Mã hộ trong bảo hiểm xã hội là gì

Mã số hộ gia đình là mã số mà cơ quan bảo hiểm cấp cho mỗi hộ gia đình. Mã số hộ gia đình chính là mã số bảo hiểm xã hội [BHXH] của gia đình đó. Vậy tra cứu mã số hộ gia đình thế nào?

Câu hỏi: Tôi muốn hỏi về mã số hộ gia đình được dùng để làm gì, có thể tra cứu trực tuyến được đúng không?

Chào bạn, mã số hộ gia đình là mã số được cơ quan bảo hiểm cấp cho mỗi hộ gia đình, cũng chính là mã số bảo hiểm xã hội của gia đình đó. Vậy mã số này được dùng làm gì?

Mã số hộ gia đình dùng để làm gì?

Trong các thủ tục hành chính, có những thủ tục phải thực hiện theo diện hộ gia đình. Ví dụ như khi tham gia bảo hiểm y tế là hộ gia đình, các thành viên trong gia đình sẽ thực hiện theo chính sách mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.

Mã số hộ gia đình được sử dụng để thực hiện các thủ tục hành chính, chủ thể sử dụng mã số này khi muốn tham gia điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội. Theo đó pháp luật quy định người yêu cầu người tham gia điều chỉnh phải điền mã hộ gia đình đã được cơ quan bảo hiểm xã hội đã cấp [chỉ áp dụng đối với trường hợp đã được cấp mã số bảo hiểm xã hội khi điều chỉnh thông tin].

Mã số hộ gia đình giúp cho người tham gia theo cá nhân hay hộ gia đình có thể tra cứu các thông tin liên quan đến quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, thời gian đóng và các thông tin liên quan.

Lưu ý: Mã số hộ gia đình và số Sổ hộ khẩu là khác nhau. Mã hộ gia đình gắn với mã bảo hiểm xã hội, còn số sổ hộ khẩu gắn với thông tin kê khai nhân khẩu.


Mã số hộ gia đình và số Sổ hộ khẩu là hai mã số khác nhau. [Ảnh minh họa]

Cách tra cứu mã số hộ gia đình trực tuyến

Khi muốn tra cứu mã số hộ gia đình, công dân cần có mã số bảo hiểm xã hội.

Đầu tiên, bạn cần truy cập vào baohiemxahoi.gov.vn, sau đó vào mục tra cứu trực tuyến

Chọn tiếp mục "Tra cứu mã số BHXH"

Tiếp theo, điền các thông tin bắt buộc vào ô tra cứu như tỉnh, thành phố; họ và tên; số chứng minh thư nhân dân; năm sinh; mã số bảo hiểm xã hội. Kế đó, bấm vào "Tôi không phải là người máy" và tiến hành tra cứu.

Các thông tin hiển thị gồm mã số BHXH, mã hộ gia đình, nơi đăng ký thường trú...

Nếu kết quả hiển thị ra là "Không có kết quả cần tìm", bạn cần kiểm tra lại thông tin đã cung cấp trên website Cổng thông tin Bảo hiểm xã hội Việt Nam và thực hiện tra cứu lại.

Trên đây là cách tra mã số hộ gia đình trực tuyến. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 

 19006199 để được hỗ trợ.

>> Năm 2022, mức đóng và mức hưởng BHYT hộ gia đình thế nào?

Mỗi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội [BHXH] đều được cấp một mã số riêng, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Vậy mã số bảo hiểm xã hội là gì? Tra cứu bằng cách nào?


1. Mã số bảo hiểm xã hội là gì?

Theo khoản 2.13 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, mã số bảo hiểm xã hộisố định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế.

Theo đó, mỗi người tham gia sẽ được cấp riêng một mã số BHXH là một dãy các số mà không trùng lặp với bất cứ ai.


2. Mã số bảo hiểm xã hội bao nhiêu số?

Mã số BHXH là một dãy ký tự gồm 10 chữ số được in trực tiếp trên sổ BHXH của người tham gia. Ví dụ: 0129722530.

Đây cũng chính là mã sổ BHXH của người lao động. Bởi Công văn 3340/BHXH-ST năm 2017 về việc cấp sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế [BHYT] theo mã số BHXH đã nêu rõ:

1. Về mẫu, mã sổ BHXH:

- Thay thế cụm từ “Số sổ:” in trên bìa và tờ rời của sổ BHXH bằng cụm từ “Mã số:”

Ví dụ: bìa và tờ rời sổ BHXH trước đây in “Số sổ: 0118000001”, nay được in là “Mã số: 0118000001”

- Sổ BHXH được cấp mới, cấp lại theo mẫu [mới] từ ngày 01/8/2017.

