Máy xử lý nước nuôi tôm bằng tia cực tím

Vốn là thợ làm cửa sắt, nhưng cạnh tranh không lại các cơ sở khác nên anh Nguyễn Đức Huy [40 tuổi, ở phường 4, TP Tuy Hòa, Phú Yên, ĐT: 0989.497.098] đành thất nghiệp. Trong những lần đến chơi ở các hồ nuôi tôm sú, Huy nảy ý định chế tạo máy sát trùng nước nuôi tôm thay hóa chất.

Thất nghiệp “đẻ” ra ý tưởng

Học đến lớp 12, Huy chọn nghề làm cửa sắt. “Nhưng chỉ vài năm sau, cửa sắt làm thủ công bị cạnh tranh quyết liệt, mình địch không lại, đành lút lui”, anh nhớ lại.

Thất nghiệp, Huy thường xuyên lang thang đến những vùng nuôi tôm chơi. Ở đây, anh nhìn thấy người nuôi tôm xử lý nước trong đìa bằng thuốc clorine trước khi thả nuôi. Anh nhớ lại các bài học điện phân muối của môn Hóa hồi phổ thông, thế là âm thầm bắt tay vào nghiên cứu. Do không chuyên nên cứ mày mò thử đi, thử lại nhiều lần, gần 2 năm, sản phẩm máy sát trùng nước nuôi tôm bằng điện phân và tia cực tím mới ra đời.

Mới đầu, Huy thử nghiệm tại đìa tôm của gia đình thuê, nhưng sau đó đìa này bị người chủ đòi lại. Anh tiếp tục lặn lội đến vùng nuôi tôm Bàn Thạch, H.Đông Hòa [Phú Yên] để xin người dân được đưa máy vào thử nghiệm. Huy kể: “Người dân thấy lạ, hơn nữa mình là tay ngang chứ không phải kỹ sư nên chẳng ai tin. Thuyết phục mãi, một người nuôi tôm ở xã Hòa Xuân Đông [Đông Hòa] miễn cưỡng đồng ý để đặt máy xử lý nước đìa tôm, nhưng ra điều kiện chỉ thử nghiệm trong một vụ. Lần đầu tiên, mình hết sức lo lắng, sợ không thành công sẽ ảnh hưởng đến đìa tôm. Nhưng kết quả thật bất ngờ, trong vụ nuôi đó không những đìa tôm ít dịch bệnh mà năng suất thu hoạch cao gấp 1,5 lần so với những vụ nuôi bình thường. Sau này, người đó mua luôn cái máy sát trùng mà mình làm thử nghiệm”.

Lợi ích lâu dài

Máy sát trùng nước nuôi tôm do Huy sáng chế cũng khá đơn giản, gồm 1 máy điện phân, than chì, 1 tấm tole [tùy theo lưu lượng nước đi qua mà thiết diện tole lớn hay nhỏ] và hệ thống đèn néon. Nguồn nước từ biển được bơm vào hồ chứa [bằng xi măng], qua bồn điện phân [xử lý nước] rồi chảy vào đìa. Khi nước qua bồn điện phân, vi khuẩn, ấu trùng, trứng cá, tảo... bị tia cực tím tiêu diệt.

\n

Cái khó mà Huy gặp phải trong suốt 2 năm nghiên cứu là cách bố trí đèn néon phát ra tia cực tím. Anh phải thử lần lượt theo từng cách, rồi tự rút kinh nghiệm cho đến khi máy đạt yêu cầu sát trùng. Huy tiết lộ: “Nếu bố trí hệ thống đèn không hợp lý thì nước vào đìa tôm không sát trùng hết; vi khuẩn, ấu trùng... sẽ phát triển ảnh hưởng đến con tôm trong đìa”.

