Mặt trăng màu đỏ là hiện tượng gì

Trăng máu là hiện tượng xảy ra trong lúc nguyệt thực. Lúc đó, trăng tròn đi qua bóng trái đất, có màu đỏ nên được gọi là trăng máu.Trong tiếng Anh, trăng máu được gọi là blood moon, siêu trăng máu được gọi là super blood moon.

Trăng máu là hiện tượng xảy ra trong lúc nguyệt thực. Lúc đó, trăng tròn đi qua bóng trái đất, có màu đỏ nên được gọi là trăng máu.Trong tiếng Anh, trăng máu được gọi là blood moon, siêu trăng máu được gọi là super blood moon. Trăng máu là một tên gọi khác của hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Hiện tượng trăng máu xảy ra do ánh sáng bị tán xạ qua bầu khí quyển khiến mặt trăng như mặt trời vào lúc hoàng hôn cuối ngày. Trăng máu là hiện tượng thiên văn kỳ thú, hấp dẫn luôn thu hút sự chú của nhiều người.

Tại Việt Nam và trên thế giới từng chứng kiến nhiều lần hiện tượng trăng máu xảy ra. Những ngày này, trăng máu thu hút sự chú ý bởi hiện tượng nguyệt thực một phần xảy ra trong ngày 19/11. Đây là lần nguyệt thực một phần dài nhất trong gần 600 năm qua. Trong thời điểm nguyệt thực một phần dài nhất trong gần 600 năm qua này, bóng của trái đất che 97% mặt trăng. Khi nguyệt thực đạt cực đại, trăng máu xuất hiện. Vào lúc 8h45’ giờ GMT (15h45’ giờ Việt Nam), Mặt Trăngsẽ chuyển sang màu đỏ và màu sắc này sẽ trở nên sống động nhất trong 18 phút sau đó.

Sau đó Mặt Trăng dần đi ra khỏi vùng tối và tiếp tục hành trình quay quanh Trái Đất. Theo các cơ quan thiên văn, Mặt Trăngbắt đầu mờ dần vào lúc 6h02 giờ GMT (tức 13h02 giờ Việt Nam) khi Mặt Trăngđi vào vùng bóng của Trái đất, hay còn gọi là penumbra. Theo quan niệm , hiện tượng trăng máu xảy ra là điềm báo dữ, dấu hiệu này chính là chỉ về ngày tận thế của Trái Đất. Và theo quan niệm của một nhóm người theo đạo tôn giáo đã cho rằng đó là điềm báo về sự trừng phạt đối với loài người.

Mặt trăng màu đỏ là hiện tượng gì

Hiện tượng trăng đỏ gắn liền với màu của máu, màu của cái chết sự diệt vong của Trái đất. Theo như khoa học thì trăng máu là một hiện tượng đặc biệt của nguyệt thực toàn phần, khi mắt trăng, mặt trời, trái đất di chuyển quanh nhau làm cho trái đất che đi ánh sáng của mặt trời. Người Trung Quốc khi quan sát hiện tượng trăng huyết xảy ra cho rằng Mặt trăng đã bị rồng hoặc gấu ăn mất. Hình ảnh mặt trăng bỗng bị nhuộm màu đỏ là điềm không lành, báo hiệu có thể sẽ xảy ra nạn dịch đói khắp cả nước.

Nhật Bản thường xuyên xảy ra động đất thì cho rằng hiện tượng Mặt trăng máu xảy ra báo hiệu sẽ có động đất. Vì vậy, khi huyết trăng xuất hiện người dân nước này sẽ luôn nghĩ sắp có động đất xảy ra. Ấn Độ khi đó tin rằng hiện tượng trăng máu là báo hiệu ngày tận thế, hoặc có chiến tranh sẽ xảy ra. Vậy quan niệm Trăng máu là điềm báo ngày tận thế có đúng không? Theo thiên văn học , trăng máu chỉ là một hiện tượng thiên nhiên rất bình thường.

Điều này không làm ảnh hưởng gì đến bất cứ ai hay đại họa gì. Trắng máu xuất hiện ở những lần nguyệt thực khi mặt trăng, mặt trời và trái đất thẳng hàng với nhau. Theo như thống kê thì hiện tượng trăng máu xuất hiện 4 lần rất hiếm trong lịch sử. Trăng máu chỉ xuất hiện 4 lần trong vòng 500 năm qua. Quan niệm cho rằng trăng máu là một điềm báo xấu khi mà Mặt Trăng có màu đỏ như máu. Tuy nhiên, từ những lí giải về màu sắc của trăng máu ở trên thì có thể thấy rằng đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường dưới góc độ khoa học.