Như vậy, 10 chữ số được in trên sổ BHXH vừa là số sổ, vừa là mã số BHXH dành riêng cho mỗi người lao động.


3. Mã số bảo hiểm xã hội dùng để làm gì?

Mã số BHXH giúp xác định chính xác người lao động tham gia BHXH. Mã số BHXH chủ yếu được dùng để tra cứu quá trình tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.

Dù tra cứu online hay tra cứu bằng tin nhắn thì hệ thống cơ sở dữ liệu cũng đều yêu cầu người lao động phải có thông tin về mã số BHXH thì mới cho phép tra cứu.

Hiện nay, người tham gia BHXH có thể tra cứu quá trình đóng của mình bằng cách cách sau:

Cách 1. Thông qua ứng dụng VssID.

Cách 2. Tra cứu qua tin nhắn điện thoại.

Cách 3. Tra cứu nhờ Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Xem thêm: Hướng dẫn tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội


4. Mã số bảo hiểm xã hội nằm ở đâu?

Theo Điều 2 của Quyết định 595/QĐ-BHXH, mã số bảo hiểm xã hội được ghi trên sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế. Cụ thể như sau:

4.1. Tại sổ BHXH:

Căn cứ Quyết định 1035/QĐ-BHXH năm 2015 quy định về mẫu sổ BHXH, mã số BHXH được in trên trang 1 của bìa sổ BHXH, xuất hiện ngay dưới tên của người lao động.

4.2. Tại thẻ BHYT:

* Nếu đang dùng thẻ BHYT mẫu cũ được cấp trước ngày 01/4/2021:

Mã số BHXH là 10 số cuối ở ô thứ 4 trên thẻ BHYT.

* Trường hợp được cấp thẻ BHYT mẫu mới từ ngày 01/4/2021:

10 ký tự thể hiện mã số thẻ BHYT cũng chính là mã số BHXH.


5. Quên mã số bảo hiểm xã hội thì làm thế nào?

Mã số BHXH có đến 10 ký tự nên không phải ai cũng có thể nhớ mã số BHXH của mình. Nếu quên mã số BHXH, bạn đọc có thể dễ dàng tra cứu mã số BHXH nhờ các cách sau:

Cách 1. Xem trên bìa sổ BHXH.

Cách 2. Xem trên thẻ BHYT.

Cách 3. Tra cứu online trên cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam.

Truy cập link sau: //baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-ho-gia-dinh.aspx

Cách 4. Tra cứu tại ứng dụng VssID.

Bất kì ai cũng có thể tra cứu mã số BHXH của mình nhờ tài khoản VssID của người khác.

Xem chi tiết hướng dẫn tra cứu mã số BHXH tại đây.


6. Có 2 mã số bảo hiểm xã hội, phải làm sao?

Mặc dù theo quy định, mỗi người chỉ được cấp một mã số BHXH duy nhất và trên mỗi sổ BHXH cũng đều in dòng chữ:

Người tham gia được cấp và bảo quản một sổ bảo hiểm xã hội duy nhất. Cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người tham gia hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.

Tuy nhiên, do người lao động làm việc tại nhiều nơi và sử dụng đồng thời cả Chứng minh nhân dân và thẻ Căn cước công dân để đăng ký tham gia BHXH nên đã xảy ra nhiều trường hợp một người có hai hoặc nhiều mã số BHXH.

Khi sở hữu đồng thời nhiều mã số BHXH, người lao động sẽ gặp khó khăn khi giải quyết các quyền lợi về BHXH. Trường hợp này, người lao động sẽ phải thực hiện thủ tục gộp sổ BHXH.

- Nếu các sổ BHXH có thời gian đóng trùng nhau: Người lao động sẽ được hoàn trả tiền cho thời gian đóng trùng.

- Nếu các sổ BHXH không có thời gian đóng trùng nhau: Gộp quá trình đóng BHXH của các sổ, hủy sổ BHXH đã gộp.

Xem thêm: Hướng dẫn gộp sổ BHXH khi có từ 2 sổ trở lên

Trên đây giải đáp thắc mắc cho câu hỏi: “Mã số bảo hiểm xã hội là gì?” và một số thông tin liên quan. Mọi thắc mắc liên quan đến mã sổ BHXH và các vấn đề khác về lĩnh vực bảo hiểm sẽ được LuatVietnam giải đáp qua tổng đài 1900.6192. Bạn đọc vui lòng liên hệ để được hỗ trợ sớm nhất.

>> Bảo hiểm xã hội là gì? Cần biết gì khi tham gia?

>> Sổ bảo hiểm xã hội: 10 điều người lao động cần biết

>> Thủ tục điều chỉnh thông tin sổ bảo hiểm xã hội mới nhất

Chủ Đề