Mở bài được bao nhiêu điểm 2022

Đặng Văn Quang cùng bạn bè trong Trường THPT chuyên Lê Thánh Tông - Ảnh: L.T.

"Bài thi đạt điểm 10 của tôi với tôi không là một bài thi, đó là bài viết trải lòng của bản thân!" - Quang nói như vậy khi trò chuyện với phóng viên Tuổi Trẻ chiều 19-7.

"Tôi thấy văn học hoàn toàn không mơ mộng, huyền ảo như các bạn thường nói mà phản ánh rất thật bức tranh xã hội. Văn chính là cảm xúc của con người, là phản chiếu của hiện thực đời sống. Văn chương cũng gần gũi như những gì quanh mình vậy.

Đặng Văn Quang

Nhiều cảm xúc về câu chuyện đất nước

* Quang đã viết gì trong bài thi điểm 10?

- Bài thi có nhiều câu hỏi khác nhau và tôi giải quyết gọn từng ý một. Tôi tập trung cảm xúc và thời lượng chính cho hai câu hỏi lớn, đó là câu nghị luận về lẽ sống, về trách nhiệm xã hội. Đề văn này tôi viết trong lúc rất nhiều cảm xúc về câu chuyện đất nước những ngày tháng trong đại dịch. Cả nhân loại đang bị đảo lộn với những âu lo. Và tôi nghĩ đến ý thức, đến trách nhiệm của mỗi cá nhân trong cộng đồng lớn đó.

Cũng như một dòng sông, nếu không bắt đầu từ những giọt sương trên đỉnh núi thì sẽ không có biển cả. Đất nước, cộng đồng chúng ta đang sống nếu không được xây dựng từ trách nhiệm, từ lòng yêu thương thì sẽ chẳng có những điều tốt đẹp. Với đất nước của chúng ta, trong gian nan, khó khăn của dịch bệnh thì mỗi người không cần phải làm những điều quá vĩ đại, to tát.

Tôi đã viết rằng sự vĩ đại của một con người chính là hoàn thành thật tốt những điều nhỏ nhặt nhất. Đó cũng chính là lẽ sống. Lẽ sống ở đây là sự chu toàn, tử tế, trọn vẹn. Trong đại dịch đang chồng chất thì chỉ cần mỗi người tuân thủ thật tốt ý thức phòng dịch, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, khai báo y tế, tuân thủ 5K thì sẽ bớt gánh nặng và nguy cơ lây lan cho người khác. Một người tốt thì cả xã hội sẽ tốt, cuộc chiến chống dịch bệnh sẽ thành công.

Đối với đề thi liên quan đến bài "Sóng" của Xuân Quỳnh thì đây lại là một nhà thơ nữ mà tôi rất thích. Tôi nghĩ về tình yêu, về thân phận người phụ nữ. Khi đặt mình vào chính người viết, vào những bối cảnh trong bài thơ thì chúng ta sẽ có những thấu cảm đủ để cảm xúc của mình tự nói lên tất cả. Tôi mê học văn, nhưng ngôn ngữ văn của tôi có hơi hướng thơ ca nên thực sự những bài như "Sóng" tôi rất giàu cảm xúc.

* Nhưng "Sóng" là một bài thơ về tình yêu, lại là tâm trạng của một người phụ nữ. Bạn đã từng yêu chưa?

- Tôi... chưa biết yêu nhưng cảm xúc thì đã có. Tôi chưa có trải nghiệm về tình yêu nhưng văn thơ thường là cảm xúc được khơi dậy. Tôi hiểu cảm xúc yêu đương của nhà thơ Xuân Quỳnh từ những cuốn sách từng được đọc. Tôi thích đọc sách từ nhỏ, vì yêu văn nên càng đọc thì càng thấy tâm hồn mình rộng mở, nhiều cảm xúc và biết được nhiều hơn.

Môn học nào cũng có cái hay riêng

* Học chuyên văn nhưng kết quả học tập của Quang lại đạt loạt giỏi ở tất cả các môn, đặc biệt là toán, lý, hóa...

- Từ nhỏ tôi thích học tất cả các môn chứ không phải riêng văn. Nhưng nếu được chọn môn mình thích nhất thì đó là văn chương. Ba mẹ tôi là lao động bình thường, các anh chị con cô bác của tôi cũng học rất giỏi nên có lẽ tôi thừa hưởng khả năng đó từ truyền thống gia đình. Từ nhỏ đến hết lớp 12 tôi đều đạt học sinh giỏi tất cả các môn, môn nào cũng cảm thấy có cái hay riêng và khi mình thấy thích thú thì sẽ đam mê để học.

