩmquyền nghiệm thu và giao nộp báo cáo kết quả điều tra theo quy định củapháp luật.

    Điều 16. Thống kê tài nguyên biểnvà hải đảo

    1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương có biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệmthống kê các loại tài nguyên biển và hải đảo do mình quản lý theo quy định củapháp luật về thống kê, gửi báo cáo kết quảvề Bộ Tài nguyên và Môi trường.

    2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổnghợp kết quả thống kê tài nguyên biển và hải đảo, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

    Mục 2: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ TÀINGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

    Điều 17. Hoạt động nghiên cứukhoa học về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

    1. Hoạt động nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môitrường biển và hải đảo được thực hiện thông qua các nhiệm vụ khoa học và côngnghệ về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo theo quy định của Luật này vàpháp luật về khoa học và công nghệ.

    2. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho các nhiệm vụ khoahọc và công nghệ về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo thông qua chươngtrình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về tài nguyên, môi trường biển và hảiđảo.

    3. Hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cánhân nước ngoài tiến hành trong vùng biểnViệt Nam phải đáp ứng các điều kiện và phải được cấp phép theo quy định củapháp luật Việt Nam.

    Điều 18. Chương trình khoa họcvà công nghệ cấp quốc gia về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

    1. Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc giavề tài nguyên, môi trường biển và hải đảo bao gồm đề tài, dự án, nhiệm vụnghiên cứu đáp ứng các tiêu chí sau đây:

    a] Có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế -xã hội, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môitrường biển và hải đảo; phát huy tiềm lực khoa học và công nghệ về tài nguyên,môi trường biển và hải đảo; bảo đảm quốc phòng, an ninh;

    b] Giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ vềtài nguyên, môi trường biển và hải đảo liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnhvực, liên vùng, quốc tế;

    c] Làm cơ sở lý luận để hoạch định chính sách, cơchế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môitrường biển và hải đảo; định hướng cho hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên,môi trường biển và hải đảo; ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng;

    d] Phải huy động nguồn lực quốc gia và có sự thamgia của nhiều ngành khoa học và công nghệ.

    2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có đề xuất nhiệm vụkhoa học và công nghệ về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo gửi về bộ, cơquan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan nhà nước khác ở trungương phải phù hợp với ngành, lĩnh vực,địa bàn quản lý để tổng hợp, đề xuất các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đưa vàochương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về tài nguyên, môi trường biểnvà hải đảo.

    3. Trên cơ sở đề xuất của bộ, cơ quan ngang bộ, cơquan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan nhà nước khác ở trung ương, BộKhoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp vớiBộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, xâydựng, đặt hàng thực hiện đề tài, dự án, nhiệm vụ thuộc chương trình khoa học vàcông nghệ cấp quốc gia về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Việc xác địnhvà tổ chức thực hiện chương trình được thực hiện theo quy định của pháp luật.

    Điều 19. Cấp phép nghiên cứu khoahọc trong vùng biển Việt Nam cho tổ chức, cá nhân nước ngoài

    1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứukhoa học trong vùng biển Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

    a] Tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định phápluật của nước nơi tổ chức được thành lập; tổ chức quốc tế là tổ chức liên chínhphủ; cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nướcnơi cá nhân mang quốc tịch;

    b] Có nhu cầu nghiên cứu khoa học độc lập hoặc hợptác nghiên cứu khoa học với phía Việt Nam; đối với trường hợp nghiên cứu khoahọc trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam thì phải có sự hợp tác với phía Việt Namkhi Việt Nam có yêu cầu;

    c] Hoạt động nghiên cứu khoa học vì mục đích hòabình; không gây phương hại đến chủ quyền quốc gia, hoạt động quốc phòng, anninh của Việt Nam; không gây ô nhiễm môi trường biển; không cản trở các hoạtđộng hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong vùng biển Việt Nam;

    d] Có đủ hồ sơ đề nghị cấp phép theo quy định.

    2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phépnghiên cứu khoa học cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam sau khi lấy ý kiến cácbộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan và thống nhất ý kiến với BộQuốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học và Công nghệ. Sau khi cấp phép,Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo cho bộ, ngành và địa phươngcó liên quan để phối hợp quản lý.

    3. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép nghiên cứu khoahọc có quyền cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, đình chỉ, thu hồi văn bản cấpphép.

    4. Chính phủ quy định chi tiết việc cấp phép cho tổchức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam.

    Điều 20. Quyền và nghĩa vụ củatổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển ViệtNam

    1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứukhoa học trong vùng biển Việt Nam có các quyền sau đây:

    a] Tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học trongvùng biển Việt Nam theo nội dung và thời hạn đã được cấp phép;

    b] Được công bố và chuyển giao thông tin, kết quảnghiên cứu khoa học theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 của Luật này;

    c] Được hướng dẫn, cung cấp dịch vụ thông tin liênlạc và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu khoa học trong vùngbiển Việt Nam.

    2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứukhoa học trong vùng biển Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:

    a] Tôn trọng độc lập, chủ quyền của nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam; chỉ được tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa họcvì mục đích hòa bình; không được tiến hành hoạt động khác ngoài các hoạt độngnghiên cứu khoa học theo nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Namcấp phép;

    b] Tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn hànghải; thiết lập khu vực an toàn hàng hải xung quanh thiết bị nghiên cứu; báohiệu hàng hải; duy trì liên lạc và tuân thủ các quy định khác của pháp luật vềhàng hải của Việt Nam;

    c] Không được làm ảnh hưởng đến hoạt động quốcphòng, an ninh của Việt Nam và các hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoahọc, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đangđược tiến hành hợp pháp trong vùng biển Việt Nam; không được mang vào vùng biểnViệt Nam vũ khí, vật liệu nổ, hóa chấtđộc, các phương tiện, thiết bị khác có khả năng gây thiệt hại đối với người,tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường biển, trừ trường hợp vật liệu nổ, hóa chấtđộc được cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho phép sử dụng để thực hiện hoạt độngnghiên cứu khoa học;

    d] Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, phụchồi môi trường và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật Việt Nam trong trường hợp hoạt động nghiên cứu khoa học gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, hệ sinh thái biển, hải đảo;

    đ] Hoạt động nghiên cứu khoa học phải được thựchiện với phương thức và phương tiện thích hợp, phù hợp với quy định của phápluật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan;

    e] Bảo đảm các điều kiện làm việc cần thiết bao gồmcả chi phí cho ít nhất 02 nhà khoa học được cơ quan nhà nước có thẩm quyền củaViệt Nam cử tham gia nghiên cứu;

    g] Phải thông báo ngay cho Bộ Tài nguyên và Môi trườngkhi có bất cứ thay đổi nào trong quá trình nghiên cứu khoa học so với nội dung,thời hạn đã được cấp phép và chỉ được thực hiện sự thay đổi đó sau khi có sựđồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

    h] Khi kết thúc hoạt động nghiên cứu khoa học, tổchức, cá nhân nước ngoài phải báo cáo kết quả nghiên cứu sơ bộ cho Bộ Tàinguyên và Môi trường; trong thời hạnkhông quá 30 ngày, trừ trường hợp bất khảkháng hoặc có thỏa thuận khác, phải hoàn thành việc tháo dỡ và đưa ra khỏi vùngbiển Việt Nam các phương tiện, thiết bị nghiên cứu khoa học;

    i] Trong thời hạn không quá 06 tháng kể từ khi kếtthúc hoạt động nghiên cứu khoa học theo nội dung đã được cấp phép, tổ chức, cánhân nước ngoài phải có báo cáo chính thức về kết quả nghiên cứu khoa học vàcung cấp các tài liệu, mẫu vật gốc cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.

    Điều 21. Công bố và chuyểngiao thông tin, kết quả nghiên cứu khoahọc của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùngbiển Việt Nam

    1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứukhoa học trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam chỉ được phép công bố, chuyển giaothông tin, kết quả nghiên cứu cho bên thứ ba sau khi có sự đồng ý bằng văn bảncủa Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

    2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứukhoa học trong vùng đặc quyền kinh tế vàthềm lục địa Việt Nam chỉ được phép công bố, chuyển giao thông tin, kết quả nghiên cứu liên quan trực tiếp đến thămdò, khai thác tài nguyên cho bên thứ ba sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môitrường.

    3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết địnhcho phép công bố, chuyển giao thông tin, kết quả nghiên cứu quy định tại khoản1 và khoản 2 Điều này sau khi thống nhất ý kiến vớiBộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học và Công nghệ.

    Chương IV

    QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAITHÁC, SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN VÙNG BỜ; CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀINGUYÊN VÙNG BỜ

    Mục 1: VÙNG BỜ VÀ HÀNH LANGBẢO VỆ BỜ BIỂN

    Điều 22. Phạm vi vùng bờ

    1. Phạm vi vùng bờ được xác định trên cơ sở căn cứvào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng khu vực trong vùng bờ; đặcđiểm quá trình tương tác giữa đất liền hoặc đảo với biển; yêu cầu bảo vệ môitrường vùng bờ, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; hiện trạng và nhucầu khai thác, sử dụng tài nguyên và một số đặc điểm khác ở vùng bờ để tổ chứcquản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ phù hợp vớinăng lực quản lý.

