Mẹ bầu bị chuột rút 3 tháng đầu

Bà bầu thường xuyên bị chuột rút ở chân rất sợ cảm giác đột nhiên co cứng và đau đớn đến tê tái. Nếu bị chuột rút bắp chân khi ngủ vào ban đêm, mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi vì ngủ không đủ giấc. Trường hợp chân bị chuột rút vào ban ngày lại càng nguy hiểm hơn nếu mẹ bầu đang điều khiển các phương tiện giao thông hoặc lên xuống cầu thang.

Để giảm thiểu trải nghiệm khó chịu và đảm bảo an toàn trong thai kỳ, bạn có thể áp dụng các phương pháp chữa bà bầu bị chuột rút bắp chân sau đây.

1. Duy trì cân nặng hợp lý

Nếu mẹ bầu tăng cân khỏe mạnh, không những bé sẽ phát triển tốt mà mẹ cũng giảm thiểu nguy cơ bị chuột rút bắp chân. Để biết cân nặng hợp lý trong thai kỳ của mình, bạn có thể dựa vào chỉ số BMI của cơ thể trước khi mang thai:

Mẹ bầu bị chuột rút 3 tháng đầu
tăng cân khi mang thai” width=”750″ height=”161″ srcset=”https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2020/06/ba-bau-bi-chuot-rut-bap-chan-bang-BMI-e1591357578937.png 750w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2020/06/ba-bau-bi-chuot-rut-bap-chan-bang-BMI-e1591357578937-300×64.png 300w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2020/06/ba-bau-bi-chuot-rut-bap-chan-bang-BMI-e1591357578937-280×60.png 280w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2020/06/ba-bau-bi-chuot-rut-bap-chan-bang-BMI-e1591357578937-45×10.png 45w” sizes=”(max-width: 750px) 100vw, 750px” />

Mục tiêu tăng cân khi mang thai ở giới hạn hợp lý sẽ giúp bạn có thể xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh hơn.

2. Uống nhiều nước mỗi ngày

Mẹ bầu bị chuột rút 3 tháng đầu

Bà bầu bị chuột rút phải làm sao? Đơn giản là hãy uống thật nhiều nước mẹ nhé! Lượng nước uống khuyến nghị hằng ngày là khoảng 2,5 lít đối với phụ nữ. Tuy nhiên, chế độ ăn cũng có nhiều thực phẩm chứa nước (khoảng 1/5 lượng nước khuyến nghị) nên bạn chỉ cần uống từ 9–12 ly nước bổ sung thêm.

Đừng đợi đến khi khát mới uống nước, bạn có thể cung cấp nước cho cơ thể bất cứ khi nào mình nhớ. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể bổ sung nước từ các loại nước ép trái cây và rau củ vừa giúp tăng hương vị thơm ngon lại bổ sung thêm nhiều vitamin tốt cho mẹ bầu.

3. Bà bầu bị chuột rút bắp chân nên bổ sung dinh dưỡng thiết yếu

Cách trị chuột rút cho bà bầu có thể chỉ đơn giản là bổ sung thêm canxi từ thức ăn hàng ngày hoặc sản phẩm chức năng theo chỉ định của bác sĩ. Cùng với sắt và axit folic, canxi là một trong những thành phần thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Phụ nữ mang thai cần bổ sung 1.000mg canxi/ngày hoặc nhiều hơn nếu bị thiếu chất.

Mẹ bầu có thể bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm giàu canxi sau đây:

  • Phô mai, sữa chua, sữa tươi, sữa bầu
  • Các loại hải sản (cá, tôm, cua, ghẹ…)
  • Rau có màu xanh thẫm (cải bó xôi, cải xoăn…)

4. Thường xuyên massage chân

Mẹ bầu bị chuột rút 3 tháng đầu

Nếu biết cách massage chân, mẹ bầu chẳng những giảm thiểu chứng chuột rút và phù nề mà còn thư giãn tinh thần rất tốt. Bạn có thể massage vào buổi sáng sau khi tập thể dục hoặc buổi tối trước khi ngủ.

Khi massage chân, bạn có thể ngồi trên chiếc ghế thấp hoặc trên giường sao cho cảm thấy thoải mái nhất. Bạn có thể thoa dầu massage và bắt đầu massage từ bàn chân đến cẳng chân khoảng 10–15 phút. Thói quen thường xuyên massage sẽ giúp mẹ bầu lưu thông máu ở chân, từ đó đỡ bị chuột rút và đau nhức.

5. Vận động thể chất nhẹ nhàng giúp bà bầu hết bị chuột rút bắp chân

Nếu băn khoăn không biết bà bầu bị chuột rút nên làm gì thì mẹ có thể vận động nhẹ nhàng với các bài tập như đi bộ, bơi lội, yoga… Nếu muốn cải thiện sức khỏe và tránh các cơn đau nhức, bạn đừng ngồi quá 30 phút mỗi ngày.