Quang cùng cô giáo chủ nhiệm Văn Phương Trang và bè bạn - Ảnh: L.T.

* Bạn đã học như thế nào?

- Tôi học ở trường, học ở thầy cô giáo và đặc biệt là trải nghiệm bằng kiến thức thực tế cùng những gì có trong sách vở. Tôi thích đọc những cuốn sách viết về thế giới quan, về triết lý và cả triết học. Những gì mà sách đề cập lại cho thấy những kiến thức rộng mở để tôi biết rộng hơn ngoài kiến thức theo chương trình học.

Nếu học mà như một gánh nặng, học ép buộc thì sẽ không thể học tốt được. Với tôi học như một niềm đam mê, tôi thích thú thật sự và biết tổ chức thời gian, phân bố thời khóa biểu để làm sao mình học một cách thoải mái nhất, vừa không quá bận rộn vừa vẫn được vui chơi. Nếu có khi nào đó bị hụt hổng kiến thức thì tôi lại tìm tới sách, tìm trên mạng để học bù lại. Kiến thức mênh mông, vấn đề là mình có tìm tòi và say mê không thôi.

Còn với niềm đam mê văn chương, tôi thấy văn học hoàn toàn không mơ mộng, huyền ảo như các bạn thường nói mà phản ánh rất thật bức tranh xã hội. Văn chính là cảm xúc của con người, là phản chiếu của hiện thực đời sống. Văn chương cũng gần gũi như những gì quanh mình vậy. Cho nên tôi thích thú và thấy càng học thì lại càng thích. Cô giáo chủ nhiệm đã khơi dậy và dẫn dắt những cảm xúc về văn học để tôi học hành hứng thú hơn. Tôi tìm ý, tìm cách thể hiện và tìm chữ nghĩa trong các cuốn sách đã học. Sách văn chính là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, trau dồi cảm xúc và chuốt chác câu chữ nhiều nhất cho tôi.

* Quang đăng ký học ngành nào và mường tượng như thế nào về tương lai sau này?

- Tôi được tuyển thẳng vào Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội và chọn ngành kinh tế đối ngoại. Hướng đi của tôi là sẽ học và lấy học bổng đi học ở nước ngoài, rồi học lên và sau đó làm trong lĩnh vực phân tích các chỉ số về kinh tế. Đây là mong muốn rất lớn mà tôi theo đuổi từ lâu.

Những ngày qua sau khi thi tốt nghiệp THPT xong tôi dành thời gian để đứng lớp dạy văn, truyền thụ kiến thức cho các em khóa sau tại trường. Nhưng học được gần mười hôm thì dịch tới nên phải dừng. Mấy hôm nay trong lúc chờ đợi giấy báo nhập học, tôi dành thời gian học tiếng Anh để lỡ trường có test đầu vào thì mình đủ điều kiện. Tôi cũng lên mạng học các kiến thức về kỹ năng sống, về văn hóa vùng miền..., tất cả đều sẽ rất cần khi vào đại học, ra xã hội...

Tự lên kế hoạch học tập

* Gia đình, ba mẹ đã truyền cảm hứng học hành tới Quang như thế nào?

- Tôi cảm nhận được tình yêu thương, lo lắng và đồng hành trong suốt những năm tháng đi học từ ba mẹ. Tôi có tính tự lập cao và xác định tư tưởng từ nhỏ là tự nghĩ về tương lai cho mình, tự bảo mình phải làm gì để đạt được điều đó. Từ đó tôi chọn hướng tiếp cận, chọn cách học hành và để vào đời. Tôi tự lên kế hoạch học tập, tự độc lập từ trong suy nghĩ của mình. Ba mẹ đều rất ủng hộ tôi trong các lựa chọn.

Bất ngờ với ý nghĩ, lời lẽ trong bài thi...

Ông Hà Thanh Quốc - giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam - cho biết toàn bộ điểm của thí sinh tỉnh này đã được đóng và gửi ra Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên qua tra soát, Hội đồng chấm thi có nắm được một thí sinh đạt điểm 10 môn ngữ văn nên đã tiến hành kiểm tra lại, mục đích là để xem quá trình chấm thi, bài làm của thí sinh này có bất thường hay không.