    2. Chính phủ quy định chi tiết về phạm vi vùng bờtheo quy định tại khoản 1 Điều này.

    Điều 23. Hành lang bảo vệ bờ biển

    1. Hành lang bảo vệ bờ biển là dải đất ven biểnđược thiết lập ở những khu vực cần bảo vệ hệ sinh thái, duy trì giá trị dịch vụcủa hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên ở vùng bờ; giảm thiểu sạt lở bờ biển,ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; bảo đảm quyền tiếp cận của ngườidân với biển.

    2. Việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển phảituân theo các nguyên tắc sau đây:

    a] Phải căn cứ vào yêu cầu, mục tiêu của việc thiếtlập hành lang bảo vệ bờ biển quy định tại khoản 1 Điều này;

    b] Bảo đảm tính khoa học, khách quan; hài hòa giữayêu cầu bảo vệ và phát triển, có tính đến hiện trạng khai thác, sử dụng tàinguyên ở vùng đất ven biển; bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa; bảođảm tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương;

    c] Phải phù hợp với quy định của pháp luật về đêđiều, khu vực biên giới trên biển; bảo đảm quốc phòng, an ninh;

    d] Phải xác định rõ chỉ giới hành lang bảo vệ bờbiển ở các khu vực thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển;

    đ] Bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, quyền, lợiích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liênquan; bảo đảm công khai, minh bạch, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, tổchức, cá nhân có liên quan trong khu vực thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển;bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.

    3. Chiều rộng hành lang bảo vệ bờ biển được tính từđường mực nước triều cao trung bình nhiều năm về phía đất liền hoặc về phía trong đảo.

    4. Ủy ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển căn cứ vào tình hình thực tếtại địa phương và quy định tại Điều này có trách nhiệm tổ chức thiết lập, côngbố và quản lý hành lang bảo vệ bờ biển thuộc phạm vi quản lý.

    5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Điều 24. Các hoạt động bị nghiêmcấm trong hành lang bảo vệ bờ biển

    1. Khai thác khoángsản, trừ trường hợp đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

    2. Xây dựng mới, mở rộng công trình xây dựng, trừcông trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, sạt lởbờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu,nước biển dâng, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa và các côngtrình xây dựng khác phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng được Quốc hội, Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân,Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương có biển quyết định chủ trương đầu tư.

    3. Xây dựng mới nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải.

    4. Khoan, đào, đắp trong hành lang bảo vệ bờ biển,trừ hoạt động quy định tại Điều 25 của Luật này.

    5. Lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ bờbiển.

    6. Hoạt động làm sạt lở bờ biển, suy thoái hệ sinh thái vùng bờ, suy giảm giá trịdịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên.

    Điều 25. Các hoạt động bị hạn chếtrong hành lang bảo vệ bờ biển

    1. Trong hành lang bảo vệ bờ biển, hạn chế các hoạtđộng sau đây:

    a] Khai thác nước dưới đất;

    b] Khai hoang, lấn biển;

    c] Cải tạo công trình đã xây dựng;

    d] Thăm dò khoángsản, dầu khí;

    đ] Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguycơ làm suy thoái hệ sinh thái vùng bờ,suy giảm giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên.

    2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Mục 2: QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAITHÁC, SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN VÙNG BỜ

    Điều 26. Nguyên tắc, căn cứlập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ

    1. Nguyên tắc lập quy hoạch:

    a] Phù hợp với chiến lược khai thác, sử dụng bềnvững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, quy hoạch sử dụng biển; gắnkết với các quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên, quy hoạch phát triển ngànhcó phạm vi thuộc vùng bờ;

    b] Bảo đảm hài hòa trongkhai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững vùngbờ; bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh;

    c] Lồng ghép các yêu cầu phòng, chống thiên tai,ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng;

    d] Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự tham gia củacộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình lậpquy hoạch; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển;

    đ] Phù hợp vớinguồn lực thực hiện và bảo đảm tính khả thi.

    2. Căn cứ lập quy hoạch:

    a] Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tàinguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quy hoạch sử dụng biển;

    b] Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc điểmcụ thể của từng khu vực trong phạm vivùng bờ, tiềm năng tài nguyên, hiện trạng môi trường vùng bờ; tác động dự báocủa biến đổi khí hậu, nước biển dâng;

    c] Kết quảđiều tra cơ bản tài nguyên, môi trường vùng bờ; thống kê tài nguyên vùng bờ;

    d] Nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và yêu cầubảo vệ môi trường vùng bờ;

    đ] Kết quả thực hiện quy hoạch tổng thể khai thác,sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ kỳ trước.

    Điều 27. Phạm vi, nội dung, kỳquy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ

    1. Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vữngtài nguyên vùng bờ được lập cho toàn bộ vùng bờ của cả nước.

    2. Nội dung quy hoạch:

    a] Đánh giá tổng quát về điều kiện tự nhiên, kinhtế - xã hội, môi trường; hiện trạng tài nguyên vùng bờ; xu thế biến động tàinguyên và môi trường vùng bờ, dự báo tác động của biến đổi khí hậu, nước biểndâng đối với tài nguyên và môi trường vùng bờ; nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyênvà yêu cầu bảo vệ môi trường vùng bờ;

    b] Xác định mục tiêu, định hướng và xây dựng phươngán tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng bờ;

    c] Phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ;khu vực biển sử dụng để nhận chìm theo nguyên tắc quy định tại Điều 33 của Luậtnày;

    d] Các giải pháp, chương trình thực hiện quy hoạch.

    3. Kỳ quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bềnvững tài nguyên vùng bờ được lập cho giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 20 năm.

    Điều 28. Điều chỉnh quy hoạch tổngthể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ

    1. Việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể khai thác, sửdụng bền vững tài nguyên vùng bờ được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

    a] Có sự điều chỉnh chiến lược khai thác, sử dụngbền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, quy hoạch sử dụng biểnlàm thay đổi nội dung quy hoạch đã được phê duyệt;

    b] Do tác động của thiên tai, chiến tranh, sự cốmôi trường làm thay đổi nội dung quy hoạch đã được phê duyệt.

    2. Nội dung điều chỉnh quy hoạch tổng thể khaithác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ là một bộ phận của quy hoạch tổng thểkhai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ đã được phê duyệt.

    Điều 29. Lập, thẩm định, phê duyệt,điều chỉnh quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụngbền vững tài nguyên vùng bờ

    1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trungương có biển lập và trình Chính phủ phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch tổng thểkhai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.

    2. Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vữngtài nguyên vùng bờ phải được thẩm định theo quy định của pháp luật về quy hoạchtrước khi phê duyệt.

    3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Điều 30. Lấy ý kiến và công bốquy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ

    1. Lấy ý kiến trong quá trình lập quy hoạch tổngthể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ:

    a] Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổchức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan;

    b] Việc lấy ý kiến được thực hiện thông qua hìnhthức hội nghị, bằng văn bản, lấy ý kiến trực tiếp và công khai trên trang thôngtin điện tử của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương có biển.

    Thời gian công khai trên trang thông tin điện tử đểlấy ý kiến ít nhất là 90 ngày;

    c] Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xâydựng báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến; công khai trên trang thôngtin điện tử của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trungương có biển.

    2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quy hoạch tổngthể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ được Chính phủ phê duyệt, BộTài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công bố và công khai quy hoạch trongsuốt kỳ quy hoạch.

    Điều 31. Tổ chức thực hiện quyhoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ

    1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương có biển tổ chức, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch tổng thể khaithác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.

    2. Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển cótrách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vữngtài nguyên vùng bờ.

    3. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến khai thác, sửdụng tài nguyên vùng bờ có trách nhiệm tuân thủ quy hoạch tổng thể khai thác,sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.

    Điều 32. Mối quan hệ giữa quy hoạchtổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ với các quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên, quy hoạch pháttriển ngành, địa phương

    1. Các quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên, quyhoạch phát triển ngành, địa phương có nội dung liên quan đến khai thác, sử dụngtài nguyên vùng bờ phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch tổng thể khai thác, sửdụng bền vững tài nguyên vùng bờ đã được phê duyệt.

    2. Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biểntrong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm rà soát, đề xuất, sửađổi, bổ sung quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên, quy hoạch phát triểnngành, địa phương có nội dung liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên vùngbờ cho phù hợp với quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyênvùng bờ đã được phê duyệt.

    Điều 33. Nguyên tắc phân vùng khaithác, sử dụng tài nguyên vùng bờ

    1. Xem xét, đánh giá toàn diện tài nguyên thiênnhiên, điều kiện môi trường, các đặc thù địa lý của khu vực và hiện trạng sửdụng vùng bờ; vai trò của khu vực dự kiến phân vùng đối với phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa,bảo vệ môi trường, hệ sinh thái.

    2. Bảo đảm tính tổng thể; hài hòa giữa nhu cầu khaithác, sử dụng và yêu cầu bảo vệ tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái; hài hòalợi ích ngắn hạn và dài hạn của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyênvới lợi ích của Nhà nước và cộng đồng, ưu tiên cho lợi ích lâu dài và lợi íchcủa cộng đồng; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển; bảo đảm quốcphòng, an ninh, an toàn giao thông, hàng hải.

