Lý luận về quản lý hành chính nhà nước

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước với tác động sâu rộng lên mọi mặt của đời sống xã hội. Bạn đang muốn tìm hiểu khái niệm về  quản lý hành chính nhà nước là gì cũng như vai trò, nguyên tắc và các phương pháp quản lý hành chính nhà nước, chắc chắn đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích được đề cập trong bài viết này.

Khái niệm về quản lý hành chính nhà nước là gì?

Quản lý hành chính nhà nước được hiểu là sự tác động có tổ chức và được điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước với quá trình xã hội, hành vi hoạt động của công dân, do cơ quan trong hệ thống hành pháp tiến hành nhằm đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội và duy trì an ninh trật tự

Quản lý hành chính nhà nước là quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp, được thực hiện bởi bên có thẩm quyền hành chính nhà nước trong quan hệ chấp hành, điều hành như chính phủ và các cơ quan hành chính địa phương các cấp.


Khái niệm về quản lý hành chính nhà nước

Xem thêm:

Khái niệm quản lý nhà nước là gì?

Đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước

Quản lý hành chính nhà nước mang những đặc điểm sau:

Thứ nhất, quản lý hành chính nhà nước mang tính quyền lực và tổ chức chặt chẽ. Trong quản lý hành chính nhà nước, mọi mệnh lệnh, quyết định quản lý mang tính đơn phương, một chiều bắt buộc thực hiện và khi cần thiết có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thi hành. Các mệnh lệnh và quản định quản lý phải được chấp hành một cách nghiêm túc, triệt để xác định rõ trách nhiệm pháp lý và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm.

Thứ hai, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có mục tiêu rõ ràng, có chiến lược và kế hoạch cụ thể. Điều này đòi hỏi các cơ quan hành chính nhà nước xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược và kế hoạch hoạt động để đạt được các mục tiêu đã xác định trên cơ sở chiến lược và kế hoạch của cấp trên và đường lối chính sách của Đảng. Cơ quan hành chính nhà nước cần xác định những mục tiêu và kế hoạch dài hạn, trung hạn và hằng năm cũng như cần dự báo tình hình, biến động và những thay đổi có thể xảy ra để dự kiến các biện pháp ứng phó.

Thứ ba, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động dựa trên những quy định chặt chẽ của pháp luật, là hoạt động có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong thực tiễn. Trên cơ sở những quy định của pháp luật và các mục tiêu đã xác định, các cơ quan quản lý hành chính phải phát huy tối đa tính sáng tạo, chủ động trong quản lý, điều hành để thực hiện có hiệu quả mọi nhiệm vụ đã đề ra.

Thứ tư, quản lý hành chính nhà nước cần bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ. Nhà nước là nhà nước của dân, do dân và vì dân nên trong hoạt động của mình, các cơ quan,cán bộ và công thức thực hiện chwusc năng quản lý hành chính nhà nước phải công khai mọi hoạt động của mình. Điều này thể hiện tinh thần tôn trọng nhân dân và phải biết lắng nghe ý kiến của dân, có biện pháp thu hút, tổ chức cho dân tham gia quản lý hành chính nhà nước và xã hội.

Thứ năm, tính căn cứ pháp luật, chủ động, linh hoạt và sáng tạo: Theo đó, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động được tiến hành trên cơ sở quy định của pháp luật, thích ứng với các điều kiện khách quan. Bên cạnh đó, hoạt động quản lý hành chính cần có mục tiêu rõ ràng, linh hoạt và sáng tạo để đạt được mục tiêu chấp hành, nhất là với các trường hợp pháp luật chưa quy định, hoặc quy định chưa rõ ràng,…


Đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước là gì?

→ List đề tài tiểu luận chuyên viên, tiểu luận tình huống quản lý nhà nước mới nhất

Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước

Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước bao gồm những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo để xây dựng ,tổ chức bộ máy và hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Các nguyên tắc này phản ánh bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa và những yêu cầu khác để đảm bảo cho nhà nước tồn tại, phát triển và các cơ quan hành chính hoạt động hiệu quả.

Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước gồm hai nhóm chính: là nhóm nguyên tắc chung và những nguyên tắc riêng, cụ thể:

Nhóm các nguyên tắc chung

Các nguyên tắc lãnh đạo chung bao gồm:

  • Nguyên tắc lãnh đạo nhà nước: Lãnh đạo nhà nước thực hiện công tác quản lý thông qua đường lối và các chính sách, các tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các cơ quan nhà nước, qua công tác kiểm tra thực hiện các đường lối, chính sách do Đảng đề ra.
  • Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia vào quản lý nhà nước và xã hội: Nhân dân lao động tham gia vào công tác quản lý nhà nước thông qua các hoạt động và hình thức như: bầu cử, thảo luận các dự thảo văn bản pháp luật, giám sát việc thực hiện hoạt động của các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức. Để thực hiện nguyên tắc này, nhà nước cần xây dựng và đảm bảo thực hiện trong thực tế các thiết chế để nhân dân có thể tham gia vào công tác này một cách trực tiếp và gián tiếp.
  • Nguyên tắc tập trung dân chủ: Đây là nguyên tắc có tầm quan trọng hàng đầu và chi phối trực tiếp các hoạt động của bộ máy nhà nước và được quy định trong Hiến pháp. Yêu cầu của nguyên tắc này là đảm bảo sự chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất của Trung ương và cấp cấp trên cơ sở phát huy đầy đủ quyền chủ động và sáng tạo của cấp dưới.
  • Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa: Nguyên tắc này nhằm đảm bảo trật tự, kỷ cương và hiệu quả hoạt động của nhà nước, đảm bảo quyền và lợi ích của nhân dân. Thực hiện nguyên tắc này cần tiến hành xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh và đảm bảo cho pháp luật được thực hiện trong thực tế.
  • Nguyên tắc có kế hoạch và khách quan: Nguyên tắc này yêu cầu mọi tổ chức, hoạt động của nhà nước phải có kế hoạch, được cân nhắc và tính toán, không được tùy tiện, ngẫu hứng đưa ra quyết định vội vàng, chắp vá. Mọi kế hoạch phải đảm bảo tính khách quan, được nghiên cứu luận chứng, có cơ sở khoa học thực tiễn.
  • Nguyên tắc công khai, lắng nghe ý kiến của nhân dân và dư luận: Tức là mọi hoạt động của nhà nước phải được công khai để dân biết trừ những thông tin, hoạt động mang tính bí mật quốc gia. Để thực hiện được nguyên tắc này cần xây dựng chế độ công khai trong tổ chwusc, hoạt động của nhà nước và xây dựng chế độ công khai trong tổ chức,quy định trách nhiệm định kỳ báo cáo công việc trước dân.


Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước là gì?

Nhóm các nguyên tắc riêng

Quản lý hành chính nhà nước cần đảm bảo thực hiện các nguyên tắc riêng sau:

  • Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ: Hệ thống bộ máy hành chính nhà nước được tổ chức theo cấu trúc ngành, liên ngành và tổ chức theo cấp hành chính nên việc quản lý hành chính nhà nước cũng cần đảm bảo kết hợp quản lý theo ngành và theo vùng lãnh thổ.
  • Nguyên tắc phân định và kết hợp chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với quản lý kinh doanh: Các cơ quan hành chính nhà nước quản lý các đơn vị kinh doanh thông qua các chính sách, pháp luật hoặc đòn bẩy kinh tế nhưng không trực tiếp can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Mặt khác, các doanh nghiệp cần phải huy động và sử dụng tốt nguồn vốn và các tài sản sản được giao thẳm thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội mà nhà nước quy định.
  • Nguyên tắc tập trung, thống nhất và thông suốt: Nguyên tắc này là sự cụ thể hóa nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Để thực hiện, cấp dưới phải thi hành nghiêm chỉnh và chính xác các mệnh lệnh, quyết định của cấp trên.
  • Nguyên tắc hai chiều trực thuộc: Theo đó, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương,cơ sở vừa trực thuộc chịu sự quản lý và điều hành của cơ quan hành chính cấp trên vừa là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Do đó, cơ quan hành chính nhà nước vừa trực thuộc hệ thống ngang vừa trực thuộc hệ thống dọc.
  • Nguyên tắc trực thuộc thẳng: Tức là mỗi cán bộ, công chức hành chính, mỗi cơ quan hành chính nhà nước chỉ có một đầu mối, một người chỉ huy, điều hành.
  • Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách: Nguyên tắc này đề cao trách nhiệm cá nhân của người phụ trách trong quản lý hành chính nhà nước. Để ban hành các quyết định hay mệnh lệnh, các cơ quan hành chính nhà nước phải có sự trao đổi, thảo luận, huy động được trí tuệ tập thể nhưng ý kiến của thủ trưởng, người phụ trách luôn có tính quyết định.

Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước là gì?

Phương pháp quản lý hành chính nhà nước bao gồm 04 phương pháp là: Phương pháp cưỡng chế, phương pháp thuyết phục, phương pháp kinh tế và phương pháp hành chính. Cụ thể như sau:

Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước

  • Phương pháp cưỡng chế: Bao gồm các biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân cụ thể trong trường hợp pháp luật quy định buộc tổ chức, cá nhân đó phải thực hiện hoặc không thực hiện những hành vi nhất định hay phải phục tùng những hạn chế về mặt tài sản hoặc tự do thân thể. Có bốn loại cưỡng chế nhà nước là cưỡng chế hình sự, dân sự, cưỡng chế hành chính và cưỡng chế kỷ luật.
  • Phương pháp thuyết phục: Phương pháp này do chủ thể quản lý hành chính nhà nước sử dụng để tác động lên đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Bản chất của phương pháp thuyết phục là giúp các đối tượng quản lý hiểu rõ cần thiết và tự giác thực hiện hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định nào đó. Các biện pháp thuyết phục phổ biến kể đến như: giải thích, hướng dẫn, chứng minh, thuyết phục…
  • Phương pháp kinh tế: Bao gồm những biện pháp thông qua việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế tác động đến lợi ích kinh tế nhằm mục đích tác động gián tiếp đến hành vi của các đối tượng quản lý. Các biện pháp kinh tế có thể kể đến như: Chế độ thưởng, xử phạt; chế độ hạch toán kinh tế; quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh…
  • Phương pháp hành chính: Là phương thức tác động trực tiếp của chủ thể quản lý đến tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng quản lý thông qua quy định trực tiếp nghĩa vụ của họ qua những mệnh lệnh dựa trên quyền lực nhà nước và sự phục tùng.

Vai trò của quản lý hành chính nhà nước là gì?

Có thể nói rằng, quản lý hành chính nhà nước có quan hệ mật thiết với nền hành chính nhà nước, do đó, vai trò của quản lý hành chính nhà nước được thể hiện thông qua vai trò của nền hành chính nhà nước, bao gồm:

Nền hành chính nhà nước là bộ phận lớn nhất trong hệ thống các cơ quan của bộ máy nhà nước, có hệ thống chặt chẽ theo ngành và cấp từ trung ương đến cơ sở. Quản lý hành chính tốt sẽ giúp hệ thống hoạt động thông suốt và hiệu quả.

Nền hành chính nhà nước có vai trò là hệ thống chuyển tải đường lối, chính sách của đảng và pháp luật của nhà nước vào cuộc sống, trực tiếp tổ chức và thực hiện đường lối, chính sách đúng đắn. Do đó, nền hành chính nhà nước cần tổ chức khoa học, đủ năng lực và hoạt động hiệu quả để đưa đường lối, chính sách pháp luật vào thực tiễn một cách hiệu quả.

Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước có vai trò trực tiếp xử lý công việc hằng ngày của nhà nước, là cầu nối trực tiếp giữa đảng, nhà nước với nhân dân, cũng là “bộ mặt” của Nhà nước. Nhân dân sé đánh giá nhà nước thông qua hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, hành vi, thái độ của các bộ, công chức.

Nền hành chính nhà nước đảm bảo cho hoạt động quản lý nhà nước với các lĩnh vực đời sống xã hội được thực hiện thông suốt theo chương trình, kế hoạch đã đề ra, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Quản lý hành chính nhà nước là một trong những công tác quan trọng của Đảng và chính quyền để đảm bảo một xã hội ổn định, trật tự và phát triển bền vững. Luận văn 2S hy vọng những thông tin về "quản lý hành chính nhà nước là gì" sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình học tập và nghiên cứu. Nếu có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này, hãy để lại lời nhắn cho đội ngũ của chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Video liên quan

Chủ Đề