Theo Huy, giá máy sát trùng nước nuôi tôm do anh sáng chế bình quân chỉ từ 4 - 5 triệu đồng [có thời điểm trên 10 triệu đồng tùy thuộc biến động giá đồng]. “Nông dân sử dụng thiết bị này thay thế hóa chất sẽ giảm chi phí 12 lần trong khâu xử lý nước. Giá 1 kg clorine khoảng 40.000 đồng, xử lý khoảng 300m3 nước, nhưng nếu dùng máy sát trùng nước nuôi tôm thì chỉ tốn 3.000 đồng/300m3 [gồm cả chi phí điện năng, hao mòn than chì...]. Không chỉ giảm chi phí đáng kể, sử dụng thiết bị này vào quy trình nuôi tôm còn tránh ô nhiễm môi trường, tồn dư kháng sinh trong tôm và không ảnh hưởng đến sức khỏe người nuôi tôm”, anh Huy khẳng định.

Người nuôi tôm có thể sử dụng thiết bị này xử lý nước trong đìa khép kín sau 2 tháng thả nuôi, nhưng chỉ được phép xử lý 1/3 lượng nước trong đìa để tránh trường hợp tiêu diệt hết vi khuẩn có lợi. Thế nhưng, hiện nhiều người nuôi tôm vẫn thích dùng hóa chất để xử lý nước, vì họ thấy hiệu quả tức thời. Anh Huy nói: “Họ chỉ cần đánh thuốc xuống đìa, vài phút sau thấy cá tạp trong đìa chết nổi lên. Nhưng họ đâu hiểu hết lợi ích lâu dài, tính bền vững môi trường nuôi, đặc biệt thị trường tiêu thụ không chấp nhận sản phẩm tôm xuất khẩu có tồn dư kháng sinh và hóa chất”.

Anh nói thêm: “Điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên mình chưa đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm này. Xong thực tế, nhiều người nuôi tôm biết được nên thường xuyên liên hệ đặt mua, ngặt nỗi giá máy hơi đắt do sản xuất bằng thủ công. Nếu như được phối hợp sản xuất đồng bộ thì giá thành rẻ hơn nhiều, phù hợp với túi tiền bà con hơn. Lúc ấy, sản phẩm này sẽ được người nuôi tôm ưa chuộng ngay”.

Đức Huy

Trong mô hình nuôi tôm công nghệ cao hiện nay để tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất mà nhiều hộ nuôi tôm đã áp dụng các ứng dụng công nghệ đèn UV hay còn gọi là tia cực tím để xử lý triệt để nguồn nước ô nhiễm.

Trong nuôi tôm siêu thâm canh thì nguồn nước đóng vái trò hết sức quan trọng và quyết định tới thành bại của vụ nuôi tôm. Thông thường bà con luôn chuẩn bị sẵn một ao lắng có diện tích bằng ½ diện tích ao nuôi, dùng để lắng vá xử lý hoác chất tiêu diệt các mầm bệnh. Đây là cách làm truyền thống, cách làm này không chỉ làm tăng chi phí sản xuất và nhân công lao động mà con gây lãng phí rất nhiều diện tích đất và làm ao lắng.

Để khắc phục những khuyết điểm này, thì các hộ nuôi tôm đều mạnh dạn ứng dụng công nghệ xử lý nước cho ao nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh bằng công nghệ đèn UV. Máy được cấu tạo khá đơn giản và chủ yếu là dùng ống nhựa và được đặt hệ thống bóng đèn UV để phát ra tia cực tím. Khi bà con lấy nước vào ao thì tia cực tím sẽ tiêu diệt hết các loại vi khuẩn và mầm bệnh làm cho nguồn nước trở lên sạch mầm bệnh.

Việc xử lý triệt để nguồn nước sẽ giảm thiểu được rất nhiều rủi ro cho việc phát sinh dịch bệnh trong ao. Hiện nay đã có một số hộ nuôi áp dụng công nghệ tia UV để xử lý nguồn nước, hiệu quả ban đầu rất tốt, mềm bệnh cũng như các vi khuẩn có hại đều bị tiêu diệt, không phát sinh, tôm phát triển tốt, cho năng suất cao. Chính vì những ưu điểm bước đầu rất tốt mà phương pháp này đang được nhân rộng ra nhiều nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập cho bà con.

XEM THÊM : Hệ thống xử lý nước thải hiệu quả trong ao nuôi tôm

Chủ Đề