    3. Dựa trên kết quả đánh giá, xác định rõ lĩnh vực,mức độ ưu tiên trong khai thác, sử dụngtài nguyên, lựa chọn phương án phân vùng tối ưu để bảo đảm hài hòa giữa pháttriển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo nhằmphục vụ phát triển bền vững vùng bờ, bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốcphòng, an ninh.

    Mục 3: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ TỔNGHỢP TÀI NGUYÊN VÙNG BỜ

    Điều 34. Phạm vi, nội dung chươngtrình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ

    1. Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờgồm các chương trình có phạm vi liên tỉnh và các chương trình trong phạm vi quản lý của tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương có biển.

    2. Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờđược lập cho khu vực vùng bờ trong các trường hợp sau đây:

    a] Tập trung nhiều hoạt động khai thác, sử dụng tàinguyên và có mâu thuẫn, xung đột hoặc nguy cơ mâu thuẫn, xung đột về lợi ích trong khai thác, sử dụng tài nguyên cần sự phốihợp tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành và cộng đồng để giải quyết;

    b] Tài nguyên, giá trị các hệ sinh thái của khu vựcvùng bờ có nguy cơ bị suy giảm nghiêm trọng do hoạt động khai thác, sử dụng tàinguyên; là vùng rủi ro ô nhiễm cao hoặc rất cao;

    c] Có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế -xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa,bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, nướcbiển dâng.

    3. Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờbao gồm các nội dung sau đây:

    a] Mục tiêu của chương trình;

    b] Các vấn đề cần giải quyết và thứ tự ưu tiên giảiquyết để quản lý tổng hợp; các chỉ số để đánh giá kết quả thực hiện chươngtrình;

    c] Các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể để thực hiệnchương trình;

    d] Nguồn lực để thực hiện chương trình.

    Điều 35. Nguyên tắc, căn cứ lập, điều chỉnh chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ

    1. Nguyên tắc lập, điều chỉnh chương trình quản lýtổng hợp tài nguyên vùng bờ:

    a] Bảo đảm giải quyết các mâu thuẫn, xung đột vềlợi ích trong khai thác, sử dụng tài nguyên, hài hòa lợi ích giữa các bên cóliên quan;

    b] Bảo đảm sự tham gia của các bên có liên quantrong quá trình lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ;

    c] Bảo đảm tính thực tiễn, tính khả thi trong quátrình tổ chức thực hiện.

    2. Căn cứ lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ:

    a] Quy hoạch tổngthể khai thác, sử dụng bền vững tàinguyên vùng bờ;

    b] Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên và môitrường khu vực vùng bờ trong phạm vi lập chương trình;

    c] Khả năng về tài chính, nhân lực, khoa học vàcông nghệ.

    3. Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờđược điều chỉnh khi có thay đổi một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điềunày làm thay đổi mục tiêu và nội dung củachương trình quản lý tổng hợp tài nguyênvùng bờ.

    Điều 36. Lập, thẩm định, phê duyệt,điều chỉnh chương trình quản lý tổng hợptài nguyên vùng bờ

    1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợpvới bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển có liên quan lập và trình Thủtướng Chính phủ phê duyệt, điều chỉnh chương trình quản lý tổng hợp tài nguyênvùng bờ có phạm vi liên tỉnh.

    2. Ủy ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển tổ chức lập, điều chỉnhchương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ trong phạm vi quản lý; lấy ýkiến bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước khi phê duyệt.

    3. Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờphải được thẩm định trước khi phê duyệt.

    4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Điều 37. Lấy ý kiến và công bốchương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùngbờ

    1. Lấy ý kiến trong quá trình lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ:

    a] Cơ quan lập chương trình có trách nhiệm tổ chứclấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan;

    b] Việc lấy ý kiến được thực hiện thông qua hìnhthức hội nghị, bằng văn bản, lấy ý kiến trực tiếp và công khai trên trang thôngtin điện tử của cơ quan lập chương trình.

    Thời gian côngkhai trên trang thông tin điện tử để lấy ý kiến đối với chương trình có phạm viliên tỉnh ít nhất là 90 ngày, đối với chương trình trong phạm vi quản lý củatỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cóbiển ít nhất là 60 ngày.

    2. Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờphải được công bố trong thời hạn 30 ngàykể từ ngày được phê duyệt.

    Điều 38. Tổ chức thực hiện chươngtrình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ

    1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức thựchiện chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có phạm vi liên tỉnh. Bộ,cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương có biển có liên quan có trách nhiệm phối hợpvới Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có phạm vi liên tỉnh.

    2. Ủy ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển tổ chức thực hiện chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờdo mình phê duyệt.

    Chương V

    QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN HẢIĐẢO

    Điều 39. Yêu cầu quản lý tài nguyênhải đảo

    1. Tài nguyên hải đảo phải được quản lý thống nhấttheo chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trườngbiển và hải đảo; quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển; quy hoạch tổng thể khaithác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ và quy định tại Chương này.

    2. Hải đảo phải được điều tra cơ bản, đánh giá tổngthể, toàn diện về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường; thống kê, phânloại để lập hồ sơ và định hướng khaithác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội,bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ứng phó với biến đổikhí hậu, nước biển dâng, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa.

    3. Bảo đảm hài hòa giữa nhu cầu khai thác, sử dụngtài nguyên và yêu cầu bảo tồn, phát triển và bảo vệ môi trường, hệ sinh thái.

    Điều 40. Lập, quản lý hồ sơtài nguyên hải đảo

    1. Hải đảo được phân loại để bảo vệ, bảo tồn vàkhai thác, sử dụng tài nguyên theo quy định của Chính phủ.

    2. Hồ sơ tài nguyên hải đảo bao gồm:

    a] Phiếu trích yếu thông tin gồm: tên hoặc số hiệuhải đảo; loại hải đảo; vị trí, tọa độ, diện tích; quá trình khai thác, sử dụnghải đảo;

    b] Bản đồ thể hiện rõ vị trí, tọa độ, ranh giới hảiđảo;

    c] Kết quả điều tra, đánh giá tổng hợp tài nguyên, môi trường hải đảo;

    d] Sổ thống kê, theo dõi biến động tài nguyên, môitrường hải đảo và các thông tin khác có liên quan.

    3. Ủy ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển có trách nhiệm lập và quản lýhồ sơ tài nguyên hải đảo trong phạm viđịa phương.

    4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy địnhchi tiết về hồ sơ tài nguyên hải đảo, hướng dẫn việc lập và quản lý hồ sơ tàinguyên hải đảo.

    Điều 41. Khai thác, sử dụngtài nguyên hải đảo

    1. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên đối với quầnđảo, đảo được thực hiện như đối với việc khai thác, sử dụng tài nguyên trên đấtliền theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

    2. Đối với quần đảo, đảo phải bảo vệ, bảo tồn, trừtrường hợp quy định tại khoản 5 Điều này, nghiêm cấm các hoạt động sau đây:

    a] Xây dựng mới công trình xây dựng; lắp đặt thiếtbị;

    b] Tác động làm thay đổi địa hình, địa mạo, chấtlượng đất;

    c] Khai thác, đào đắp, cải tạo đất, đá; khai thác khoáng sản, nước ngầm; mang những thành tạo tựnhiên ra khỏi quần đảo, đảo;

    d] Khai hoang, chặt cây, xâm hại thảm thực vật;mang thực vật hoang dã ra khỏi quần đảo, đảo;

    đ] Săn bắt, mang động vật ra khỏi quần đảo, đảo;chăn thả gia súc, đưa sinh vật ngoại lai lên quần đảo, đảo;

    e] Thải hoặc đưa chất thải lên quần đảo, đảo.

    3. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên đối với bãicạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ViệtNam cho phép thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật có liên quan vàđiều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    4. Đối với bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm phảibảo vệ, bảo tồn, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này, nghiêm cấm cáchoạt động sau đây:

    a] Xây dựng mới công trình xây dựng; lắp đặt thiếtbị;

    b] Tác động làm thay đổi địa hình, địa mạo;

    c] Khai hoang, khai thác, đào đắp, cải tạo đất, đá;khai thác khoáng sản; mang những thànhtạo tự nhiên ra khỏi bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm;

    d] Thải hoặc đưa chất thải lên bãi cạn lúc chìm lúcnổi, bãi ngầm.

    5. Các hoạt động quy định tại khoản 2 và khoản 4Điều này được phép thực hiện trong các trường hợp sau đây:

    a] Phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh của Nhànước Việt Nam; thực hiện công tác quản lý nhà nước;

    b] Phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, điều tra,khảo sát, đánh giá về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường được cơquan nhà nước có thẩm quyền cho phép; thực hiện chương trình, đề án, dự án củaNhà nước;

    c] Phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn;

    d] Các trường hợp khác được Thủ tướng Chính phủchấp thuận.

