Mẹ bầu nên tiết kiệm như thế nào

- Để chuẩn bị cho kì sinh nở sắp tới, chị Hoàng Quyên [28 tuổi] ở Nghệ An đã lên kế hoạch chi tiêu tiết kiệm ngay từ khi mang thai. Chị dự định sau 9 tháng mang bầu, chị tiết kiệm được 45 triệu đồng

Tin liên quan

Đừng dại ném 'tiền điện' qua cửa sổ vì không biết những mẹo tiết kiệm...

Tiết kiệm diện tích nhà tắm nhờ khéo sắp xếp đồ đạc

Chỉ với 2 triệu đồng/tháng, bà bầu 7 tháng tên Quyên vẫn chi tiêu một cách hợp lí mà vẫn đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng.

Chồng chị Quyên là kỹ sư xây dựng, vắng nhà thường xuyên, chỉ cuối tuần mới thỉnh thoảng về thăm nhà một lần. Ở nhà, chị Quyên chỉ có một mìnhnên chị không quá cầu kỳ trong bữa ăn.

Ngược lại chỉ cần ngon, đảm bảo an toàn, đủ chất là được. Số tiền 2 triệu đồng được chị chia rất rõ ràng, từ tiền ăn, tiền sữa, tiền khám thai định kỳ đến tiền thuốc men… và thực hiện tốt trong suốt thời kỳ mang thai.

Trước hết, vì điều kiện vợ chồng mới cưới, cũng đang rất khó khăn về kinh tế nên chị Quyên quyết định tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy, cái gì tận dụng được thì chị tận dụng.

“Quần áo, váy bầu tôi không mua mà dùng lại đồ cũ của chị gái để lại. Chị ấy mới sinh em bé được một năm nên đồ bầu còn mới và chất lượng lắm. Hai chị em vóc dáng cũng như nhau nên việc mặc lại đồ bầu cũ đã tiết kiệm cho tôi khoản tiền gần 2 triệu đồng”,chị Quyên chia sẻ.

Thông thường một tháng, tiền chi tiêu của chị Quyên hết khoảng 2 triệu đồng: "Lương của tôi được 7 triệu/tháng. Vì thế, chi tiêu hết khoảng 2 triệu đồng nên mỗi tháng tôi tiết kiệm được 5 triệu. Số tiền này tôi để dành lúc sinh đẻ hoặc khi nhà có biến cố".

Cụ thể, số tiền chi tiêu hàng tháng của chị Quyên như sau:

1.Tiền sữa bầu: 500 ngàn đồng/tháng

Thay vì mua sữa ngoại như những người đồng nghiệp khác hoặc như các bà bầu khác, chị Quyên lại chọn sữa nội để dùng. Chị quan niệm, sữa nội an toàn, giá cả phải chăng. Dòng sữa chị chọn mua là loại không quá 250 ngàn đồng/1 hộp [900g]. Mỗi tháng chị uống 2 hộp với tổng số tiền là 500 ngàn đồng.

2. Tiền khám thai định kỳ, tiền thuốc:320 ngàn đồng

Đều đặn mỗi tháng một lần, chị Quyên đi khám thai tại phòng khám tư nhân để kiểm tra sức khỏe của mẹ và bé. Cứ mỗi lần như vậy chị phải đóng khoản tiền gần 200 ngàn đồng để siêu âm thai và xét nghiệm nước tiểu.

Theo chỉ định của bác sỹ, chị mua một lọ thuốc sắt, can xi với giá 120 ngàn đồngđể uống hỗ trợ cho mẹ và bé trong quá trình bầu bí.

3. Tiền thức ăn: 1,2 triệu đồng

Bữa trưa chị Quyên ăn tại công ty nên bữa chính ở nhà của chị là bữa sáng và tối. Một ngày chị chi 40 ngàn đồng mua thức ăn, trái cây.

Hơn nữa, bà bầu thường thèm ăn nhiều thứ nên chị Quyên không lên thực đơn trước mà tùy hứng, thèm ăn thứ gì thì chị mua thứ ấy. Cái chị Quyên cần là thức ăn dù ít nhưng phải đảm bảo vệ sinh an toàn.

- Bữa sáng chị Quyên thường ăn xôi trứng, bánh mì trứng, cháo canh, bánh giò… Mỗi phần như vậy có giá từ 10 đến 12 ngàn đồng/phần.

- Bữa tối: chị chi tiêu từ 25 - 30 ngàn đồng

Vì chồng công tác xa nhà nên chị Quyên quyết định hai ngày đi chợ một lần.Thực phẩm mua về chị làm sạch sẽ, bảo quản trong tủ lạnh ăn dần.

“Một mình tôi không ăn hết một bó rau muống 5ngàntrong một bữa. Tôi cũng không muốn ngày nào cũng vác bụng chen giữa chợ đông người chỉ để mua 15 ngàn thịt lợn hay vài ba lạng cá. Bản thân tôi nhận thấy mang 60 ngàn đồngđi chợ vẫn dễ mua hơn là 30 ngàn đồng. Sau đó, mua về là tôi chia các bữa nhỏ luôn".

Bà bầu này lấy ví dụ cụ thể:Thịt lợn [35 ngàn đồng], trứng [10 ngàn đồng], rau muống [5 ngàn đồng]. Nếu tối nay ăn trứng rán thì tối mai ăn thịt kho. Hôm nay rau muống luộc thì ngày mai rau muống xào. Còn 10 ngàn chị dùng mua trái cây như mía, chuối.