"Tuy nhiên khi biết đó là học sinh Trường THPT chuyên Lê Thánh Tông, quá trình học hành vượt trội thì chúng tôi biết điểm đó đã phản ánh đúng năng lực học sinh. Việc này không có mục đích nào ngoài việc tránh những sự cố bất thường, sai sót lớn về chấm thi" - ông Quốc nói.

"Việc chấm thi thực hiện nghiêm đúng quy chế và đã niêm phong toàn bộ bài thi vào 18h ngày 17-7, báo cáo Bộ GD-ĐT theo quy định" - ông Quốc nói thêm.

Ông Hà Thanh Quốc cũng chia sẻ khi đọc bài văn điểm 10 của Quang ông đã rất bất ngờ vì chữ nghĩa, ý nghĩ, lời lẽ trong bài vượt xa trải nghiệm của một học sinh lớp 12. "Nếu được chấm và có thang điểm trên 10, tôi sẽ sẵn sàng cho thêm điểm" - ông Quốc nói.

Một học trò nghèo ở xứ Quảng đạt điểm 10 môn văn

THÁI BÁ DŨNG thực hiện

Điểm khuyến khích là điểm gì? Điểm ưu tiên là gì? Mức cộng điểm khuyến khích là bao nhiêu? Là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều bạn học sinh chuẩn bị dự thi THPT Quốc gia 2021.

Chính vì vậy hãy cùng THPT Sóc Trăng theo dõi bài viết dưới đây để biết được điểm khuyến khích và điểm ưu tiên là gì khi xét tốt nghiệp THPT để tránh những sai sót không đáng có nhé khi làm Phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT 2021

I. Diện ưu tiên xét tốt nghiệp THPT Quốc gia

Điểm ưu tiên là gì?

Hiểu một cách đơn giản: Điểm ưu tiên chính là mức điểm được cộng thêm vào trong số điểm thực tế của thí sinh và đây cũng được coi là một căn cứ để đơn vị giáo dục xét trúng tuyển.

Bạn đang xem: Điểm ưu tiên và điểm khuyến khích khi xét tốt nghiệp THPT 2021

Điểm ưu tiên giúp thí sinh có cơ hội cao hơn trong việc xét tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, không phải ai cũng có được điểm ưu tiên mà bạn phải thuộc diện quy định của pháp luật về đối tượng hoặc nằm trong khu vực ưu tiên thì mới được cộng điểm ưu tiên vào kết quả thi cử.

Diện ưu tiên xét tốt nghiệp THPT Quốc gia

Thí sinh thuộc một trong các diện:

Diện 1: Không được cộng điểm ưu tiên.

Còn gọi là diện bình thường. Ký hiệu. D1

Diện 2: Cộng 0,25 điểm đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau:

  • Thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh suy giảm khả năng lao động dưới 81% [chỉ với GDTX]; Con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động. Ký hiệu. D2-TB2
  • Con Anh hùng lực lượng vũ trang, con Anh hùng lao động, con Bà mẹ VN anh hùng. Ký hiệu: D2-CAH
  • Người dân tộc thiểu số. Ký hiệu: D2-TS2
  • Người Kinh, người nước ngoài cư trù tại Việt Nam có hộ khẩu thường trú từ 03 năm trở lên [tính đến ngày thi] ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135; ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ; ở xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ, học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương ít nhất 2/3 [hai phần ba] thời gian học cấp THPT. Ký hiệu: D2-VS2
  • Người bị nhiễm chất độc hóa học; con của người bị nhiễm chất độc hóa học; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người được cơ quan có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hoặc lao động do hậu quả của chất độc hoá học. Ký hiệu: D2-CHH
  • Có tuổi đời từ 35 tuổi trở lên, tính đến ngày thi [đối với thí sinh GDTX]. Ký hiệu: D2-T35

Diện 3: Cộng 0,5 điểm đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau:

  • Người dân tộc thiểu số, bản thân có hộ khẩu thường trú ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135; ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ; ở xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ, đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú hoặc các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương. Ký hiệu: D3-TS3
  • Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên [đối với GDTX]. Ký hiệu: D3-TB3
  • Con của liệt sĩ; con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Ký hiệu: D3-CLS

*Thí sinh có nhiều tiêu chuẩn ưu tiên thì chỉ hưởng theo tiêu chuẩn cao nhất.