    Chương VI

    KIỂM SOÁT Ô NHIỄM, ỨNGPHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU, HÓA CHẤT ĐỘC VÀ NHẬN CHÌM Ở BIỂN

    Mục 1: KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNGBIỂN VÀ HẢI ĐẢO

    Điều 42. Nguyên tắc kiểm soátô nhiễm môi trường biển và hải đảo

    1. Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảophải được thực hiện thường xuyên, ưu tiên công tác phòng ngừa; kịp thời xử lý,khắc phục có hiệu quả tình trạng ô nhiễm, sự cố môi trường biển, suy thoái môi trường biển và hải đảo.

    2. Các khu vực biển phải được phân vùng rủi ro ônhiễm để có giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo hiệu quả.

    3. Các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt độngtrên biển và hải đảo, chất thải không rõ nguồn gốc và xuyên biên giới phải đượckiểm soát. Việc kiểm soát các nguồn thải, chất thải phải xem xét đến sức chịutải môi trường của khu vực biển và hải đảo.

    4. Ứng phó có hiệu quả sự cố môi trường biển, kịpthời ngăn chặn lan truyền ô nhiễm trong sự cố môi trường biển.

    5. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, cáctổ chức, cá nhân có liên quan trong kiểmsoát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.

    Điều 43. Nội dung kiểm soát ô nhiễmmôi trường biển và hải đảo

    1. Điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá cácnguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo; tình trạng ônhiễm môi trường biển và hải đảo.

    2. Định kỳ quan trắc và đánh giá hiện trạng chấtlượng nước, trầm tích, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học của các khu vựcbiển và hải đảo.

    3. Điều tra, đánh giá sức chịu tải môi trường củacác khu vực biển, hải đảo ở vùng rủi ro ô nhiễm cao hoặc rất cao; công bố cáckhu vực biển, hải đảo không còn khả năng tiếp nhận chất thải.

    4. Phòng ngừa, phát hiện, xử lý, khắc phục tìnhtrạng ô nhiễm và suy thoái môi trường,các hệ sinh thái biển, hải đảo; cải thiện và phục hồi môi trường, các hệ sinhthái biển, hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái.

    5. Xác định cấp rủi ro ô nhiễm môi trường biển vàhải đảo; phân vùng rủi ro và lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trườngbiển và hải đảo.

    6. Ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển.

    7. Cấp phép, kiểm soát hoạt động nhận chìm ở biển.

    8. Phối hợp giữa cơ quan nhà nước Việt Nam và cơquan, tổ chức nước ngoài trong việc chia sẻ thông tin, đánh giá chất lượng môitrường nước biển; kiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới theo quyđịnh của pháp luật.

    9. Công khai các vùng rủi ro ô nhiễm môi trườngbiển và hải đảo, thông tin về môi trường nước, môi trường trầm tích của các khuvực biển, hải đảo.

    Điều 44. Trách nhiệm điều tra,đánh giá môi trường biển và hải đảo

    1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngangbộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương có biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có tráchnhiệm quan trắc, đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, hiệntrạng chất lượng nước, trầm tích, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học của cáckhu vực biển và hải đảo; điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thảitừ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo theo quy định của pháp luậtvề bảo vệ môi trường.

    2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm điềutra, đánh giá sức chịu tải môi trường của khu vực biển, hải đảo ở vùng rủi ro ônhiễm cao hoặc rất cao; công bố các khu vực biển, hải đảo không còn khả năngtiếp nhận chất thải; công khai thông tin môi trường biển và hải đảo theo quyđịnh của pháp luật.

    Điều 45. Kiểm soát ô nhiễm môitrường biển từ các hoạt động trên biển

    1. Chất thải nguy hại từ các hoạt động trên biểnphải được thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý theo quy định củapháp luật về bảo vệ môi trường.

    2. Các công trình, thiết bị trên biển sau khi hết thời hạn sử dụng mà không tiếp tục sử dụngphải được tháo dỡ, vận chuyển về đất liền hoặc nhận chìm theo quy định của Luậtnày và pháp luật có liên quan.

    3. Chủ phương tiện vận chuyển, lưu giữ xăng, dầu, hóa chất, chất phóng xạ, chất độc và các chấtkhác có nguy cơ gây ra sự cố môi trường biển phải có kế hoạch phòng ngừa và ứngphó sự cố môi trường; bảo đảm không làm rò rỉ, thất thoát, tràn thấm ra biển xăng, dầu, hóachất, chất phóng xạ, các chất độc và các chất khác có nguy cơ gây ra sự cố môitrường.

    4. Nước thải từ tàu thuyền, giàn khoan, giàn khaithác dầu khí và các công trình, thiết bị khác trênbiển; bùn dầu và bùn chứa hợp chất độc hại trong thăm dò, khai thác dầu khíphải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra biển.

    5. Nước dằn tàu, nước súc, rửa tàu, nước la canhphải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, không được pha loãng nhằmđạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra biển.

    6. Việc thải nước dằn tàu, nước súc, rửa tàu, nướcla canh và nước thải từ tàu thuyền thực hiện theo quy định của pháp luật vềhàng hải, bảo vệ môi trường, pháp luật có liên quan của Việt Nam và điều ướcquốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    7. Chất thải rắn phát sinh từ tàu thuyền, giànkhoan, giàn khai thác dầu khí, công trình và thiết bị khác trên biển phải đượcquản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật; bùn nạo vét luồng hàng hải, cảngbiển phải được vận chuyển về đất liền hoặc nhận chìm theo quy định của Luật nàyvà pháp luật có liên quan.

    8. Cảng biển phải có hệ thống tiếp nhận và xử lýchất thải sinh hoạt, dầu cặn từ các phương tiện trên biển.

    9. Chất thải trôi nổi trên biển và ven bờ biển phảiđược thu gom, phân loại, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trườngvà pháp luật có liên quan.

    Điều 46. Kiểm soát ô nhiễm môitrường biển từ đất liền

    1. Chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinhdoanh, sinh hoạt trên đất liền trước khi thải xuống biển phải được xử lý đạtquy chuẩn kỹ thuật môi trường.

    2. Việc bố trí các điểm xả nước thải đã được xử lýxuống biển phải được xem xét trên cơ sở điều kiện tự nhiên của khu vực xả nướcthải; các điều kiện động lực, môi trường, sinh thái và đa dạng sinh học, cácnguồn tài nguyên và hiện trạng khai thác, sử dụng vùng biển.

    Các điểm xả nước thải ra khu bảo tồn biển, khu vựcbãi tắm, danh lam, thắng cảnh ven biển phải được đánh giá, xem xét, xử lý theoquy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

    3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên vùngđất ven biển và trên hải đảo phải có đầy đủ phương tiện, thiết bị xử lý chấtthải bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; phải định kỳ báo cáo cơ quanquản lý nhà nước có thẩm quyền về hiện trạng xử lý và xả chất thải ra biển theoquy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

    4. Nguồn ô nhiễm từ các lưu vực sông ra biển phảiđược điều tra, đánh giá và kiểm soát chặt chẽ.

    Điều 47. Kiểm soát ô nhiễm môitrường biển xuyên biên giới

    1. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biểntrong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức quan trắc,kịp thời phát hiện, ngăn chặn và thông báo tình trạng ô nhiễm môi trường biểnxuyên biên giới cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.

    2. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mốikiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp vớiBộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, cơ quan ngangbộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan xác địnhnguồn gây ô nhiễm, xây dựng phương án xử lý, khắc phục.

    3. Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp, hợp tác với các nước và các tổ chức có liên quan trongviệc xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trườngbiển xuyên biên giới.

    Điều 48. Phân vùng rủi ro ô nhiễmmôi trường biển và hải đảo

    1. Phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hảiđảo bao gồm các hoạt động sau đây:

    a] Quan trắc, điều tra, thu thập, cập nhật, theodõi, giám sát, tổng hợp, xử lý thông tin, dữ liệu về môi trường biển và hải đảo;

    b] Đánh giá rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hảiđảo;

    c] Xác định, lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễmmôi trường biển và hải đảo.

    2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợpvới bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, Ủy bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển hướng dẫn, xác định,đánh giá, phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.

    Điều 49. Cấp rủi ro ô nhiễmmôi trường biển và hải đảo

    1. Rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo đượcphân thành các cấp. Cấp rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo là cơ sở đềra các giải pháp hiệu quả kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.

    2. Vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảođược phân thành các cấp sau đây:

    a] Vùng rủi ro ô nhiễm thấp;

    b] Vùng rủi ro ô nhiễm trung bình;

    c] Vùng rủi ro ô nhiễm cao;

    d] Vùng rủi ro ô nhiễm rất cao.

    3. Tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trườngbiển và hải đảo bao gồm:

    a] Mức độ ô nhiễm hoặc nguy cơ ô nhiễm môi trườngbiển và hải đảo;

    b] Phạm vi ảnh hưởng;

    c] Mức độ nhạy cảm môi trường; khả năng gây thiệthại đến sức khỏe con người, các hệ sinh thái biển, hải đảo, các hoạt động khaithác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo.

    4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy địnhchi tiết tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.

    Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quanvà Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương có biển lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển vàhải đảo, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

    Điều 50. Đánh giá kết quả hoạtđộng kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

    1. Kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trườngbiển và hải đảo phải được đánh giá thông qua bộ chỉ số.

    2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngangbộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương có biển trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đánh giá kết quả hoạt động kiểmsoát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; công khai kết quả đánh giá trên trangthông tin điện tử của cơ quan mình.

    3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy địnhchi tiết bộ chỉ số và việc đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môitrường biển và hải đảo.

    Điều 51. Báo cáo hiện trạngmôi trường biển và hải đảo

    1. Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảobao gồm báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia, báo cáo hiệntrạng môi trường biển và hải đảo của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cóbiển và báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo theo chuyên đề.

    2. Nội dung báo cáo, kỳ lập báo cáo, thẩm quyền vàtrách nhiệm lập báo cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môitrường.

    Mục 2: ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC SỰCỐ TRÀN DẦU, HÓA CHẤT ĐỘC TRÊN BIỂN

    Điều 52. Nguyên tắc ứng phó, khắcphục sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển

    1. Ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu, hóa chất độctrên biển là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

    2. Chú trọng công tác phòng ngừa, chủ động xây dựngkế hoạch, đầu tư trang thiết bị, vật tư, nguồn nhân lực để sẵn sàng ứng phó khixảy ra sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển.

    3. Sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển phải đượcphân cấp để phân công trách nhiệm ứng phó.

    4. Thông tin sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển phải được báo cáo, xử lý kịp thời.

    5. Huy động nhanh nhất mọi nguồn lực cho hoạt độngứng phó; bảo đảm chỉ huy thống nhất, điều phối, phối hợp hiệu quả, hiệp đồngchặt chẽ các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó sự cốtràn dầu, hóa chất độc trên biển, ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn.

    6. Bảo đảm an toàn, phòng, chống cháy nổ trong ứngphó.

    7. Cơ sở gây ra sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển phải chịu trách nhiệm khắc phục sựcố, khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường và bồi thường thiệt hại do sự cốtràn dầu, hóa chất độc gây ra theo quy định của pháp luật.

    8. Việc phòng ngừa, khắc phục, xử lý sự cố tràndầu, hóa chất độc trên biển thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môitrường và pháp luật có liên quan.

    Điều 53. Phân cấp ứng phó sựcố tràn dầu, hóa chất độc trên biển

    1. Việc ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trênbiển được thực hiện theo 3 cấp: ứng phó sự cố cấp cơ sở, ứng phó sự cố cấp khuvực và ứng phó sự cố cấp quốc gia.

    2. Ứng phó sự cố cấp cơ sở:

    a] Sự cố xảy ra ở cơ sở thì chủ cơ sở phải tổ chức,chỉ huy, huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị để triển khai thực hiện ứngphó kịp thời, đồng thời thông báo ngay cho cơ quan chủ quản, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương có biển nơi xảy ra sự cố; trường hợp sự cố vượt quá khả năng, nguồnlực của mình thì phải kịp thời báo cáo cơ quan chủ quản, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương có biển nơi xảy ra sự cố để trợ giúp;

    b] Trường hợp xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trườngnghiêm trọng hoặc sự cố xảy ra trong khu vực ưu tiên bảo vệ, vùng rủi ro ônhiễm môi trường biển cao hoặc rất cao, chủ cơ sở phải báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trungương có biển nơi xảy ra sự cố và Ủy ban quốcgia tìm kiếm cứu nạn để chỉ đạo, kịp thời ứng phó.

    3. Ứng phó sự cố cấp khu vực:

    Sự cố xảy ra vượt quá khả năng ứng phó của cơ sở,chưa xác định được cơ sở gây ra sự cố hoặc sự cố xảy ra chưa rõ nguyên nhân thìChủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương có biển nơi xảy ra sự cố có trách nhiệm trực tiếp chủ trìchỉ đạo ứng phó, đồng thời có quyền huy động khẩn cấp nguồn lực cần thiết củacác cơ sở, bộ, ngành trên địa bàn để ứng phó.

    4. Ứng phó sự cố cấp quốc gia:

    a] Trường hợp sự cố vượt quá khả năng ứng phó củađịa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương có biển nơi xảy ra sự cố phải kịp thời báo cáo để Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn trực tiếp chỉđạo, phối hợp với các cơ quan liên quantổ chức ứng phó;

    b] Trường hợp sự cố vượt quá khả năng ứng phó củacác lực lượng trong nước, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn kiến nghị Thủtướng Chính phủ xem xét, quyết định việc yêu cầu trợ giúp quốc tế;

    c] Trường hợp sự cố gây ô nhiễm môi trường đặc biệtnghiêm trọng thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

    Điều 54. Xác định và thông báokhu vực hạn chế hoạt động

    1. Trong trường hợp để tạo điều kiện thuận lợi choviệc cứu hộ, cứu nạn và ứng phó sự cố, cơ quan, người chủ trì ứng phó đề xuất việcthiết lập khu vực hạn chế hoạt động để ưu tiên cho hoạt động cứu hộ, cứu nạn,ứng phó sự cố.

    2. Việc xác định và thông báo khu vực hạn chế hoạtđộng để ưu tiên cho hoạt động cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố tại địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương có biển nơi xảy ra sự cố xem xét, quyết định theo đề xuất của cơquan, người chủ trì ứng phó.

    3. Chính phủ quy định chi tiết việc xác định vàthông báo về khu vực hạn chế hoạt động để ưu tiên cho hoạt động cứu hộ, cứunạn, ứng phó sự cố.

    Điều 55. Tạm đình chỉ hoạtđộng đối với cơ sở gây sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển

    Trong trường hợpcơ sở gây sự cố cản trở hoạt động khắc phục sự cố và điều tra, xác định nguyênnhân sự cố, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển căn cứ vào nhiệm vụ, quyềnhạn của mình, quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở gây sự cố.

    Điều 56. Trách nhiệm trong ứngphó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển

    1. Ủy ban quốcgia tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm sau đây:

    a] Chủ trì chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch quốcgia ứng phó sự cố trong phạm vi cả nướcsau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

    b] Chỉ đạo theo thẩm quyền và huy động lực lượng,phương tiện của các bộ, ngành, địa phương, trung tâm ứng phó sự cố khu vực đểứng phó sự cố xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm của mình;

    c] Phối hợp vớicơ quan có thẩm quyền của các nước có liên quan để xử lý sự cố xảy ra trên vùngbiển Việt Nam hoặc vùng nước tiếp giáp với các nước khác, báo cáo Thủ tướngChính phủ trong trường hợp vượt quá thẩm quyền.

    2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sauđây:

    a] Chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và bộ, ngànhcó liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứngphó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển; chủ trì, phối hợp với bộ, ngành cóliên quan ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyềnban hành văn bản về giám sát, đánh giá rủi ro, khắc phục và giải quyết hậu quảsự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển;

    b] Phối hợp với Ủyban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và bộ, ngành, địa phương có liên quan đểứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển.

    3. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm sau đây:

    a] Chỉ đạo các cơ quan thuộc bộ, cơ quan đại diệnViệt Nam ở nước ngoài phối hợp giải quyết thủ tục cho các đơn vị ứng phó sự cốcủa Việt Nam tham gia hỗ trợ quốc tế và lực lượng hỗ trợ ứng phó của nước ngoàitại Việt Nam khi có đề nghị của Ủy ban quốcgia tìm kiếm cứu nạn;

    b] Phối hợp với Ủyban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và các bộ, ngành có liên quan thông quađường ngoại giao trao đổi thông tin, chuyển yêu cầu phối hợp hoặc đề nghị trợgiúp ứng phó sự cố khi có sự cố xảy ra ở lãnh thổ, vùng biển nước ngoài ảnhhưởng đến Việt Nam hoặc sự cố xảy ra trong vùng biển Việt Nam ảnh hưởng đếnnước ngoài.

    4. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp và thốngnhất với Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạnxây dựng và triển khai các phương án kết hợp việc sử dụng lực lượng, phươngtiện của Hải quân, Không quân, Biên phòng, Cảnh sát biển và các lực lượng kháccủa Quân đội trong thực hiện nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng gắn với việc giám sát,phát hiện sự cố và sẵn sàng tham gia ứng phó sự cố theo địa bàn hoạt động.

    5. Các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, ngành kịpthời tổ chức lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chấtđộc trên biển khi được Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và các cơ quancó thẩm quyền huy động.

    6. Ủy ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển có trách nhiệm phê duyệt vàtổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố; chỉ đạo kịp thời ứng phó sự cố tràndầu, hóa chất độc trên biển thuộc phạm vi quản lý.

    7. Chủ cơ sở gây ra sự cố tràn dầu, hóa chất độctrên biển phải thực hiện các biện pháp khẩn cấp để huy động nhân lực, vật lực,phương tiện để ứng phó sự cố; bảo đảm an toàn cho người và tài sản; tổ chức cứungười, tài sản; kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương, cấp có thẩmquyền về sự cố xảy ra.

    Mục 3: NHẬN CHÌM Ở BIỂN

    Điều 57. Yêu cầu đối với việc nhậnchìm ở biển

    1. Việc nhận chìm ở biển chỉ được thực hiện khi cơquan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quyđịnh của Luật này.