Hoặc có những hôm chị Quyên mua cá rán [25 ngàn đồng], đậu phụ [10 ngàn đồng], cà chua, rau mùi [4 ngàn đồng], mồng tơi [5 ngàn đồng], đậu cove [5 ngàn đồng]. Với thực đơn này, tối nay chị Quyên ăn cá rán, canh rau mồng tơi. Tối mai chị sẽ ăn đậu phụ sốt cà chua, đậu co ve xào. 10 ngàn còn lại chị mua sữa chua hoặc trái cây.

Chị Quyên dự định: "Sau 9 tháng thực hiện kế hoạch chi tiêu tiết kiệm này, tôi đã có thể đểdư ra một khoản khoảng 45 triệu đồng. Như vậy, tôi yên tâm có thể vượt cạn và ở cữ sau đó. Riêng tiền lương của chồng, tôi tiết kiệm ra 1 khoản để vợ chồng mai này dồn vào mua nhà hoặc sửa nhà khang trang hơn để ở".

Trung Hiếu

Hãy chắc chắn bạn chuẩn bị tài chính trước khi mang thai. Ảnh: Internet

Dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng trong suốt thai kỳ và dĩ nhiên chi phí để bạn bồi dưỡng cũng không hề thấp nhé.Trong suốt quá trình mang thai, mẹ cần được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng, vitamin… cần thiết cho sự phát triển của thai nhi cũng như đảm bảo sức khoẻ của mẹ từ các nguồn thực phẩm tươi sống, an toàn. Vì vậy, hãy lên kế hoạch tài chính ngay từ bây giờ nếu bạn muốn có một thai kỳ khỏe mạnh và không bị hao hụt về dinh dưỡng nhé.

Mẹ bầu không nên mua quá nhiều quần áo bầu trong thời gian mang thai, chỉ nên mua một số áo, váy bầu cần thiết, tùy theo mùa. Từ tháng thứ 5 trở đi, mẹ nên mua váy hoặc áo bầu rộng một chút để có thể mặc cho những tháng cuối thai kỳ, không nên mua áo quá nhỏ sẽ lãng phí tài chính.

Mẹ bầu không nên mua quá nhiều quần áo bầu trong thời gian mang thai. Ảnh: Internet

3. Chuẩn bị chi phí khám thai

Đây chính là chi phí quan trọng nhất trong quá trình mang thai của chị em vì vậy cần phải chuẩn bị tài chính khá lớn để phục vụ cho việc này. Vì khi mang thai, mẹ sẽ cần làm các xét nghiệm, siêu âm… để kiểm tra sức khỏe của mẹ và thai nhi theo định kỳ.

Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí khám thai, chị em nên đến các bệnh viện lớn để khám, vừa được khám, xét nghiệm đúng quy trình vừa tiết kiệm tài chính. Việc khám thai tư nhân, chi phí khá đắt đỏ, cao hơn khám thường trong bệnh viện nên chị em cần cân nhắc vấn đề này.

4. Chuẩn bị chi phí cho em bé chào đời

Trước khi mang thai hoặc trước khi sinh, mẹ cần phải lên kế hoạch cho việc sinh con một cách tiết kiệm nhất và tốt nhất như chuẩn bị chi phí cho việc mua các dụng cụ cần thiết: quần áo, khăn, tã, sữa, bình sữa, nôi gường, đồ chơi,….

Ngoài ra, mẹ có thể tiết kiệm một khoảng chi phí đáng kể cho việc mua quần áo bằng việc xin đồ cũ cho bé dùng [vì đồ sơ sinh thường dùng trong thời gian ngắn nên sử dụng lại vẫn còn rất tốt]. Nhưng, mẹ nhớ là xin đồ của người thân quen và giặt sạch trước khi cho bé mặc để tránh lây bệnh về da.

Chuẩn bị chi phí cho bé sau khi sinh là rất cần thiết. Ảnh: Internet

5. Chuẩn bị tài chính cho thời gian nghỉ thai sản

Mẹ sẽ có tới 6 tháng để nghỉ thai sản, nhưng thời gian cũng có thể rút ngắn lại tùy vào sức khỏe mỗi người. Dẫu vậy, trong thời gian nghỉ thai sản bạn chỉ có nhiệm vụ chăm sóc bé và không thể kiếm tiền, vì vậy, đừng quên dự trù tài chính dành cho thời gian này để tránh tình trạng thiếu hụt trước sau.

6. Những kế hoạch chuẩn bị tài chính trước khi mang thai khác

Ngoài những kế hoạch tài chính cơ bản trên, bạn cũng cần lên kế hoạch cắt giảm chi tiêu và tiết kiệm ngay bây giờ. Bạn cũng phân chia rõ những khoản tiêu cố định hàng tháng như tiền điện nước, xăng xe, điện thoại và bỏ ống heo, dành ra một khoản nào đó để chi phí phụ phát sinh trong tháng.

cần lên kế hoạch cắt giảm chi tiêu và tiết kiệm ngay bây giờ. Ảnh: Internet

Một kế hoạch chuẩn bị tài chính trước khi mang thai và sinh con rõ ràng, cụ thể và được thực hiện nghiêm túc chắc chắn sẽ giúp bạn vững chãi về tài chính trước khi chào đón em bé đấy! Với 6 cách chuẩn bị tài chính vững chắc trước khi sinh con mà vợ chồng nên biết trên đây chắc chắn các bạn sẽ có một kỳ sinh nở và nuôi con an toàn về tài chính. Cần phải chuẩn bị tài chính ngay trước khi mang thai để có thể chăm sóc tốt sức khỏe cho mẹ và bé.

Video liên quan

Chủ Đề