Mặt trăng màu đỏ là hiện tượng gì

Thậm chí, đây còn là một hiện tượng rất đáng để bạn chờ đợi và chiêm ngưỡng nữa. Trong sử sách cổ đại, trăng máu được coi là hiện tượng rối loạn mặt trăng, và đã lưu lại nhiều ghi chép lịch sử. Từ xưa, con người đã có những truyền thuyết về trăng máu. Tuy nhiên, đây vẫn là những câu chuyện truyền miệng, chưa ai kiểm chứng được. Trong cuốn sách ’4 mặt trăng máu’ của mình, mục sư John Hagee, đến từ Texas, Mỹ không ngần ngại cho rằng đó là lời cảnh báo từ bầu trời, bằng cách sử dụng Mặt trăng, Trái đất và Mặt trời để tạo ra các dấu hiệu cảnh báo về ngày tận thế.

Ở nước Anh, vào thời Trung cổ, việc phòng chống tội phạm giết người gắn liền với hiện tượng trăng máu và trăng tròn. Theo đó, tại bệnh viện tâm thần London, các bệnh nhân sẽ bị cùm chắc trong kỳ trăng tròn. Thậm chí, thầy thuốc vĩ đại Hippocrates cũng tin rằng có sự liên hệ giữa trăng tròn với việc con người trở nên nguy hiểm, điên rồ. Tuy nhiên, trang mạng Seeker dẫn nghiên cứu của các nhà khoa học Ivan Kelly, James Rotton và Roger Culver cho rằng, không có mối liên hệ đáng kể giữa hiện tượng trăng máu với thiên tai hay tỷ lệ giết người. Cho đến nay vẫn chưa có công trình nào lý giải về trăng máu có gây ra thảm họa gì hay không, nhưng nó là hiện tượng kỳ thú bất cứ ai cũng muốn xem.

Nguồn: Timeanddate.com

  • Khoa học
  • Công nghệ
  • Vi tính
  • Điện thoại

Mặt trăng màu đỏ là hiện tượng gì

TPO - Hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Trái Đất che phủ ánh sáng từ Mặt Trời đến Mặt Trăng. Hiện tượng này đôi khi được gọi là Trăng máu vì khi đó Mặt Trăng có màu đỏ rực giống như máu. Vì sao Mặt Trăng lại có màu như thế khi nguyệt thực toàn phần xảy ra? 

1. Hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra khi nào? 

Mặt trăng màu đỏ là hiện tượng gì
Bầu khí quyển Trái Đất đóng vai trò như một "kính lọc".

Hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng đứng thẳng hàng với nhau, trong đó Trái Đất đứng giữa. Vì vậy, hiện tượng này chỉ xảy ra vào những ngày trăng tròn. Khác với nhật thực, nguyệt thực có thể nhìn thấy ở bất cứ nơi nào đang là ban đêm trên Trái Đất và có thể quan sát dễ dàng bằng mắt thường. 

2. Khi hiện tượng nguyệt thực xảy ra, mặt trăng có màu đỏ

Vì sao kích thước Trái Đất hoàn toàn có thể che kín được Mặt Trời nhưng khi hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra, Mặt Trăng không bị tối đi hoàn toàn mà sẽ chuyển từ màu cam sáng tới màu đỏ rực?

Mặt trăng màu đỏ là hiện tượng gì
Mặt Trăng nằm gần đường chân trời có cảm giác lớn hơn bình thường. Ảnh minh họa.

Theo lý giải của các nhà khoa học, hiện tượng này xảy ra là do ánh sáng Mặt Trời đã “lượn” qua bầu khí quyển Trái Đất và phản chiếu lên Mặt Trăng. Trong hành trình đó, ánh sáng sẽ bị lọc bởi không khí và khói bụi trên Trái Đất. Ánh sáng có bước sóng ngắn sẽ bị lọc ra, chỉ còn lại ánh sáng có bước sóng dài đến được Mặt Trăng. Trong đó, ánh sáng đỏ có bước sóng dài nhất nên khi hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra Mặt Trăng có màu đỏ. 

Một số bất thường trên Trái Đất có thể làm cho Mặt Trăng có màu đỏ hơn. Đó có thể là núi lửa phun trào khiến cho một lượng bụi lớn được “phóng” vào bầu khí quyển. Lúc này, bầu khí quyển Trái Đất sẽ “lọc” ánh sáng mạnh hơn khiến cho màu đỏ của Mặt Trăng thêm đậm. 

Khi nguyệt thực toàn phần xảy ra, nếu Mặt Trăng nằm gần đường chân trời thì sẽ có hình ảnh lớn hơn. Đây là ảo giác do mắt người “so sánh” kích thước Mặt Trăng với các vật nhỏ hơn như tòa nhà, lùm cây, dãy núi khiến chúng ta có cảm giác Mặt Trăng lớn hơn bình thường.