    2. Vật, chất nhận chìm phát sinh ngoài lãnh thổViệt Nam không được phép nhận chìm ở vùng biển Việt Nam.

    3. Khu vực biển được sử dụng để nhận chìm phải phùhợp với quy hoạch sử dụng biển, quy hoạchtổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.

    4. Việc nhận chìm ở biển không được gây ra tác độngcó hại đến sức khỏe con người, tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước; hạnchế tối đa ảnh hưởng xấu tới môi trường, hệ sinh thái biển.

    5. Việc nhận chìm ở biển phải được quản lý, kiểmsoát chặt chẽ.

    Điều 58. Vật, chất được nhận chìmở biển

    1. Vật, chất được nhận chìm ở biển phải đáp ứng cácđiều kiện sau đây:

    a] Không chứa chất phóng xạ, chất độc vượt quychuẩn kỹ thuật an toàn bức xạ, quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

    b] Được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;bảo đảm không tác động có hại đến sức khỏecon người, môi trường, hệ sinh thái, nguồn lợi thủysản;

    c] Không thể đổ thải, lưu giữ, xử lý trên đất liềnhoặc việc đổ thải, lưu giữ, xử lý trên đấtliền không hiệu quả về kinh tế - xã hội;

    d] Thuộc Danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển.

    2. Chính phủ quy định Danh mục vật, chất được nhậnchìm ở biển.

    Điều 59. Giấy phép nhận chìm ởbiển

    1. Giấy phép nhận chìm ở biển gồm các nội dungchính sau đây:

    a] Tên tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhậnchìm ở biển;

    b] Tên, khối lượng, kích thước, thành phần của vậtđược nhận chìm; tên, loại, khối lượng, thành phần của chất được nhận chìm;

    c] Vị trí, ranh giới, tọa độ, diện tích khu vựcbiển được sử dụng để nhận chìm;

    d] Phương tiện chuyên chở, cách thức nhận chìm;

    đ] Thời điểm và thời hạn được phép thực hiện hoạtđộng nhận chìm;

    e] Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phépnhận chìm ở biển;

    g] Hiệu lực thi hành.

    2. Thời hạn của Giấy phép nhận chìm ở biển được xemxét trên cơ sở vật, chất được nhận chìm, quy mô, tính chất hoạt động nhận chìmvà khu vực biển được sử dụng để nhận chìm tối đa không quá 02 năm và được giahạn một lần nhưng không quá 01 năm.

    Điều 60. Cấp, cấp lại, giahạn, sửa đổi, bổ sung, cho phép trả lại, thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển

    1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấyphép nhận chìm ở biển trong trường hợp khu vực biển được sử dụng để nhận chìmcó một phần hoặc toàn bộ nằm ngoài vùng biển ven bờ hoặc khu vực biển giáp ranhgiữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.

    2. Ủy ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển cấp Giấy phép nhận chìm ởbiển trong vùng biển ven bờ thuộc phạm vi quản lý của mình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng BộTài nguyên và Môi trường quy định tại khoản 1 Điều này.

    3. Cơ quan có thẩmquyền cấp Giấy phép nhận chìm ở biển nào thì có quyền cấp lại, gia hạn,sửa đổi, bổ sung, cho phép trả lại, thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển đó.

    4. Chính phủ quy định chi tiết việc cấp, cấp lại,gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cho phép trả lại, thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển.

    Điều 61. Quyền và nghĩa vụ củatổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển

    1. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ởbiển có các quyền sau đây:

    a] Được nhận chìm ở biển theo nội dung của Giấyphép nhận chìm ở biển;

    b] Được Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp;

    c] Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi gây thiệthại đến quyền, lợi ích hợp pháp của mìnhtrong việc nhận chìm ở biển bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

    d] Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyềncấp Giấy phép nhận chìm ở biển cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, trả lại giấyphép theo quy định của pháp luật;

    đ] Khiếu nại, khởi kiện hành vi vi phạm quyền, lợiích hợp pháp của mình trong việc nhận chìm ở biển theo quy định của pháp luật;

    e] Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

    2. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ởbiển có các nghĩa vụ sau đây:

    a] Chấp hành quy định của pháp luật về quản lý tàinguyên, môi trường biển và hải đảo; thực hiện đúng nội dung của Giấy phép nhậnchìm ở biển;

    b] Nộp lệ phí cấp phép và tiền sử dụng khu vực biểnđể nhận chìm theo quy định của pháp luật;

    c] Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến hoạtđộng nhận chìm trong suốt quá trình nhận chìm ở biển;

    d] Không cản trở hoặc gây thiệt hại đến hoạt độngkhai thác, sử dụng tài nguyên hợp pháp ởbiển của tổ chức, cá nhân khác;

    đ] Cung cấp đầy đủ và trung thực dữ liệu, thông tinvề hoạt động nhận chìm ở biển khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;

    e] Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòngngừa và khắc phục sự cố môi trường biển do hoạt động nhận chìm của mình gây ratheo quy định của pháp luật;

    g] Thực hiện việc quan trắc, giám sát môi trườngbiển và chế độ thông tin, báo cáo về hoạt động nhận chìm theo quy định của phápluật;

    h] Bồi thường thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân bịthiệt hại do hoạt động nhận chìm ở biển không đúng quy định của mình gây ra;

    i] Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

    Điều 62. Kiểm soát hoạt động nhậnchìm ở biển

    1. Tổ chức, cá nhân được phép nhận chìm ở biển phảiđăng ký và gắn các thiết bị giám sát hành trình, ghi chép toàn bộ quá trìnhthực hiện việc nhận chìm, nhật ký hàng hải để phục vụ công tác kiểm tra, giámsát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các lực lượng tuần tra, kiểmsoát trên biển.

    2. Trường hợp vật, chất được nhận chìm được bốc,xếp tại cảng thì cảng vụ có trách nhiệm kiểm tra vật, chất được nhận chìm bảođảm phù hợp với nội dung Giấy phép nhậnchìm ở biển trước khi cho phương tiện chuyên chở rời cảng.

    3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép nhận chìm ởbiển và các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển thực hiện việc thanh tra,kiểm tra, giám sát hoạt động nhận chìm và xử lý vi phạm theo quy định của phápluật.

    Điều 63. Nhận chìm ngoài vùng biểnViệt Nam gây thiệt hại tới tài nguyên, môi trường biển và hải đảo Việt Nam

    Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhânnước ngoài thực hiện nhận chìm ngoài vùng biển Việt Nam nhưng gây thiệt hại chomôi trường, các hệ sinh thái và kinh tế - xã hội trong vùng biển, hải đảo ViệtNam có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trả toàn bộ chi phí liên quan tới điềutra, khảo sát, đánh giá mức độ thiệt hại, thực hiện các giải pháp phục hồi môitrường, hệ sinh thái và các chi phí khác theo quy định của pháp luật Việt Namvà điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    Chương VII

    QUAN TRẮC, GIÁM SÁT TỔNGHỢP VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN, CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢIĐẢO

    Mục 1: QUAN TRẮC, GIÁM SÁTTỔNG HỢP TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

    Điều 64. Yêu cầu đối với quan trắc,giám sát tổng hợp tài nguyên, môi trườngbiển và hải đảo

    1. Quan trắc, giám sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phải được tiếnhành thường xuyên, toàn diện phục vụ quản lý tài nguyên, môi trường biển và hảiđảo, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

    2. Hệ thống quan trắc, giám sát tổng hợp tàinguyên, môi trường biển và hải đảo phải được thiết lập đồng bộ, tiên tiến, hiệnđại để bảo đảm thu thập đầy đủ, kịp thời thông tin, dữ liệu về tài nguyên, môitrường biển và hải đảo.

    3. Bảo đảm kết nối với hoạt động quan trắc, giám sáttài nguyên, môi trường biển và hải đảo của khu vực và thế giới.

    Điều 65. Thiết lập hệ thống quantrắc, giám sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

    1. Hệ thống quan trắc, giám sát tổng hợp tàinguyên, môi trường biển và hải đảo được thiết lập trêncơ sở kết nối các hệ thống quan trắc, giám sát tài nguyên, môi trường biển vàhải đảo của bộ, ngành, địa phương.

    2. Hệ thống quan trắc, giám sát tổng hợp tàinguyên, môi trường biển và hải đảo là một hệ thống mở, kết nối và chia sẻ thôngtin bảo đảm thông suốt từ trung ương đến địa phương.

    3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợpvới bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển lập, trình Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt hệ thống quan trắc, giám sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biểnvà hải đảo.

    Điều 66. Tham gia các hệ thốngquan trắc, giám sát biển và đại dương của khu vực, thế giới

    Bộ Tài nguyên và Môi trường là đầu mối tổ chức thamgia các hệ thống quan trắc, giám sát biển và đại dương của khu vực, thế giới;có trách nhiệm quản lý, công bố, chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu thu đượctừ việc tham gia hệ thống quan trắc, giám sát biển và đại dương theo quy địnhcủa pháp luật.