Mẹ bầu cũng có thể thực hiện bài tập kéo giãn cơ bắp chân vào buổi tối trước khi ngủ. Bạn đứng cách một bức tường bằng độ dài một cánh tay và thực hiện bài tập như sau:

– Đặt hai tay lên tường trước mặt bạn và di chuyển chân phải ra sau bàn chân trái của bạn.

– Từ từ kéo giãn chân trái về phía trước, giữ thẳng đầu gối phải và gót chân phải trên sàn.

– Giữ tư thế kéo giãn khoảng 30 giây, cẩn thận giữ thẳng lưng và hông hướng về phía trước đến khi bà bầu không còn cảm giác bị chuột rút bắp chân nữa.

Bạn lưu ý đừng xoay chân vào trong hoặc ra ngoài. Sau khi kéo giãn chân trái, bạn đổi chân và lặp lại.

6. Lưu ý trong cách sinh hoạt

Cùng với các cách trị chuột rút bắp chân ở bà bầu, bạn cũng nên lưu ý lựa chọn quần áo và giày dép thoải mái để máu lưu thông dễ dàng hơn. Ban ngày đi làm, bạn không nên ngồi bắt chéo chân. Buổi tối ngủ, bạn nhớ kê chân lên gối cao. Nếu bạn bị chuột rút, hãy duỗi thẳng chân, đưa gót chân ra phía trước và ngọ nguậy các ngón chân. Bạn có thể nhờ chồng nhẹ nhàng xoa bóp chân để thư giãn.

Bà bầu bị chuột rút bắp chân sẽ tự hết sau khi sinh em bé. Tuy nhiên, bạn nên đi khám nếu có kèm theo các dấu hiệu bất thường khác như chân bị sưng, đau, đỏ hoặc nóng rát không dứt.

Thực tế, bạn rất khó dự đoán được chính xác nguyên nhân chuột rút bắp chân ở bà bầu để có giải pháp tương ứng. Những cách trị chuột rút bắp chân có thể chỉ giúp bạn cải thiện cơn đau hoặc giảm thiểu mức độ lặp lại chứ không ngăn ngừa dứt điểm. Tuy nhiên, đây cũng là những bí quyết đơn giản giúp mẹ bầu đỡ mệt mỏi hơn trong thai kỳ đấy!

Thảo Viên HELLO BACSI

Hiện tượng chuột rút xuất hiện nhiều hơn vào cuối thai kỳ, tuy nhiên trong 3 tháng đầu tình trạng này dù ít hơn nhưng vẫn xảy ra. Người bình thường bị chuột rút chỉ bị co rút cơ bắp, chân tay tê trong thời gian không lâu. Nhưng bà bầu bị chuột rút cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn, thời gian bị chuột rút cũng kéo dài hơn.

Nhu cầu canxi cho bà bầu 3 tháng đầu chỉ tương đương một người bình thường, khoảng 800mg/ngày. Thực phẩm có thể cung cấp đầy đủ hàm lượng này, vì thế bà bầu mang thai 3 tháng đầu có chế độ dinh dưỡng đa dạng rất ít khi bị thiếu canxi, không cần bổ sung bằng đường uống nếu không có chỉ định của bác sĩ. Hiện tượng chuột rút xảy ra trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu do thiếu canxi cũng không phổ biến như đối với các nguyên nhân khác.

Mẹ bầu bị chuột rút 3 tháng đầu

Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu chỉ uống canxi nếu có chỉ định của bác sĩ

Nguyên nhân bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị chuột rút thường do các nguyên nhân như:

  • Tử cung mở rộng hơn để tạo chỗ nằm cho thai nhi, các cơ, dây chằng bị kéo căng do phải nâng đỡ tử cung, tạo ra những cơn đau nhức cơ cho bà bầu. Các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung cũng bị chèn ép khiến mẹ bầu có cảm giác nặng nề, khó chịu. Đối với nguyên nhân này mẹ bầu thường cảm thấy những cơn đau nhói xuất hiện ở ngay bụng dưới.
  • Nồng độ hormone progesterone tăng cao để nuôi dưỡng phôi thai trước khi hình thành nhau thai. Đây cũng là nguyên nhân khiến khiến các khối cơ suy yếu, mẹ bầu bị chuột rút.

Mang thai 3 tháng đầu bị chuột rút có phải dấu hiệu bị sảy thai?