Xem thêm: Cách tính điểm tốt nghiệp THPT

II. Điểm khuyến khích thi THPT Quốc gia

Điểm khuyến khích thi THPT Quốc gia là gì?

Theo quy định về thi THPT Quốc gia, điểm khuyến khích là điểm mà những thí có thành tích nổi bật khi tham gia các cuộc thi và hoạt động rèn luyện theo quy định của bộ giáo dục tổ chức thường phân theo các diện tốt nghiệp.

Mức cộng điểm khuyến khích thi tốt nghiệp

Cộng điểm khuyến khích là hoạt động thường xuyên áp dụng cho đối tượng là cá nhân hay tổ chức đạt giải cao trong các kỳ thi văn hóa, thể dục thể thao, thi học sinh giỏi do ngành giáo dục và ban ngành chuyên môn tổ chức. Tùy theo diện tốt nghiệp khác nhau, số lượng điểm khuyến khích được cũng sẽ khá nhau. Nếu thí sinh đồng thời có nhiều loại giấy chứng nhận để được cộng điểm khuyến khích theo quy định dưới đây cũng chỉ được hưởng mức điểm cộng thêm nhiều nhất là 4,0 điểm.

1. Đoạt giải cá nhân kỳ thi học sinh giỏi bộ môn văn hoá lớp 12:

  • Giải nhất, nhì, ba cấp quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh: 2,0 điểm.
  • Giải khuyến khích cấp quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh: 1,5 điểm.
  • Giải ba cấp tỉnh: 1,0 điểm.

2. Đoạt giải cá nhân và đồng đội trong các kỳ thi thí nghiệm thực hành môn Vật lí, Hoá học, Sinh học; thi văn nghệ; thể dục thể thao; hội thao giáo dục quốc phòng; cuộc thi khoa học kỹ thuật; viết thư quốc tế do ngành Giáo dục phối hợp với các ngành chuyển môn từ cấp tỉnh trở lên tổ chức ở cấp THPT:

  • Giải nhất, nhì, ba quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh hoặc Huy chương Vàng: 2,0 điểm.
  • Giải khuyến khích quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh hoặc giải tư cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia hoặc Huy chương Bạc: 1,5 điểm.
  • Giải ba cấp tỉnh hoặc Huy chương Đồng: 1,0 điểm.

* Giải đồng đội chỉ tính cho giải quốc gia, mức điểm cộng thêm giống như giải cá nhân.

*Học sinh đạt nhiều giải khác nhau thì chỉ được hưởng mức cộng điểm của giải cao nhất.

3. Được cấp Giấy chứng nhận nghề [CCN] hoặc có Bằng tốt nghiệp trung cấp [BTC]:

  • Loại giỏi [CCN]/loại xuất sắc và giỏi [BTC]: 2,0 điểm.
  • Loại khá [CCN]/loại khá và trung bình khá [BTC]: 1,5 điểm.
  • Loại trung bình: 1,0 điểm.

4. Học viên GDTX có chứng chỉ Ngoại ngữ A hoặc bậc 1 theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam trở lên; chứng chỉ Tin học A hoặc chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản trở lên: được cộng thêm 1,0 điểm cho mỗi loại chứng chỉ.

* Điểm khuyến khích tối đa của các mục 1,2,3,4 trên không quá 4,0 điểm.

* Điểm khuyến khích quy định của các mục 1,2,3,4 trên được bảo lưu trong toàn cấp học./.

III. LƯU Ý: Thí sinh tự do tại Mục 6 là thí sinh thuộc điểm b khoản 1 Điều 12 Quy chế thi; Mục 7 trên phiếu đăng ký chỉ dành cho thí sinh đang học lớp 12 trong năm tổ chức thi, “Mã số định danh trên CSDL toàn ngành” do các trường phổ thông cung cấp.

Các mốc xét tuyển đại học năm 2021 [dự kiến] như sau:

  • Ngày công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021: 26/7/2021
  • Thời gian trường đại học công bố điểm sàn xét tuyển: 5/8/2021
  • Thời gian điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học: 7 – 17/8/2021
  • Thời gian công bố điểm chuẩn xét tuyển đại học [đợt 1]: 23/8
  • Thời gian xác nhận nhập học: 1/9/2021
  • Thời gian xét tuyển đại học bổ sung: 8/9 – tháng 12/2021

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Hướng dẫn giáo viên

Video liên quan

Chủ Đề