    Mục 2: HỆ THỐNG THÔNG TIN, CƠ SỞDỮ LIỆU VỀ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

    Điều 67. Hệ thống thông tintài nguyên, môi trường biển và hải đảo

    1. Hệ thống thông tin tài nguyên, môi trường biểnvà hải đảo được thiết kế tổng thể và xây dựng thành hệ thống thống nhất trongphạm vi cả nước, phục vụ đa mục tiêu, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốcgia, quốc tế được công nhận tại Việt Nam.

    2. Hệ thống thông tin tài nguyên, môi trường biểnvà hải đảo bao gồm:

    a] Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;

    b] Hệ thống phần mềm hệ điều hành, phần mềm hệthống và phần mềm ứng dụng;

    c] Cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hảiđảo.

    3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, ngành có liênquan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương có biển xây dựng hệ thống thông tin tài nguyên, môitrường biển và hải đảo.

    Điều 68. Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trườngbiển và hải đảo

    1. Dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảobao gồm:

    a] Dữ liệu về vùng đất ven biển, địa hình đáy biển;

    b] Dữ liệu về khí tượng, thủy văn biển;

    c] Dữ liệu về địa chất biển, địa vật lý biển, khoáng sản biển; dầu, khí ở biển; dữ liệu vềtính chất vật lý, hóa lý của nước biển;

    d] Dữ liệu về hệ sinh thái biển; đa dạng sinh họcvà nguồn lợi thủy sản biển; tài nguyên vị thế biển và kỳ quan sinh thái biển;

    đ] Dữ liệu về môi trường biển, nhận chìm ở biển;

    e] Dữ liệu về hải đảo;

    g] Dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển; quyhoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; chương trìnhquản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ;

    h] Dữ liệu về khai thác, sử dụng tài nguyên biển vàhải đảo;

    i] Kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáovề tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đã được cơ quan nhà nước có thẩmquyền giải quyết;

    k] Kết quả của các chương trình, đề án, đề tài, dựán, nhiệm vụ trong quản lý, điều tra cơbản, nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;

    l] Kết quả thống kê tài nguyên biển và hải đảo;

    m] Các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quychuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về tài nguyên, môi trường biển vàhải đảo;

    n] Dữ liệu khác liên quan đến tài nguyên, môitrường biển và hải đảo.

    2. Cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hảiđảo quốc gia là tập hợp thống nhất toànbộ dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trong phạm vi cả nước đượcchuẩn hóa theo chuẩn quốc gia, được số hóa để cập nhật, quản lý, khai thác bằnghệ thống công nghệ thông tin.

    3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy địnhviệc xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

    Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp vớibộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển xây dựng cơ sở dữ liệu tàinguyên, môi trường biển và hải đảo quốc gia.

    Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủyban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm điều tra, thu thập dữ liệu tàinguyên, môi trường biển và hải đảo để xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môitrường biển và hải đảo của bộ, ngành, địa phương; cung cấp dữ liệu cho Bộ Tài nguyênvà Môi trường để xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảoquốc gia.

    Điều 69. Lưu trữ, khai thác,sử dụng dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

    1. Việc lưu trữ dữ liệu tài nguyên, môi trường biểnvà hải đảo được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ, các quy định,quy trình, quy phạm và quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành. Tất cả các dữ liệu thuthập được phải được phân loại, đánh giá, xử lý để có hình thức, biện pháp lưutrữ, bảo quản, bảo vệ phù hợp, bảo đảm antoàn.

    2. Dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảophải được công khai theo quy định củapháp luật. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng dữ liệu tài nguyên, môi trườngbiển và hải đảo phải bảo đảm đúng mục đích, hiệu quả và phải trả phí theo quyđịnh của pháp luật.

    3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy địnhviệc khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

    Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương có biển quy định cụ thể về thẩm quyền cung cấp, phạm vi, mức độ, đốitượng được khai thác, sử dụng dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển và hải đảodo mình quản lý theo quy định của pháp luật.

    4. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu, nộp,sử dụng phí khai thác, sử dụng dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

    Điều 70. Tích hợp, trao đổi, chiasẻ dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

    1. Cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hảiđảo phải được chuẩn hóa theo chuẩn quốc gia trêncơ sở tích hợp cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo từ các bộ,cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương có biển.

    2. Dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảođược trao đổi, chia sẻ giữa các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biểntheo các nguyên tắc sau đây:

    a] Bảo đảm việc tiếp cận và sử dụng dữ liệu phục vụkịp thời việc đánh giá, dự báo, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kếhoạch, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và đáp ứng yêucầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh;

    b] Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan,tổ chức; bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ chứccó liên quan và bảo đảm có sự phối hợp chặt chẽ trongviệc thu thập, quản lý dữ liệu;

    c] Bảo đảm dữ liệu được thu thập đầy đủ, chính xácvà có hệ thống; thống nhất các dữ liệu đã được thu thập, cập nhật, quản lý;

    d] Bảo đảm việc trao đổi, cung cấp dữ liệu đượcthông suốt, kịp thời; bảo đảm các yêu cầu về an toàn thông tin, bảo vệ bí mậtnhà nước;

    đ] Bảo đảm thu thập, quản lý, cập nhật, khai thácvà sử dụng hiệu quả, khả thi, tiết kiệm kinh phí, nguồn nhân lực.

    Chương VIII

    HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ TÀINGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

    Điều 71. Nguyên tắc hợp tác quốctế về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

    1. Hợp tác quốc tế về tài nguyên, môi trường biểnvà hải đảo phải đặt trong tổng thể chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội, chiến lược biển, chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảovệ môi trường biển và hải đảo, phù hợp vớiđường lối và chính sách đối ngoại của Việt Nam.

    2. Hợp tác quốc tế về tài nguyên, môi trường biểnvà hải đảo phải bảo đảm nguyên tắc xây dựng vùng biển hòa bình, hợp tác, hữu nghị cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toànvẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng cólợi, tôn trọng pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    3. Bảo đảm phát huy tiềm năng, thế mạnh, khai tháchiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, phát triển bền vữngbiển và hải đảo.

    4. Chủ động hội nhập, thực hiện đầy đủ quyền vànghĩa vụ trong các tổ chức quốc tế và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    Điều 72. Hợp tác quốc tế về quản lý tổng hợp tài nguyên vàbảo vệ môi trường biển và hải đảo

    1. Nhà nước thực hiện hợp tác với các nước, tổ chứcnước ngoài, tổ chức quốc tế trong cáchoạt động sau đây:

    a] Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật vềquản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo;

    b] Điều tra, nghiên cứu tài nguyên, môi trường biểnvà hải đảo; ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ công tác điều tra, nghiêncứu biển và hải đảo; điều tra, đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên, môitrường biển và hải đảo; dự báo thiên tai, ô nhiễm môi trường biển và hải đảo docác hoạt động khai thác tài nguyên biển và hải đảo;

    c] Khai thác bền vững tài nguyên biển và hải đảo;

    d] Bảo vệ tính đa dạng sinh học biển và hải đảo vàduy trì năng suất, tính đa dạng của hệ sinh thái biển, hải đảo và vùng bờ;

    đ] Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo,ứng phó sự cố môi trường biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

    2. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mốitổng hợp hoạt động hợp tác quốc tế về quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môitrường biển và hải đảo.

    3. Bộ, ngành và Ủyban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có hoạt động hợp tácquốc tế về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo có trách nhiệm hằng năm đánhgiá tình hình hoạt động hợp tác quốc tế của cơ quan mình, gửi báo cáo về Bộ Tàinguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

    Chương IX

    TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ TỔNGHỢP TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

    Điều 73. Trách nhiệm quản lý tổnghợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo của Chính phủ, bộ, cơ quanngang bộ

    1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tàinguyên, môi trường biển và hải đảo.

    2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu tráchnhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môitrường biển và hải đảo, có trách nhiệm sau đây:

    a] Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặcban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các vănbản quy phạm pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biểnvà hải đảo;

    b] Lập, trình Chính phủ phê duyệt và tổ chức thựchiện chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biểnvà hải đảo; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ;lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình quảnlý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có phạm vi liên tỉnh;

    c] Lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổchức thực hiện chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trườngbiển và hải đảo; phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổng hợp, xây dựng, đặthàng thực hiện đề tài, dự án, nhiệm vụ thuộc chương trình khoa học và công nghệcấp quốc gia về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;

    d] Cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, chophép trả lại, thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển theo thẩm quyền; cấp, cấp lại,gia hạn, sửa đổi, bổ sung, đình chỉ, thu hồi văn bản cấp phép hoạt động nghiêncứu khoa học cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam;

    đ] Hướng dẫn, kiểm tra việc thiết lập và bảo vệhành lang bảo vệ bờ biển; điều tra, thống kê, phân loại, quản lý tài nguyên hảiđảo;

    e] Thiết lập, quản lý hệ thống quan trắc, giám sáttổng hợp về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; xây dựng, quản lý hệ thốngthông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quốc gia;

    g] Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo;ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển; quản lý việc nhậnchìm ở biển;

    h] Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về quảnlý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo;

    i] Tuyên truyền về biển và hải đảo; phổ biến, giáodục pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hảiđảo;

    k] Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tốcáo trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo;

    l] Hợp tác quốc tế về quản lý tổng hợp tài nguyênvà bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