Hiện tượng chuột rút khi mang thai 3 tháng đầu hầu hết đều không nguy hiểm mà là dấu hiệu của trứng được thụ tinh và làm tổ. Một số mẹ bầu cảm thấy lo lắng rằng đây có thể là dấu hiệu cho thấy có thể dẫn tới sảy thai. Tuy nhiên theo các chuyên gia, nếu hiện tượng chuột rút trong 3 tháng đầu thai kỳ không xảy ra liên tục trong vòng một giờ hay đi kèm dấu hiệu bất thường nào thì không gây sảy thai.

Sảy thai chỉ xảy ra trong giai đoạn này khi trứng và phôi thai phát triển không bình thường, khi đó cơ thể sẽ phản ứng bằng cách đẩy thai ra ngoài. Nếu mẹ bầu thấy hiện tượng chuột rút đi kèm chảy máu âm đạo thì đó là dấu hiệu cho thấy nguy cơ sảy thai có thể diễn ra.

Để giảm bớt hiện tượng chuột rút khi mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu cần bổ sung đủ dinh dưỡng, đặc biệt chú ý bổ sung các khoáng chất như canxi, sắt, magie, natri, kali,… từ các thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra mẹ bầu cũng cần uống viên sắt và axit folic để tăng cường tuần hoàn máu, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu thai kỳ.

Mẹ bầu bị chuột rút 3 tháng đầu

Mang thai 3 tháng đầu bị chuột rút không kèm dấu hiệu bất thường, không phải dấu hiệu sảy thai

Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị chuột rút nên ăn gì?

Khi mang thai 3 tháng đầu, để hạn chế hiện tượng chuột rút mẹ nên ăn các loại thực phẩm giàu canxi cho bà bầu sau:

  • Thực phẩm giàu canxi: Sữa và các chế phẩm từ sữa, đậu nành và các sản phẩm được làm từ đậu nành, cá mòi, rau có lá màu xanh đậm, đậu rồng, hạnh nhân,…
  • Thực phẩm giàu kali: Cam, dưa lưới, dưa lê, quả bơ, bưởi, mơ, các loại trái cây sấy khô như mận, nho, chà là, măng tây, bông cải xanh, rau chân vịt, dưa chuột, khoai tây, khoai lang, bí đỏ, rau bó xôi,…
  • Thực phẩm giàu carbohydrate: Diêm mạch (Quinoa), yến mạch, kiều mạch, chuối, khoai lang, củ dền, việt quất, bưởi, táo, đậu đỏ tây, đậu gà,…

Mẹ bầu bị chuột rút 3 tháng đầu

Thực phẩm tốt cho mẹ bầu bị chuột rút

Bên cạnh việc tăng cường sử dụng các thực phẩm cung cấp canxi, kali, carbohydrate mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu cũng cần chú ý không nên giữ nguyên 1 tư thế quá lâu, không đột ngột thay đổi tư thế, thường xuyên vận động thân thể phù hợp để tuần hoàn máu không bị cản trở, giúp cơ bắp săn chắc, hạn chế chuột rút hiệu quả. Ngoài ra, ngâm chân nước muối gừng, massage chân, tay, cơ thể vào buổi tối và trước khi đi ngủ giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon, không bị chuột rút ban đêm.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Bộ 3 vi chất Sắt – Axit Folic, Canxi D3 và DHA nhập khẩu từ Châu Âu

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe:

– Chela – Ferr Forte được nhập khẩu nguyên hộp từ Châu Âu, có chứa sắt Ferrochel ở dạng axit amin Chelate và Axit Folic. Hỗ trợ bổ sung và dễ hấp thụ sắt. Hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt.

– Chela – Calcium D3 có chứa calcium amino acid chelate Albion ® dễ hấp thụ và không gây dị ứng, hỗ trợ bổ sung canxi và vitamin D3 giảm nguy cơ loãng xương ở người lớn tuổi, hỗ trợ hệ xương chắc khỏe.

– Gold DHA cung cấp DHA và Axit Folic cho mẹ bầu và cho con bú.

– Chela – Ferr Forte đã được nghiên cứu lâm sàng chứng nhận hiệu quả: Trên 90% phụ nữ mang thai đã hoàn toàn hết thiếu máu và cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu. 100% trường hợp thiếu máu nhẹ đã hết thiếu máu Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

– Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

GPQC: 01343/2018/ATTTP-XNQC; 00237/2018/ATTP-XNQC; 2144/2020/XNQ-ATTP

Mẹ bầu bị chuột rút 3 tháng đầu

Quét mã QR nhắn tin bằng ZALO trên điện thoại

Mẹ bầu bị chuột rút 3 tháng đầu

Mẹ bầu bị chuột rút 3 tháng đầu

MUA NGAY

ƯU ĐÃI

  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp

PHÍ VẬN CHUYỂN

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