    3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cótrách nhiệm sau đây:

    a] Tham gia xây dựng chiến lược khai thác, sử dụngbền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quy hoạch tổng thể khaithác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ và tổ chức thực hiện chiến lược, quyhoạch sau khi được phê duyệt;

    b] Chủ trì tổ chức thực hiện các dự án, đề án,nhiệm vụ điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học tài nguyên, môi trường biển vàhải đảo theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

    c] Phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môitrường trong việc cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứukhoa học trong vùng biển Việt Nam;

    d] Thực hiện thống kê tài nguyên biển và hải đảothuộc phạm vi quản lý;

    đ] Quan trắc và đánh giá tình trạng ô nhiễm môitrường biển và hải đảo, hiện trạng chất lượng nước, trầm tích, các hệ sinh tháivà đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo; điều tra, thống kê, phânloại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hảiđảo theo quy định của Luật này và pháp luật về bảo vệ môi trường;

    e] Phối hợp với Ủyban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường trong hoạtđộng ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu, hóachất độc trên biển;

    g] Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trongthiết lập và vận hành hệ thống quan trắc, giám, sát tổng hợp tài nguyên, môitrường biển và hải đảo; cung cấp thông tin, dữ liệu về tài nguyên, môi trườngbiển và hải đảo thuộc lĩnh vực quản lý cho Bộ Tài nguyên và Môi trường;

    h] Tuyên truyền về biển và hải đảo; phổ biến, giáodục pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hảiđảo;

    i] Đánh giá tình hình hoạt động hợp tác quốc tế vềtài nguyên, môi trường biển và hải đảo thuộc lĩnh vực quản lý gửi Bộ Tài nguyênvà Môi trường định kỳ hằng năm.

    Điều 74. Trách nhiệm quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biểnvà hải đảo của Ủy ban nhân dân các cấp

    1. Ủy ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:

    a] Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chứcthực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảovệ môi trường biển và hải đảo;

    b] Tổ chức thực hiện chiến lược khai thác, sử dụngbền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quy hoạch, kế hoạch sửdụng biển; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ;lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên,môi trường vùng bờ trong phạm vi quản lý;

    c] Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoahọc, điều tra cơ bản, thống kê tài nguyên biển và hải đảo;

    d] Cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, chophép trả lại, thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển theo thẩm quyền;

    đ] Thiết lập và quản lý hành lang bảo vệ bờ biển;lập hồ sơ và quản lý tài nguyên hải đảo theo phân cấp;

    e] Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữliệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo của địa phương;

    g] Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo;ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển; quản lý việc nhậnchìm ở biển;

    h] Tuyên truyền về biển và hải đảo; phổ biến, giáodục pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hảiđảo tại địa phương;

    i] Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tốcáo trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo;

    k] Định kỳ tổng hợp, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môitrường tình hình quản lý tổng hợp tàinguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

    2. Ủy ban nhândân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đươngcó biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạncủa mình có trách nhiệm sau đây:

    a] Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật vềquản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo;

    b] Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên biểnvà hải đảo chưa khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật;

    c] Bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển trong phạm vi địa phương; phối hợp với cơ quan,tổ chức bảo vệ hệ thống quan trắc, giám sát tài nguyên, môi trường biển và hảiđảo đặt trên địa bàn quản lý;

    d] Tham gia ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu, hóachất độc trên biển; theo dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự cố gây ônhiễm môi trường biển, sạt, lở bờ biển;

    đ] Tuyên truyền về biển và hải đảo; phổ biến, giáodục pháp luật về quản lý tổng hợp tàinguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo;

    e] Định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp tình hình quảnlý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trườngbiển và hải đảo.

    3. Ủy ban nhândân xã, phường, thị trấn có biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cótrách nhiệm sau đây:

    a] Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm, pháp luật vềquản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; thực hiện cácbiện pháp bảo vệ tài nguyên biển và hải đảo chưa khai thác, sử dụng theo quyđịnh của pháp luật;

    b] Bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển trong phạm viđịa phương; phát hiện và tham gia giải quyết sự cố môi trường biển, sạt, lở bờbiển;

    c] Tuyên truyền về biển và hải đảo; phổ biến, giáodục pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hảiđảo;

    d] Định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp tình hình quảnlý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trườngbiển và hải đảo.

    Điều 75. Trách nhiệm của Mặt trậnTổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận

    Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viêncủa Mặt trận trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nướctuyên truyền để nhân dân tham gia việc khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệmôi trường biển và hải đảo hiệu quả, bền vững và nghiêm chỉnh chấp hành các quyđịnh của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; phản biện xã hội,giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước trong việc thực thi nhiệm vụ quản lýkhai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo theo quy địnhcủa pháp luật.

    Điều 76. Nguyên tắc, nội dung phốihợp trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo

    1. Nguyên tắc phốihợp:

    a] Bảo đảm sự quản lý thống nhất, liên ngành, liênvùng; bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quantrong việc chủ trì, phối hợp thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệmôi trường biển và hải đảo;

    b] Việc thực hiện các nhiệm vụ phối hợp phải trêncơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; tuân thủ các quy định của Luậtnày và pháp luật có liên quan;

    c] Việc thực hiện các nhiệm vụ phối hợp phải bảođảm bí mật quốc gia, bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật; bảo đảmquốc phòng, an ninh, an toàn trên biển;

    d] Không cản trở các hoạt động khai thác, sử dụng hợp pháp tài nguyên biển, hải đảo và các hoạtđộng hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân trêncác vùng biển Việt Nam.

    2. Nội dung phối hợp:

    a] Xây dựng, thực thi pháp luật về quản lý tổng hợptài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo;

    b] Lập và tổ chức thực hiện chiến lược khai thác,sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quy hoạch, kếhoạch sử dụng biển; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyênvùng bờ; chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường vùng bờ;

    c] Quản lý, thực hiện hoạt động điều tra cơ bản,nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;

    d] Thiết lập hệ thống quan trắc, giám sát tổng hợpvề tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sởdữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;

    đ] Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo;ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển;

    e] Tuyên truyền về biển và hải đảo; phổ biến, giáodục pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hảiđảo;

    g] Hợp tác quốctế về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo;

    h] Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tốcáo trong quản lý tổng hợp tài nguyên vàbảo vệ môi trường biển và hải đảo;

    i] Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

    3. Chính phủ quy định chitiết cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong quản lý tổnghợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

    Điều 77. Báo cáo về quản lý tổnghợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo

    1. Định kỳ hằng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường cótrách nhiệm lập báo cáo về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trườngbiển và hải đảo trình Chính phủ.

    2. Định kỳ hằng năm, các bộ, ngành có trách nhiệmlập báo cáo tình hình quản lý hoạt động điều tra cơ bản, khai thác, sử dụng tàinguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo trong phạm vi ngành, lĩnh vực đượcgiao quản lý, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.

    3. Định kỳ hằng năm, Ủyban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển có tráchnhiệm báo cáo tình hình quản lý hoạt động điều tra cơ bản, khai thác, sử dụngtài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, quản lý tổng hợp tài nguyên vàbảo vệ môi trường trong phạm vi quản lý, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.

    4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy địnhchi tiết nội dung, thể thức, thời điểm báo cáo về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển vàhải đảo.

    Điều 78. Thanh tra về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển vàhải đảo

    Việc thanh tra về quản lý tổng hợp tài nguyên vàbảo vệ môi trường biển và hải đảo thực hiện theo quy định của pháp luật vềthanh tra.

    Chương X

    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

    Điều 79. Điều khoản chuyển tiếp

    1. Kể từ thời điểm Luật này được công bố, giữnguyên hiện trạng, không được phép đầu tư, xây dựng mới công trình trong phạmvi 100 m tính từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm về phía đất liềnhoặc về phía trong đảo do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trungương có biển xác định theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho đếnkhi hành lang bảo vệ bờ biển được thiết lập theo quy định của Luật này, trừ cáctrường hợp sau đây:

    a] Xây dựng mới công trình phục vụ mục đích quốcphòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổikhí hậu, nước biển dâng, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa;

    b] Xây dựng mới công trình theo dự án đầu tư phụcvụ lợi ích quốc gia, công cộng được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trungương có biển quyết định chủ trương đầu tư;

    c] Xây dựng công trình theo dự án đầu tư đã được cơquan nhà nước có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc xây dựng công trình đã đượccơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trước thời điểm Luật nàyđược công bố.

    2. Trong thời hạn 18 tháng kể từ thời điểm Luật nàycó hiệu lực thi hành, Ủy ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển có trách nhiệm thiết lập hànhlang bảo vệ bờ biển thuộc phạm vi quản lý.

    3. Các quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên củangành, địa phương, quy hoạch phát triển ngành, địa phương được tiếp tục thựchiện cho đến khi được rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với quy hoạch, kế hoạchsử dụng biển; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờđã được phê duyệt.

    Điều 80. Hiệu lực thi hành

    Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

    Điều 81. Quy định chi tiết

    Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiếtcác điều, khoản được giao trong Luật.

    Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ9 thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015.

    Chủ Đề